Béo phì là yếu tố nguy cơ luôn đi cùng tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Tác giả Kannel (1996) đã chứng minh mức độ béo phì có liên quan chặt chẽ với BMV. Theo Willet (1995) lại thấy BMV đã bắt đầu tăng ngay từ khi có tăng cân. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc BMV lên 4 lần, tăng nguy cơ bệnh tiểu đ−ờng lên 6 lần, nguy cơ đột quỵ lên 6 lần và tăng huyết áp lên 12 lần [21].
Béơ phì đ−ợc đề cập đến do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến nguyên do đặc điểm văn hoá, dân tộc, trình độ kinh tế xã hội, lối sống. Điều tra của Viện dinh d−ỡng Việt Nam năm 1985 có 0,4% ng−ời béo phì ở thành phố, con số này đã tăng 1,5% năm 1995 và 12% năm 2002 [21]. Theo IOTF (International Obesity Task Force) dự tính trên thế giới hiện nay có khoảng 1,7 tỷ ng−ời thừa cân và béo phì.
Kết quả bảng 3.2 cho thấy không tính số bệnh nhân thừa cân mà chỉ tính tỷ lệ bệnh nhân có BMI >25 con số đã là 23,56% trong đó nam chiếm 28,57% và nữ chiếm 21,89%. Sự tăng cân của nam và nữ không có sự khác biệt (p>0,05). Kết quả này t−ơng đ−ơng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thêm tỷ lệ nữ béo phì là 21,38% trong số bệnh nhân nghiên cứu [34] và của tác giả Phạm Ngọc Thuần tỷ lệ bệnh nhân có BMI >25 là 22,9%, thấp hơn nghiên cứu của Trần Văn Hiên (23,56% so với 38,0%) [35], nh−ng lại cao hơn kết qủa nghiên cứu ở một đơn vị quân đội bao gồm cả ng−ời có hoặc không có rối
loạn lipid máu của Kiều Kim Chung (2001): tỷ lệ ng−ời có BMI>25 là 13,95%[4].
Nghiên cứu đã dùng số đo vòng bụng và chỉ số vòng bụng/vòng mông (WHR) để đánh giá mức độ béo bụng. Béo bụng liên quan chặt chẽ với BMV, tăng huyết áp, rối loạn lipid và các rối loạn chuyển hoá khác. Năm 2000, WHO giới thiệu phân loại mới trong đó có dùng số đo vòng bụng để đánh giá mức độ béo. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy số đo vòng bụng đ−ợc ứng dụng nhiều hơn [1]. ở nghiên cứu này tỷ lệ bệnh nhân có số đo vòng bụng tăng là 39,56%, chỉ số WHR tăng là 47,11%. Giá trị trung bình vòng bụng của nam giới cao hơn nữ giới có ý nghĩa (p<0,05) và tỷ lệ bệnh nhân nữ có số đo vòng bụng tăng lại cao hơn nam giới một cách có ý nghĩa (p<0,05). Kết quả này phù hợp với kết luận của Nguyễn Mạnh Hùng rằng nam giới th−ờng béo bụng nhiều hơn (béo hình quả táo) và nữ giới th−ờng béo hông nhiều hơn (béo hình quả lê) [21]. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Công và Nguyễn Cảnh Toàn thấy rằng có mối t−ơng quan thuận giữa chỉ số vòng bụng và TC, LDL-c và TG máu theo hệ số t−ơng quan lần l−ợt là 0,42;0,22 và 0,49 (p <0,001) [5], [6]. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân d− cân, béo phì và béo bụng khá cao là một trong những yếu tố thúc đẩy làm tăng nguy cơ BMV.