Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) (Trang 46)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA

2.3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA 2.3.1.1. Yếu tố bên ngoài

a) Các yếu tố vĩ mô

- Các yếu tố môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định tạo tiền đề cho phát triển ổn định trong các năm tiếp theo.

Tăng trưởng kinh tế và sản xuất được cải thiện nhưng còn nhiều thách thức, tồn kho còn lớn đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận

39

được với nguồn vốn. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và trở lại hoạt động tăng dần trong các tháng của năm 2013 tuy nhiên vốn điều lệ lại giảm. Nhìn chung các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp FDI.

- Các yếu tố môi trường công nghệ

Năm 2014 tại Việt Nam vẫn sẽ chịu ảnh hưởng bởi 05 xu hướng chủ đạo chính trong lĩnh vực công nghệ đó là: điện toán đám mây, dữ liệu lớn, di động, mạng xã hội, Internet của sự vâ ̣t.

Những công nghệ trên cho phép người dùng tiếp cận những tài nguyên, những cơ hội kinh doanh mọi lúc mọi nơi do thương mại điện tử mang lại với tính cá nhân hóa ngày càng cao. Đây cũng chính là môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phát triển.

Một yếu tố thuận lợi khác đó là nền tảng công nghệ cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đã được tiêu chuẩn hóa và ứng dụng thực tế một thời gian tại nhiều quốc gia trên thế giới cho nên có thể triển khai trên diện rộng và không gặp quá nhiều rào cản về công nghệ khi triển khai trên các thiết bị máy tính cá nhân. Tuy nhiên để có thể bắt kịp được với xu hướng phát triển nhanh của các thiết bị di động thông minh đòi hỏi các nhà cung cấp phải nghiên cứu và phát triển ứng dụng PKI Mobile trên di động.

- Các yếu tố môi trường văn hoá xã hội – nhân khẩu

Việt Nam là một nước có đa số dân số ở trong độ tuổi lao động với khả năng tiếp cận công nghệ thông tin một cách nhanh chóng. Thu nhập bình quân trên đầu người cũng có sự gia tăng qua các năm tuy nhiên giữa có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền. Các thành phố lớn và các khu công nghiệp phát triển, có mức thu nhập khá cao. Theo số liệu của UBND Thành phố Hà Nội thì sau 5 năm mở rộng địa bàn, kinh tế thủ đô luôn duy trì tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt 9,45% mỗi năm. Nhờ vậy, TNBQĐN năm 2012 đạt 2.257 USD và cao hơn TNBQĐN cả nước 1,4 lần. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh công bố GDP của TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2012, TNBQĐN năm 2013 ước 4.000 USD. TNBQĐN của TP.Hồ Chí Minh cao hơn bình quân cả nước khoảng 2,5 lần. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - là địa

40

phương gắn với vựa dầu mỏ, có tốc độ đô thị hóa đạt 51,2%, đứng thứ 3 sau TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2012, TNBQĐN của thành phố Vũng Tàu đã đạt hơn 6.000 USD, cao gấp 4 lần bình quân chung cả nước và cao gần gấp đôi TP.Hồ Chí Minh.

Ở các thành phố loại 2, 3, TNBQĐN thấp hơn ở các thành phố lớn khá nhiều. Năm 2011- 2012, TNBQĐN của Nam Định khoảng 19 triệu đồng/người/năm (khoảng 900 đô la Mỹ), Bắc Kạn khoảng 14,5 triệu đồng/người/năm (khoảng hơn 700 đô la ), Quảng Ngãi đạt dưới 9 triệu đồng/người/năm (hơn 400 đô la), Hà Giang dưới 6 triệu đồng/ người/năm (dưới 300 đô la)… [38]

Do đó về cơ bản thị trường chính cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng vẫn tập trung chủ yếu tại các đô thị và thành phố trực thuộc tỉnh và trung ương.

- Các yếu tố môi trường chính trị – luật pháp

Hành lang pháp lý cho chữ ký số đã được thiết lập với các văn bản như Luật Giao dịch điện tử, Nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính... Để thúc đẩy chữ ký số được ứng dụng mạnh mẽ tại Việt Nam, theo công bố Bộ Thông tin Truyền thông đang nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực này như: đang xây dựng dự thảo công văn hướng dẫn thay thế chữ ký tay và con dấu bằng chữ ký số để ban hành trong năm 2014; hoàn thiện dự thảo nghị định về công nhận chữ ký số của nước ngoài tại Việt Nam...

- Các yếu tố môi trường địa lý tự nhiên

Do đặc thù là ngành nghề dịch vụ và không liên quan tới việc khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Do đó yếu tố môi trường địa lý, tự nhiên không có tác động quá lớn đến dịch vụ.

b) Các yếu tố thuộc môi trƣờng ngành

- Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện tại cạnh tranh trên thị trường dịch vụ VNPT-CA là rất gay gắt với 8 đơn vị đang thực hiện cung cấp dịch vụ ra thị trường bao gồm VDC/VNPT, BKAV, FPT,

41

Nacencomm, Viettel, CK, VINA, TS24 và mới nhất là Newtel gia nhập thị trường vào tháng 11/2013 .

Nhìn chung đây là thị trường có rào cản gia nhập là không lớn, các nhà cung cấp có thể dễ dàng gia nhập cũng như thoát khỏi thị trường. Trong khi sự khác biệt về sản phẩm không quá lớn cũng khiến cho cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn.

Để đánh giá được năng lực cạnh tranh của dịch vụ VNPT-CA thì việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các nhà cung cấp dịch vụ tương tự sẽ là cơ sở chủ yếu trong việc xác định mức độ của các yếu tố cạnh tranh:

Bảng 2.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh STT Nhà cung cấp Điểm mạnh Điểm yếu

1 BKAV - Là đơn vị có kinh nghiệm

hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực an toàn, bảo mật.

- Năng lực công nghệ tốt

- Thủ tục đơn giản thuận tiện

- Có tiềm lực tài chính

- Có mức nhận biết thương hiệu tốt

- Chất lượng đại lý không đồng đều.

- Không đa dạng về sản phẩm dịch vụ.

2 FPT - Mạnh trong mảng phần mềm

và tích hợp hệ thống để tạo nền cho việc triển khai CA tại các thị trường mới.

- Cách thức tổ chức dịch vụ và hệ thống chuyên nghiệp

- Có tiềm lực tài chính

- Có mức độ nhận biết thương hiệu tốt

- Phụ thuộc gần như hoàn toàn vào TS24. Nay đã trở thành đối thủ cạnh tranh chủ yếu.

- Mức độ chú trọng cho dịch vụ thấp.

-

3 Nacencomm - Là đơn vị hoạt động mạnh trong lĩnh vực cung cấp thẻ cho hệ thống ngân hàng. Cho nên sẽ là đối thủ đáng gờm khi triển khai PKI và sử dụng CA trong khối tài chính-ngân hàng- chứng khoán.

- Chính sách dịch vụ linh hoạt

- Quá phụ thuộc vào hệ thống đại lý trong khi tỷ lệ thù lao ở mức quá cao có thể dẫn tới hiệu quả kinh doanh bị ảnh hưởng.

- Mức độ nhận biết thương hiệu không cao

42

và hỗ trợ mạnh cho hệ thống đại lý.

4 Viettel - Có tiềm lực tài chính

- Có mức độ nhận biết thương hiệu tốt. - Chính sách giá thấp - Khả năng thâm nhập thị trường chưa tốt. - Cung cấp nhiều dịch vụ khác cho nên mức độ tập trung cho dịch vụ chưa cao.

5 CK - Chính sách đại lý linh hoạt

- Chính sách sản phẩm linh hoạt

- Năng lực tài chính hạn chế.

- Thù lao cao và chính sách công nợ dễ dãi tiềm ẩn rủi ro tài chính là rất lớn.

- Mức độ nhận biết không cao

6 TS24 - Hoạt động lâu năm trong

việc cung cấp các dịch vụ tài chính đặc biệt là thuế.

- Chính sách dịch vụ cho khách hàng cuối hấp dẫn

- Mới gia nhập thị trường

- Mức độ nhận biết không cao

- Chất lượng dịch vụ chưa được đánh giá cao.

- Năng lực tài chính hạn chế

7 Smartsign - Chính sách đại lý linh hoạt

- Am hiểu hệ thống ngân hàng do hoạt động trong lĩnh vực tích hợp và giải pháp cho hệ thống ngân hàng.

- Mới gia nhập thị trường

- Mức độ nhận biết không cao

- Chất lượng dịch vụ chưa được kiểm chứng.

- Năng lực tài chính hạn chế

Nguồn: phân tích của tác giả

- Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn trong nước: Cùng với việc nhà nước chưa hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số tại Việt Nam thì số lượng nhà cung cấp Public CA tiềm ẩn ngày càng nhiều. Ngoài các nhà cung cấp hiện tại hiện đang có 3 đơn vị khác đang trong tiến trình sinh giấy phép của Bộ Thông tin và truyền thông.

Đối thủ tiềm ẩn nước ngoài (Verisign, Global Sign, Comodo): các đơn vị cung cấp dịch vụ CA nước ngoài cũng sẽ là một đối thủ đáng gờm nếu việc chấp nhận

43

chứng thư số nước ngoài được thông qua. Hiện tại do đặc thù nghiệp vụ có các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp FDI…), nhiều doanh nghiệp đang kiến nghị với Tổng Cục Hải quan xin cơ chế đặc thù sử dụng CA quốc tế. Cơ chế này đã được Chính phủ, Bộ Tài chính thí điểm đối với Intel khi doanh nghiệp này yêu cầu sử dụng CA của Verisign năm 2010 - nay đang được Nokia, Samsung xin được làm theo.

- Áp lực từ nhà cung cấp thiết bị

Đối với một dịch vụ đặc thù cần cung cấp thiết bị cho khách hàng như dịch vụ VNPT-CA, việc giá thành đầu vào cao khiến khi cung cấp cho khách hàng sẽ làm tăng chi phí của dịch vụ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Hiện trên thị trường các nhà cung cấp thiết bị token là khá nhiều do đó sức ép đến từ các nhà cung cấp thiết bị là không quá lớn.

- Áp lực từ khách hàng

Đối tượng khách hàng của dịch vụ VNPT-CA là rất đa dạng từ tổ chức, doanh nghiệp đến các cá nhân. Tuy nhiên trong giai đoạn này doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng vẫn sẽ là các khách hàng chủ yếu của dịch vụ. Các sức ép chủ yếu nhà cung cấp dịch vụ VNPT-CA sẽ phải gặp phải là sức ép giảm giá và hỗ trợ sau bán hàng nếu không sẽ đứng trước nguy cơ khách hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp khác.

- Áp lực từ sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế cho dịch vụ xác thực chữ ký số chủ yếu là các công cụ xác thực ở cấp thấp hơn như xác thực hai nhân tố hoặc mật khẩu dùng một lần (OTP). Các hình thức trên đang được sử dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tuy nhiên về lâu dài với sự công nhận của pháp luật thì chứng thực điện tử đang dần là sự lựa chọn tất yếu.

2.3.1.2. Yếu tố bên trong

- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

Hiện tại VDC vẫn đang áp dụng hệ thống quản lý theo chất lượng theo ISO 9001. Việc áp dụng hệ thống quản lý trên giúp cho VDC có thể:

44

 Thỏa mãn khách hàng, thu hút và tăng lượng khách hàng.

 Giảm thiểu các chi phí vận hành - thông qua việc nhận diện các quá trình, phân bổ các nguồn lực tối thiểu cho các quá trình và thiết lập mối tương tác hợp lý phù hợp với tổ chức, giữa các quá trình đó.

 Cải tiến các mối quan hệ nhà đầu tư - bao gồm nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp.

 Phù hợp luật pháp - bằng việc hiểu thấu các qui định, luật pháp tác động như thế nào lên tổ chức và khách hàng.

 Cải tiến việc quản lý rủi ro - thông qua việc nhận diện, truy tìm nguyên nhân gốc rễ của các rủi ro và đưa ra những hành động phù hợp với mô hình của tổ chức để loại bỏ chúng một cách có hiệu quả.

 Chứng minh khả năng uy tín của doanh nghiệp - bằng việc thẩm tra độc lập dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận.

 Khả năng chiến thắng các doanh nghiệp khác đặc biệt khi các qui định mua hàng yêu cầu chứng nhận như điều kiện để cung cấp.

- Trình độ lao động trong doanh nghiệp

Hiện tại nhân lực có tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ VNPT-CA tại VDC là 113 nhân sự với cơ cấu như sau:

Bảng 2.3 Cơ cấu lao động tham gia cung cấp dịch vụ VNPT-CA năm 2013 STT Chức năng nhiệm vụ Số lƣợng Tỷ trọng Trình độ

1 Nghiên cứu phát triển 20 17,70% Đại học

2 Bán hàng trực tiếp 15 13,27% Đại học

3 Bán hàng qua đại lý, viễn thông tỉnh 30 26,55% Đại học

4 Triển khai kỹ thuật 15 13,27% Đại học

5 Chăm sóc khách hàng 30 26,55% Đại học

6 Nhân sự quản lý trực tiếp 3 2,65% Sau đại học

Tổng cộng 113

Nguồn: [21]

Đội ngũ nhân sự tại Công ty được đào tạo bài bản với 100% có trình độ đại học, sau đại học đây là tiền đề thuận lợi trong việc nghiên cứu phát triển dịch vụ cũng như

45

cung cấp dịch vụ ra thị trường.

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Là doanh nghiệp luôn duy trì vị trí thứ 2 về lợi nhuận trong tập đoàn VNPT chỉ sau Công ty thông tin di động - Mobifone. VDC được đánh giá là một trong những nhà cung cấp có tiềm lực về tài chính mạnh nhất trên thị trường tuy nhiên do đặc thù là doanh nghiệp nhà nước nên tính linh động trong công tác sử dụng nguồn lực không cao.

- Trình độ thiết bị, công nghệ

Là đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại Việt Nam cũng như có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ cho Verisign từ những năm đầu thế kỷ 21 và tư vấn xây dựng Root CA. Hiện hệ thống trang thiết bị và công nghệ trong cung cấp dịch vụ CA của VDC được đánh giá là một trong những hệ thống hiện đại nhất với nền tảng hạ tầng truyền dẫn và IDC mạnh mẽ hỗ trợ. Đây là nền tảng để cung cấp dịch vụ an toàn, chính xác, tin cậy ra thị trường.

- Trình độ năng lực marketing

Trình độ năng lực marketing của VDC vẫn còn hạn chế do nguồn chi marketing bị thắt chặt dẫn tới khó linh hoạt trong việc thay đổi chính sách bán hàng cũng như hoạt động nghiên cứu thị trường.

+ Chính sách giá cước: nhìn chung mức cước dịch vụ do VDC cung cấp không có sự thay đổi lớn so với năm 2009, mặc dù đã có một số mức giá riêng cho các đối tượng chứng khoán ngân hàng. Với dịch vụ VNPT-CA thì nên khuyến mại cước thuê bao tháng hay giảm cước tối đa, cho khách dùng thử tuy nhiên do đặc thù của đơn vị nhà nước nên các chính sách trên chỉ có thể áp dụng trong từng giai đoạn nhất định và không quá 90 ngày/năm. Các đối thủ của VNPT đều là những doanh nghiệp mới được Nhà nước ưu đãi hơn, nên đối với họ việc định giá cũng dễ dàng hơn, việc quảng cáo khuyến mại, chiết khấu hoa hồng cũng linh hoạt hơn.

+ Chính sách phân phối: VDC/VNPT là đơn vị có mạng lưới cung cấp dịch vụ rộng khắp, có chất lượng trên toàn quốc thông qua hệ thống bán hàng trực tiếp, đại lý hưởng hoa hồng và hệ thống VNPT tỉnh/thành.Với hệ thống phân phối rộng khắp đã

46

tạo cho VDC một thế mạnh trong cạnh tranh. Tuy nhiên, những ưu thế đó còn chưa

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh dịch vụ VNPT-CA tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)