Hiểu biết và liệu pháp điều trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân điều trị tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai (Trang 84)

Điều tra 225 đối t−ợng nghiên cứu thấy rằng phần lớn bệnh nhân có hiểu biết về rối loạn lipid và các biến chứng của nó cũng nh− biết một số loại thức ăn có thể làm rối loạn lipid máu. Sự hiểu biết đồng đều ở cả 2 giới (bảng 3.10).

Ch−ơng trình giáo dục quốc gia về cholesterol đã phổ biến tính nguy hiểm của BMV và rối loạn lipid máu, triển khai một loạt hoạt động giáo dục cho bệnh nhân và công chúng. Một trong những thành tựu nổi bật của NCEP trong công tác phòng và điều trị rối loạn lipid máu đó là hơn 90% bác sĩ nhận biết đ−ợc những h−ớng dẫn của NCEP-ATP đồng thời ứng dụng vào lâm sàng. Mặt khác tỷ lệ hiểu biết của công chúng cũng đ−ợc nâng lên rõ rệt [16]. Có nhiều nghiên cứu khẳng định rằng sự hiểu biết về nguy cơ vữa xơ động mạch của rối loạn lipid máu đã đ−ợc phổ biến một cách rộng rãi, nh−ng việc kiểm soát lipid so với mục tiêu cũng còn nhiều hạn chế [47], [62],[76].

Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam điều trị rối loạn lipid máu bao gồm cả mục đích phòng ngừa tiên phát và thứ phát các biến cố mạch vành. Điều trị thay đổi lối sống là nền tảng của điều trị phòng ngừa tiên phát,

tuy nhiên khi LDL-c quá cao hoặc có nhiều YTNC thì cần phải điều trị bằng thuốc; T−ơng tự mục tiêu phòng ngừa thứ phát là điều trị tốt rối loạn lipid máu bao gồm việc thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc giúp cho ng−ời đã có BMV làm giảm tỷ lệ tử vong chung, giảm tỷ lệ tử vong do mạch vành, giảm tỷ lệ các biến cố do

mạch vành và giảm luôn cả tỷ lệ về đột quỵ.

Kết quả bảng 3.11 và biểu đồ 3.5 cho thấy có 99,11% đ−ợc điều trị rối loạn lipid

Phần lớn đ−ợc dùng đơn độc một loại thuốc (92,0%), trong đó 43,56% thuộc nhóm statin và 53,78% thuộc nhóm fibrat. Có 5,33% dùng phối hợp 2 nhóm và 0,89% không dùng bất kỳ ph−ơng pháp điều trị nào. Nghiên cứu của Stacy cũng t−ơng tự với 2.119 bệnh nhân thì có 87,0% dùng một loại thuốc, nh−ng bệnh nhân đ−ợc dùng statin nhiều hơn (84%) và dùng phối hợp cũng nhiều hơn (13%) [84], trong khi nghiên cứu của Pratipanawatr T và cs nhóm statin đ−ợc dùng là 76%, nhóm fibrat là 19%, kết hợp là 5% [74], của tác giả Petrella RJ nhóm statin đ−ợc dùng là 73% [71] và nghiên cứu của Jancsú Z thấy rằng statin đ−ợc dùng là 81,7%, nhóm fibrat là 29,6%, kết hợp là 11,5% [57]. Tác giả Paragh G đánh giá điều trị rối loạn lipid ở Hungary trên 440 bệnh nhân và tỷ lệ dùng phối hợp thuốc cũng là 5,0%, chỉ 10% đ−ợc dùng nhóm fibrat, tỷ lệ dùng statin lại nhiều hơn và t−ơng tự nghiên cứu của Stacy (85%) [68]. Một nghiên cứu của tác giả Alexa ID ở 84 bệnh nhân >65 tuổi chia làm 2 nhóm: 53,38% chỉ dùng simvastatin đơn thuần và 47,62% chỉ dùng chế độ ăn kiêng sau đó đánh giá hiệu quả điều trị [39].

Statin là thuốc đ−ợc lựa chọn hàng đầu do tính hiệu quả và an toàn trong

việc làm thay đổi mức lipid máu [2], [33]. Tuy nhiên một số bệnh nhân cần dùng phối hợp để giảm cả LDL-c và “non-HDL-c”. Sự kết hợp statin và ezetimibe đã đ−ợc chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Tác giả Ballantyne CM khẳng định hiệu quả phối hợp để giảm LDL-c nhiều hơn khi dùng atovastatin đơn độc [44]. Nghiên cứu của Bays HE và cs cũng chứng minh tác dụng giảm LDL-c và tăng HDL-c khi phối hợp statin với niacin, phối hợp statin và fibrat

có thể làm giảm cả LDL-c và “non-HDL-c” ở bệnh nhân tăng TG [46]. Nghiên cứu ACCORD (Action To Control Cardiovascular Risk in Diabetes) so sánh hiệu quả đơn trị liệu statin và phối hợp statin với fibrat ở bệnh nhân tiểu đ−ờng đang đ−ợc tiến hành sẽ hoàn tất vào năm 2009 để đánh giá rõ hơn hiệu quả của sự phối hợp này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân điều trị tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)