6. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ
a. Chỉ tiêu doanh thu:
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá , dịch vụ . Doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh di ̣ch vu ̣ , bởi suy cho cùng sức cạnh tranh dịch vu ̣ của doanh nghiệp là khả năng duy trì và phát triển thêm lợi nhuận mà doanh thu là điều kiện cần để có lợi nhuận. Muốn có cạnh tranh doanh nghiệp cần xem xét các chỉ số sau:
24
Tỷ lệ doanh thu của doanh nghiệp/ doanh thu của đối thủ cạnh tranh. Tỷ lệ doanh thu năm sau / năm trước.
b. Chỉ tiêu chi phí:
HQcp = DT/CP DT: Doanh thu thuần đạt được CP: Chi phí bỏ ra
HQcp: Hiệu quả sử dụng chi phí.
Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng chi phí. Đây là một chỉ tiêu thuận, nghĩa là HQcp cao thì hiệu quả chi sử dụng chi phí càng cao.
c. Chỉ tiêu lợi nhuận:
Là phần dôi ra từ thu nhập của doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm mà còn là sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi xem xét chỉ tiêu này ta chú ý đến tỷ suất lợi nhuận:
HQln = (LN / DT)*100
LN: Tổng lợi nhuận đạt được (Lợi nhuận trước thuế). M: Doanh thu thuần.
HQln : tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định, doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng cao.
d. Chỉ tiêu thị phần:
Đó là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Thị phần đã trở thành một tiêu thức đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi thực chất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và phát triển thị phần. Khi đó cần chú ý tới các chỉ tiêu như:
Tỷ lệ thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ dung lượng thị trường.
Thị phần tương đối: Là tỷ lệ thị phần của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
25
e. Giá cả:
Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh nếu sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận với mức giá phù hợp. Trong nền kinh tế thị trường, cung luôn lớn hơn cầu thì việc sản phẩm có sức cạnh tranh hay không phụ thuộc vào rất nhiều giá cả của nó. Người tiêu dùng luôn luôn có sự so sánh khi đứng trước quyết định lựa chọn sản phẩm tiêu dùng và điều quan trọng sẽ đưa ra quyết định mua hàng là giá cả.
f. Chất lượng sản phẩm :
Các sản phẩm giống nhau về mức giá nhưng chưa chắc đã có sức cạnh tranh giống nhau. Một sản phẩm có sức cạnh tranh khi mà nó vừa đảm bảo mức giá chấp nhận và tương xứng với chất lượng. Vì thế đối với doanh nghiệp thì giá cả và chất lượng được coi là vấn đề sống còn. Do đó, các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đưa ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong lĩnh vực dịch vụ, chất lượng dịch vụ là mức độ của một tập hợp các dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu. Một số dịch vụ có nhiều đặc tính, nhiều chỉ tiêu chất lượng, nếu tập hợp các đặc tính đó làm thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng sử dụng thì dịch vụ mới được gọi là có chất lượng. Theo Trần Đức Thung trong Giáo trình quản trị chất lượng của Trường Đại học Giao thông Vận tải đã đưa ra các đặc tính được xem xét bao gồm :
Tính kịp thời: đó là sự thỏa mãn nhanh nhất các yêu cầu của khách hàng về cung cấp hoặc bổ trợ dịch vụ. Tính kịp thời nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian cho khách hàng, đáp ứng dịch vụ theo tiến độ mà khách hàng mong muốn. Tính chính xác: mọi thao tác, mọi công đoạn trong quá trình cung cấp dịch vụ
cho khách hàng phải đáng tin cậy, không có những nhầm lẫn sai sót.
Tính toàn diện: thể hiện ở phạm vi phục vụ, khả năng cung cấc dịch vụ cơ bản và dịch vụ cộng thêm; khả năng cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu cá nhân. Tính tiện lợi: ví trí giao dịch, độ phủ kênh phân phối, khả năng tiếp cận, cung
26
Tính lịch sự: thể hiện ở sự văn minh, chu đáo trong phong cách phục vụ, giao tiếp với khách hàng.
Tính ổn định và thường xuyên: khách hàng luôn cần sự ổn định trong quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ bởi vậy nhà cung cấp luôn cần chú trọng việc duy trì mối quan hệ với khách hàng khi cung cấp dịch vụ.
Cảnh quan, môi trường: vị trí các quầy giao dịch, điều kiện vệ sinh, ánh sách tiếng ồn.
g. Danh tiếng, uy tín của nhà cung cấp: danh tiếng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được thiết lập thông qua nhận thức của các khách hàng về tất cả các khía cạnh của dịch vụ. Danh tiếng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tâm lý khách hàng và trở thành lợi thế quan trọng trong cạnh tranh.
h.Tính độc đáo của dịch vụ: các doanh nghiệp thường dùng rất nhiều biện pháp để tạo ưu thế trong cạnh tranh, trong đó có biện pháp là thường xuyên cải tiến dịch vụ tạo ra những nét độc đáo riêng khác biệt so với sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp khác. Dịch vụ có sự khác biệt và được khách hàng chấp nhận thì sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt trên thị trường.
1.3.2. Phƣơng pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ 1.3.2.1. Mô hình đánh giá sức mạnh cạnh tranh có trọng số
Việc đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ hoạt động trong cùng ngành cho thấy bức tranh toàn cảnh về lợi thế cũng như bất lợi của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Khi xem xét trong một ngành hàng xác định thì năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ so với sản phẩm dịch vụ của các đối thủ khác cũng gần với việc đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xem xét.
Để tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong một ngành xác định cần tiến hành các bước sau :
- Bước 1: Liệt kê các nhân tố tạo nên thành công then chốt của ngành và các biện pháp tốt nhất để xác định sức mạnh cạnh tranh hay sự yếu kém trong cạnh tranh của công ty.
27
- Bước 2: Đánh giá công ty và các đối thủ cạnh tranh then chốt xem xét theo mỗi nhân tố. Tốt nhất là sử dụng thang đánh giá từ 1 điểm đến 10 điểm,tuy nhiên trong trường hợp thông tin ít và các số liệu không chính xác có thể dùng thang + (mạnh hơn), -(yếu hơn) và = (bằng nhau)
- Bước 3: Tổng hợp các đánh giá về sức mạnh riêng lẻ để có được biện pháp tổng thể về sức mạnh cạnh tranh đối với mỗi công ty cạnh tranh.
- Bước 4: Rút ra các kết luận về quy mô, mức độ của ưu thế hay bất lợi cạnh tranh của công ty và đặc biệt là nhận xét về các lĩnh vực mà ở đó vị trí cạnh tranh của công ty là mạnh nhất hay yếu nhất.
Bảng 1.1 Mô hình đánh giá sức mạnh cạnh tranh có trọng số
STT Các yếu tố Trọng số Công ty Đối thủ cạnh tranh 1 Đối thủ cạnh tranh 2 Đối thủ cạnh tranh 3 Đối thủ cạnh tranh 4 1 Chất lượng dịch vụ 2 Giá cước
3 Thời gian cung cấp 4 Uy tín thương hiệu 5 Tính độc đáo của dịch vụ 6 Công tác CSKH
7 Các hoạt động xúc tiến bán
Nguồn:[37]
1.3.2.2. Phƣơng pháp đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh của dịch vụ
Việc xác định chỉ số năng lực cạnh tranh được thực hiện theo các bước sau - Bước1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ và được tập hợp thành 2 nhóm yếu tố như trên đã phân tích: các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong và liệt kê chi tiết các yếu tố nằm trong các nhóm đó.
- Bước 2: Xác định điểm tạo ra năng lực cạnh tranh của dịch vụ. Trong bước này cần xác định các tiêu chí đánh giá và cho điểm các yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã nêu ở bước 1. Cho điểm theo 5 mức (4 điểm đến 0 điểm) tương ứng với 5 mức độ của tiêu chuẩn đánh giá đề ra, cụ thể mức 1 – 4 điểm; mức 2 – 3 điểm; mức 3 – 2 điểm; mức 4 -1 điểm; mức 5 – 0 điểm.
28
- Bước 3: Xác định trọng số ảnh hưởng của các yếu tố. Việc xác định này sẽ phụ thuộc mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ. Thông thường có 3 nấc trọng số là: ảnh hưởng rất lớn (3 điểm), có ảnh hưởng (2 điểm) và ảnh hưởng không đáng kể (1 điểm). Việc xác định trọng số này cần căn cứ vào đặc điểm và dịch vụ chứng thực chữ ký số nói riêng, đặc điểm thị trường, mục tiêu của doanh nghiệp - Bước 4: Xác định các khung điểm thể hiện mức độ năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã tính đến trọng số ảnh hưởng:
+ Xác định khung điểm thể hiện năng lực cạnh tranh của dịch vụ đã tính đến trọng số ảnh hưởng của từng tiêu chí: Aj = Σ Pi x Kj (trong đó: Pi là điểm trọng số của yếu tố thứ i, Kj là điểm của mức j (5 mức như ở bước 2); Aj là tổng điểm của cột mức j)) + Xác định khung điểm thể hiện mức độ năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh rất mạnh nếu dịch vụ đạt tổng điểm ≥ A2 ; Năng lực cạnh tranh khá nếu dịch vụ đạt tổng điểm trong khoảng từ ≥A3 đến A2; có năng lực cạnh tranh nếu đạt tổng điểm trong khoảng từ A4 đến A3, không có năng lực cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh yếu nếu đạt tổng điểm ≤A4
- Bước 5: Áp dụng xác định chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ như bảng 1.2
Bảng 1.2. Bảng xác định chỉ số năng lực cạnh tranh dịch vụ
STT Các yếu tố
Trọng số ảnh hưởng
(Pi)
Điểm thể hiện năng lực cạnh tranh (Kij) (Kij) Tổng điểm Pi*Kij (PixKij) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
I Yếu tố bên ngoài
… …
II Yếu tố bên trong 1 Chất lượng dịch vụ
…………
29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VNPT-CA TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU (VDC) 2.1. Tổng quan về công ty VDC
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty VDC
Được thành lập từ năm 1989 với tiền thân là Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện, Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) là một thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Trong hơn 20 năm hoạt động, VDC tự hào luôn là công ty hàng đầu trong lĩnh vực Internet, truyền số liệu và công nghệ thông tin tại Việt Nam. Luôn đón đầu công nghệ mới cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, chuyên nghiệp, mạng Internet, truyền số liệu và các giải pháp công nghệ thông tin do VDC quản lý và khai thác đang thực sự trở thành một cơ sở hạ tầng quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước. - Năm 1992, VDC đã thực hiện thành công việc truyền số liệu vệ tinh cho các bộ, ngành. Trong đó có mạng truyền số liệu của Hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính phủ. Cũng trong năm này, VDC tăng cường đầu tư về con người và trang thiết bị cho lĩnh vực tin học, đẩy mạnh thực hiện các đề tài ứng dụng vào công tác quản lý Viễn thông, Bưu chính, tài chính thống kê.
- Năm 1993, VDC triển khai thành công việc truyền số liệu chuyển mạch gói VIETPAC, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách trong nước và quốc tế.
- Năm 1994, lần đầu tiên quyển niên giám điện thoại được VDC thực hiện một cách có hệ thống và phát hành với chất lượng cấp quốc tế.
- Năm 1996. dịch vụ VNMail theo chuẩn X400 ra đời đánh dấu sự xuất hiện của loại hình dịch vụ thư điện tử đầu tiên ở Việt Nam.
- Năm 1997, dự án mạng trục Internet quốc gia hoàn thành, góp phần đưa Việt Nam hoà nhập với mạng lưới thông tin toàn cầu và dịch vụ Internet chính thức được cung cấp rộng rãi tại Việt Nam.
- Năm 2003, VDC đã cung cấp dịch vụ Internet băng rộng MegaVNN và dịch vụ Internet không dây WIFI@VNN đầu tiên tại Việt Nam. Mạng truy nhập VNN qua mạng điện thoại quay số nội hạt đã bao phủ 61/61 tỉnh, thành; dung lượng kênh đi
30
quốc tế là 42Mbps. Cùng thời gian này, chỉ số dung lượng kênh Internet quốc tế/thuê bao của Việt Nam là 600Mbps (theo cách tính của ITU), cao hơn nhiều so với Malaysia và xấp xỉ Thái Lan, tương đương với mặt bằng chung trong khu vực.
- Năm 2004, VDC đã ký hợp đồng cung cấp kênh Internet quốc tế tốc độ cao với Công ty Viễn thông Lào. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành cung cấp kênh kết nối Internet cho nước ngoài, đánh dấu một bước phát triển mới của Viễn thông Việt Nam.
- Năm 2009, VDC vinh hạnh nhận được Giải thưởng CNTT Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông: Doanh nghiệp Internet xuất sắc nhất, Doanh nghiệp Internet Chăm sóc khách hàng tốt nhất, Doanh nghiệp Internet có só lượng thuê bao cao nhất. Đồng thời đây cũng là năm VDC chính thức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đầu tiên tại Việt Nam với tên gọi VNPT-CA.
- Năm 2010, VDC đã ra mắt dịch vụ FiberVNN – Internet cáp quang tốc độ cao lần đầu tiên tại Việt Nam.
- Năm 2011, VDC đã đạt được cả hai giải thưởng về CNTT – TT Việt Nam 2010 (VICTA 2010): doanh nghiệp Internet hoạt động hiệu quả nhất và doanh nghiệp Internet cung cấp dịch vụ băng thông rộng tốt nhất.
2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức VDC và vị trí trong cấu trúc Tập đoàn VNPT.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức VDC và vị trí trong tập đoàn VNPT
Nguồn: Phòng kinh doanh-VDC
Tập đoàn VNPT VNPT tỉnh/thành phố VTN, VTI (Quản lý hạ tầng kinh doanh truyền dẫn) VDC (các dịch vụ trên nền IP và dữ liệu, CNTT) VASC Vinaphone, Mobifone (Di động) Các công ty liên doanh, cổ phần VDC1 (quản lý kinh doanh khu vực phía Bắc) VDC2 (quản lý kinh doanh khu vực miền Nam) VDC3 (quản lý kinh doanh khu vực miền Trung) VDCO (chủ quản các dịch vụ GTGT) VDC-IT (chủ quản các dịch vụ CNTT)
31
2.1.2.1. Vị trí VDC trong Tổ chức của Tập đoàn VNPT
- Là thành viên trực thuộc khối Công ty dọc trong mô hình Tổ chức của Tập đoàn
- Chịu trách nhiệm quản lý và phát triển mạng dịch vụ trên nền giao thức chuyển mạch gói và dữ liệu của Tập đoàn VNPT.
- Phát triển kinh doanh trong các lĩnh vực hạ tầng Internet và ứng dụng CNTT.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức VDC và nhiệm vụ
- Văn phòng Công ty VDC:
+ Quản lý tập trung các hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Chỉ đạo và định hướng các mô hình kinh doanh mới trên toàn quốc.
- Các Trung tâm trực thuộc:
+ Trung tâm VDC1: Quản lý mạng lưới và phát triển kinh doanh tại Khu vực miền Bắc.
+ Trung tâm VDC2 : Quản lý mạng lưới và phát triển kinh doanh tại Khu vực miền Nam.
+ Trung tâm VDC3 : Quản lý mạng lưới và phát triển kinh doanh tại Khu vực miền Trung.
+ Trung tâm VDC Online : Phát triển kinh doanh các dịch vụ Online trên nền mạng Internet và Mobile.
+ Trung tâm VDC – IT : Phát triển kinh doanh các dịch vụ ứng dụng CNTT.
2.1.3. Hệ thống mục tiêu chiến lƣợc hiện tại. 2.1.3.1. Tầm nhìn
- Trở thành một doanh nghiệp tiên phong, chủ đạo lĩnh vực cung cấp dịch vụ