Các yếu tố nguy cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân điều trị tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai (Trang 80)

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.2 cho thấy tần suất các YTNC gặp là: nguy cơ tuổi (78,67%), tăng huyết áp (96,0%), HDL-c thấp (23,56%), gia đình có ng−ời mắc BMV sớm (13,33%), hút thuốc lá (1,78%) ít gặp. Bệnh nhân có (0–1) YTNC: 13,78% và 86,22% có từ 2 YTNC trở lên.

Có 78,67% đối t−ợng cả nam và nữ có độ tuổi xếp vào YTNC trong đó nam (91,07%) cao hơn nữ (74,56%), độ tuổi trung bình là (58,91±7,53). Nghiên cứu của Pratipanawatr T và cs độ tuổi trung bình (59,5±15,3) [74] và trong nghiên cứu của Sarawate CA và cs (66±12) [81]. Điều này chứng tỏ độ tuổi trung bình trong các nghiên cứu về lipid là cao. Xét về giới tính thì cả 2 giới đều có các YTNC tim mạch chính nh− nhau nh−ng nam giới phát triển

BMV sớm hơn nữ giới. ở Hoa Kỳ, vào thời điểm 60 tuổi chỉ có 1/17 phụ nữ là có biến cố mạch vành trong khi ở nam con số này là 1/5. Tuy nhiên sau 60 tuổi biến cố và tử vong do biến cố mạch vành ở cả 2 giới là nh− nhau [31]. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vữa xơ động mạch và tuần suất cơn đau thắt ngực chỉ tăng rất ít ở lứa tuổi >65 và tử vong do BMV tăng theo quy luật luỹ thừa tính theo tuổi ở ng−ời già.

Tăng huyết áp là một nguy cơ chính và độc lập của BMV. Khi huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp tâm tr−ơng 90 mmHg thì nguy cơ t−ơng đối cho tử vong BMV là (1,5-2) . Sự xơ cứng động mạch tăng dần theo tuổi là YTNC của BMV ở ng−ời già [31]. Trong nghiên cứu này 96,0% bệnh nhân rối loạn lipid máu có tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu cũng thấy rằng tăng huyết áp rất th−ờng gặp trên những bệnh nhân có rối loạn lipid máu. Nghiên cứu của Jancsú Z tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp là 77%[57], Qayyum R và cs tỷ lệ này là 61% [76].

Hút thuốc lá, đó là một yếu tố nguy cơ chính, có thể điều chỉnh đ−ợc bằng cách thay đổi lối sống. Hút thuốc lá làm tăng nồng độ chất carbon monocid gây tổn th−ơng sự toàn vẹn, mềm dẻo của lòng mạch tạo điều kiện hình thành mảng xơ vữa. Hút thuốc lá làm giảm nồng độ HDL-c, tăng nồng độ LDL-c và tăng TG máu. Thêm và đó hút thuốc lá làm tăng khả năng đông máu, làm mất tính trơn nhẵn của thành mạch do tổn th−ơng tế bào nội mạc, trên cơ sở mảng xơ vữa có thể gây tắc mạch [31], [37]. Đặc biệt các nghiên cứu về rối loạn lipid máu đều thấy rằng bệnh nhân bị rối loạn lipid máu có thói quen hút thuốc lá là khá cao. Nghiên cứu của Tr−ơng Quang Bình (2001) tỷ lệ này là 48,4%, Nghiên cứu của Lê Hồng Nga (2006) tỷ lệ này là 29,9%, Nghiên cứu của Phạm Ngọc Thuần (2006) là 43,6%, Trịnh Đình Cần (1996) là 32,00% [3], Poussa H và cs là 37,9% [73], Jancsú Z và cs là 26,59% [57], trong khi nghiên cứu này có tỷ lệ chỉ là 1,78% và chiếm 7,14% tổng số bệnh nhân nam. ở các nghiên cứu trên, tỷ lệ nam là rất cao so với nữ còn ở nghiên cứu này nữ lại chiếm −u thế (75,11%).

HDL-c là yếu tố bảo vệ thành động mạch. Sự suy giảm chức năng HDL- c th−ờng đi kèm với giảm nồng độ HDL-c và thay đổi cấu trúc, chuyển hoá

HDL-c làm thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch. Việc điều trị bình th−ờng hoá số l−ợng, chất l−ợng và hoạt tính sinh học của HDL-c có tác dụng chống vữa xơ động mạch. Vì thế, trong một nghiên cứu của Kontush A, Chapman MJ (2006) về tác dụng diệu kỳ của HDL-c đã gọi HDL-c với tên gọi “Thiên thần của sự chống xơ vữa động mạch”[69]. Kết quả bảng 3.4 cũng cho thấytỷ lệ HDL-c thấp là 23,56%. Nghiên cứu của Jancsú Z và cs khi điều tra rối loạn lipid ở Hungary tỷ lệ này là 18,4% [57], của Nguyễn Thị Ph−ơng Hoa tỷ lệ HDL-c thấp là 34,5% khi nghiên cứu trên đối t−ợng phụ nữ mãn kinh [17]. Phải chăng đối t−ợng phụ nữ mãn kinh, sự cạn kiệt của estrogen (một yếu tố có tác dụng bảo vệ chống lại vữa xơ động mạch) làm cho mức LDL-c tăng lên trong khi mức HDL-c giảm đi do đó không những nồng độ HDL-c giảm mà tỉ số LDL-c /HDL-c cũng xấu đi.

Kết qủa nghiên cứu bảng 3.3 cho thấy tần suất bệnh đái tháo đ−ờng ở đối t−ợng nghiên cứu là 26,22%. Trong nghiên cứu của Diamantopoulos EJ và cs [51] tỷ lệ này là 36%, nghiên cứu của Qayyum R và cs [76] là 41%. Tại một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Thêm tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đ−ờng là 27,8% [34]. Đái tháo đ−ờng đã đ−ợc chứng minh đó là một nguy cơ chính và độc lập của BMV. Theo một thống kê ở Bắc Mỹ và Châu Âu thì đái tháo đ−ờng làm tăng nguy cơ BMV lên 3 đến 7 lần ở phái nữ so với chỉ tăng 2 đến 3 lần so với ở phái nam. American Heart Association đã coi đái tháo đ−ờng là một bệnh lý tim mạch. Trong nghiên cứu UK Prospective Diabetes Study thấy rằng việc kiểm soát tốt đ−ờng huyết có ý nghĩa trong việc giảm các tổn th−ơng vi mạch và dùng statin để giảm lipid máu cũng có lợi cho tất cả các bệnh nhân có nguy cơ bao gồm cả bệnh nhân đái tháo đ−ờng hay mới chỉ là bất dung nạp glucose [1].

Ngoài các YTNC chính và độc lập của BMV kể trên, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng còn có nhiều bệnh nhân hoạt động thể lực ch−a đúng mức nhất là nam giới. Tỷ lệ bệnh nhân nam (51,78%) ít hoạt động thể lực cao hơn so với nữ (36,69) một cách có ý nghĩa (bảng 3.5). Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam là nên giới hạn thời gian ngồi tại chỗ <2giờ mỗi ngày, tăng thời gian hoạt động mạnh lên >60 phút mỗi ngày và thực hiện ít nhất 3-4

lần trong tuần [19]. Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ khuyên rằng với mỗi ng−ời lớn nên vận động mức độ vừa phải t−ơng đ−ơng với đi bộ 6-7km/h hay mức tiêu hao khoảng 120calo/lần/ngày trong tất cả các ngày trong tuần [21]. Chế độ ăn cũng cần thực hiện nghiêm túc để đảm bảo mức cân nặng lý t−ởng BMI<22 [14]. Đây là các yếu tố về nếp sống và thói quen và cũng là mục tiêu điều trị. Dù không dùng để đánh giá nguy cơ nh−ng ATP-III cũng ghi nhận các YTNC này để tham

khảo và giúp thày thuốc quyết định điều trị từng tr−ờng hợp cụ thể.

Kết quả bảng 3.6 cho thấy bệnh nhân bị BMV, t−ơng đ−ơng BMV hoặc kết hợp ở cả 2 giới không có sự khác biệt. Một nghiên cứu của Hoa Kỳ thấy rằng vào thời điểm ≤60 tuổi có 1/17 phụ nữ bị BMV trong khi nam là 1/5. Khi tuổi >60 thì tỷ lệ này ở 2 giới là t−ơng đ−ơng [31].

Bảng 3.7 cho thấy đối với những bệnh nhân ch−a có BMV hay t−ơng đ−ơng thì với mức nguy cơ <10% bệnh nhân nữ là chủ yếu (nữ/nam = 91,23/8,77), với mức nguy cơ (10–20)% bệnh nhân nam chiếm đa số (nam/ nữ = 66,67/3,33). Sự khác biệt này là có ý nghĩa (p<0,05). Nguy cơ ≥20% chỉ gặp ở nam giới. Nh− vậy nguy cơ BMV ở nam là cao hơn nữ.

Bảng 3.8, 3.9 và biểu đồ 3.3, 3.4 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm nguy cơ cao, cao-trung bình, trung bình, nguy cơ thấp lần l−ợt là: 36,0% ; 12,89% ; 41,33% và 9,78%. Nghiên cứu của Diamantopoulos EJ và cộng sự trên bệnh nhân rối loạn lipid máu điều trị ngoại trú ở Hy Lạp cũng thấy đa số bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao, cao- trung bình : 63%, nhóm nguy cơ trung bình: 30% và chỉ có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân ở nhóm nguy cơ thấp : 6% [51]. Một nghiên cứu khác của Keevil JC trên 7.399 đối t−ợng tuổi từ (20–79) thấy sự phân nhóm nguy cơ nh− sau: 61% thuộc nhóm nguy cơ thấp, 5,4% nguy cơ trung bình, 10,6% nguy cơ cao và nguy cơ rất cao là 5,7% [59]. Có lẽ đây là điều tra cộng đồng do vậy tỷ lệ bệnh nhân −ớc tính nguy cơ BMV thuộc nhóm nguy cơ thấp là rất cao và ng−ợc lại.

ở nghiên cứu này cũng thấy nhóm nguy cơ cao và cao-trung bình thì tỷ lệ bệnh nhân thuộc độ tuổi >60 có xu h−ớng cao hơn so với bệnh nhân ở độ

tuổi≤ 60, còn ở mức trung bình và thấp thì tỷ lệ bệnh nhân ở độ tuổi ≤ 60 lại có xu h−ớng cao hơn độ tuổi >60. Kết quả này phù hợp với đánh giá của Đặng Vạn Ph−ớc “tuổi là một yếu tố nguy cơ mạnh mẽ của bệnh mạch vành, sự phát triển của vữa xơ động mạch tăng dần theo tuổi bất kể phái tính và chủng tộc”[31 ].

Kết quả bảng 3.9 cũng cho thấy ở nhóm nguy cơ cao-trung bình thì tỷ lệ nam cao hơn nữ, ở nhóm nguy cơ trung bình thì tỷ lệ nữ lại cao hơn nam một cách có ý nghĩa (p <0,05). Tỷ lệ bệnh nhân nam ở nhóm nguy cơ cao có xu h−ớng cao hơn nữ và ở nhóm nguy cơ thấp thì tỷ lệ bệnh nhân nữ lại có xu h−ớng cao hơn nam. Nh− vậy nguy cơ BMV ở nam là cao hơn nữ . Phan Đồng Bảo Linh nghiên cứu rối loạn lipid ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có tổn th−ơng động mạch vành ở Bệnh viện Trung −ơng Huế cũng thấy rằng nam giới bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn nữ giới và mắc BMV sớm hơn nữ ở độ tuổi <60 (p<0,05), ở độ tuổi >60 sự khác biệt này không có ý nghĩa [ 26].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng kiểm soát lipid máu ở bệnh nhân điều trị tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai (Trang 80)