Chỉ số nguy cơ vữa xơ độngmạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân điều trị tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai (Trang 88)

Vữa xơ động mạch là quá trình bệnh lý xuất hiện từ rất sớm, Holman và cộng sự thấy các vạch lipid xuất hiện ngay từ 10 năm đầu tiên của cuộc đời. Mảng xơ vữa phát triển dần theo thời gian. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh vữa xơ động mạch nhìn chung bắt đầu rõ nét ở độ tuổi (40–50) với nam giới và (60–70) với nữ giới. Tuổi càng cao thì biểu hiện lâm sàng của vữa xơ động mạch càng rõ. Ngày nay ng−ời ta đã xác định đ−ợc không phải mức độ hẹp của động mạch quyết định khả năng xảy ra các biến cố cấp tính mà tính chất của mảng vữa xơ mới đóng vai trò quyết định trong bệnh sinh của thiếu máu cục bộ cấp tính căn nguyên của vữa xơ động mạch [31].

Để đánh giá nguy cơ vữa xơ động mạch nghiên cứu này còn dựa vào chỉ số LDL/HDL. Gần đây phần lớn ng−ời ta đã chấp nhận giả thuyết cho rằng thủ phạm chính gây vữa xơ động mạch chính là LDL-c, đặc biệt là LDL-c có kích th−ớc nhỏ và đậm đặc, qua một loạt quá trình sẽ tạo nên tế bào bọt, khởi đầu cho các tổn th−ơng xơ vữa ở thành động mạch. Còn đối với HDL-c, chức năng chính là tái phân phối lipid cho các lipoprotein và tế bào theo quy trình “chuyên chở ng−ợc cholesterol”. Do vậy, nếu nồng độ LDL-c càng cao và nồng độ HDL-c càng thấp thì nguy cơ vữa xơ động mạch càng cao.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.20 và 3.21 cho thấy chỉ số LDL/HDL t−ơng đ−ơng giữa 2 giới và 2 nhóm tuổi. Tác giả Đào Dũng cũng thấy rằng chỉ số LDL-c/HDL-c không có sự khác biệt giữa nam và nữ ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có rối loạn lipid máu [8]. Do độ tuổi trung bình là 58,91 ± 7,53 nên kết quả không có sự khác biệt của chỉ số vữa xơ động mạch theo nhóm tuổi ở nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân điều trị tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai (Trang 88)