2.2.1. Môi trường vĩ mô
2.2.1.1. Tổng quan thị trường kinh doanh khách sạn tại Việt Nam
Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO và trở thành một thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng đáng kể do những ưu đãi của nhà nước để thu hút đầu tư và chính sách quản lý đất đai phù hợp. Kể từ năm 2010 tới 2013, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào mảng bất động sản khách sạn ở Đông Nam Á tăng mạnh. Riêng năm 2013 mỗi quý có khoảng 8-9 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực này. (Báo cáo đặc biệt khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 của CBRE - thương hiệu toàn cầu hàng đầu trong bất động sản thương mại). Cũng theo CBRE, trong 3 năm gần đây Việt Nam đã cải thiện rất tốt về nhu cầu khách du lịch nội địa, mức tăng trưởng trung bình từ 7 – 8%/năm, bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế. Nhu cầu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang tăng, dù còn khá chậm ở 3 năm gần đây (mức tăng lần lượt 19,1% trong năm 2011, 13,9% năm 2012 và 11% trong năm 2013). Tuy nhiên, trong năm 2014, mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế rất tích cực, lên tới 26%.(Tổng cục Du lịch). Điều này tạo cơ hội cho ngành kinh doanh khách sạn ở Việt Nam phát triển và mở rộng về quy mô.
Biểu đồ 2.1. Mức tăng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Dự báo, tại Hà Nội và TP.HCM trong ba năm tới, sẽ có thêm lượng lớn phòng khách sạn đưa ra thị trường hoạt động, với mức tăng khoảng 8% so với nguồn cung hiện nay. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời của ngành kinh doanh khách sạn phục vụ khách du lịch đang dần trở nên hấp dẫn hơn trước nhờ vào sự cải thiện của các khách sạn.
0 5 10 15 20 25 30 2011 2012 2013 2014 Mức tăng của khách du lịch quốc tế Mức tăng khách du lịch quốc tế
Chính vì vậy, ngày càng có nhiều nhà đầu tư đang tập trung vào lĩnh vực nhiều triển vọng này.
2.2.1.2. Những thuận lợi và hó hăn khi kinh doanh khách sạn tại Việt Nam
Thuận lợi
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng khiến ngành du lịch Việt Nam phát triển tạo lực đẩy cho ngành kinh doanh khách sạn phát triển.
Việt Nam luôn nỗ lực đưa ra các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, tạo một môi trường cạnh tranh công bằng.
Tình hình chính trị tại Việt Nam tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.
Mức độ phát triển về internet của Việt Nam được đánh giá cao, tạo cơ hội cho các khách sạn tiếp cận mới các mô hình quản lí hiện đại, đồng thời quảng bá hình ảnh của mình ra thế giới.
Khó khăn
Nguồn nhân lực tuy nhiều, nhưng trình độ chuyên môn chưa sâu. Các cơ sở đào tạo chuyên ngành khách sạn chưa nhiều, dẫn đến việc thiếu cung về nhân lực trong ngành kinh doanh khách sạn.
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, mạng lưới giao thông kém, hiện tượng kẹt xe vẫn còn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch và kinh doanh khách sạn bởi khi thực hiện du lịch thì các hoạt động ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí,… sẽ gắn liền với nhau, nếu khách không thể di chuyển đến địa điểm du lịch thì khách sạn sẽ rất dễ bị thất thu.
Tình trạng không có hoặc có quá ít các đường bay từ các nước Châu Âu tới Việt Nam cũng có thể khiến cho khách du lịch ở lại các thành phố cửa ngõ của các nước trong khu vực lâu hơn ở Việt Nam.
Hội nhập kinh tế tạo ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn khi phải cạnh tranh với các khách sạn nổi tiếng có quy mô lớn của nước ngoài bởi phần lớn doanh nghiệp khách sạn của nước ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế và năng lực quản lý thấp.
2.2.2. Môi trường vi mô
Thị trường kinh doanh khách sạn đang trên đà phát triển, chính vì thế, mức độ cạnh tranh tại thị trường này là vô cùng khốc liệt. Sự cạnh tranh này đến từ các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp và tập đoàn lớn của nước ngoài. Để có thể đạt
29
rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cùng các cơ hội cũng như thách thức của mình mà còn cả của đối thủ cạnh tranh.
2.2.2.1. Nhà cung cấp
Hiện tại, khách sạn CWD đang làm việc với các nhà cung cấp chính sau:
Nhà cung cấp về thực phẩm: Công ty TNHH Việt Cường. Công ty TNHH Việt Cường chuyên chế biến và cung cấp thực phẩm sạch, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm là đối tác lâu năm của khách sạn từ những ngày khách sạn đi vào hoạt động.
Nhà cung cấp về chăn ga gối đệm: Công ty TNHH Liên Duyên với thương hiệu Golden Silk chuyên cung cấp chăn ga gối đệm, khăn bông cho khách sạn. Các sản phẩm của Golden Silk đều là nguyên liệu ngoại nhập, mẫu mã phong phú đa dạng và có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của khách sạn.
Nhà cung cấp về dịch vụ vệ sinh: Công ty vệ sinh công nghiệp MaxxClean, công ty chuyên cung cấp dịch vụ toàn diện về vệ sinh tổng hợp.
Các nhà cung cấp khác: Công ty TNHH MTV Lạc Phú Hào với thương hiệu SSLife (cung cấp các sản phẩm chuyên dụng cho nhà hàng, khách sạn như các thiết bị buồng phòng, xe đẩy hành lý, xe phục vụ nhà hàng,…), công ty TNHH MTV Kinh doanh khí hoá lỏng Hà Nội (cung cấp gas công nghiệp), công ty TNHH Nguyên Quang (cung cấp bộ sản phẩm dùng trong phòng tắm như: bàn chải, kem đánh răng, xà phòng,..).
Nhìn chung, các sản phẩm chăn ga gối đệm, dịch vụ vệ sinh và các sản phẩm chuyên dùng cho khách sạn nhà hàng có mức giá tương đối ổn định nên khách sạn đã ký kết hợp đồng dài hạn đối với các nhà cung cấp các mặt hàng, sản phẩm và dịch vụ trên. Còn đối với mặt hàng có mức giá thường xuyên biến động như gas thì khách sạn chỉ đồng ý ký kết hợp đồng ngắn hạn. Bên cạnh đó, khách sạn chỉ có một nhà cung cấp thực phẩm sạch duy nhất là công ty TNHH Việt Cường, điều này khiến khách sạn bị phụ thuộc và chịu nhiều áp lực hơn bởi nếu các nguyên liệu đầu vào không được cung cấp đúng như thời gian yêu cầu thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới việc kinh doanh nhà hàng của khách sạn. Khách sạn CWD nên tiến hành tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với một vài nhà cung cấp khác về thực phẩm để hạn chế hết mức rủi ro thiếu cung về mặt thực phẩm, đảm bảo nhà hàng luôn có đầy đủ nguyên liệu đầu vào để chế biến, phục vụ khách hàng.
2.2.2.2. Các nhà môi giới marketing
Các nhà môi giới marting tính tới thời điểm hiện tại gồm có:
Công ty CP Bất động sản TM – DV Thiên Lộc, công ty Thiên Lộc và khách sạn CWD liên kết, hợp tác xây dựng dự án bể bơi và khu spa cao cấp Sense Aqua & Spa.
Bể bơi Sense Aqua đã nằm trong top 10 bể bơi nên đến tại Hà Nội các năm 2012, 2013, 2014 và luôn nhận được những đánh giá tích cực từ khách hàng.
Công ty chuyên tổ chức sự kiện, truyền thông: công ty CNN Media (tổ chức lễ kỷ niệm, hội nghị, hội thảo), công ty Media Pro (tổ chức đám cưới, sự kiện theo yêu cầu riêng của khách sạn).
Các công ty lữ hành: công ty TNHH Phát triển dịch vụ du lịch Hà Nội, công ty CP Du lịch HC Việt Nam.
Các website đặt phòng online chính: agoda.com, tripadvisor.com, booking.com,
expedia.com.
Học viện Phụ nữ Việt Nam: Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập tổ chức: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội LHPN các cấp, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để tham mưu cho Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TW Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác Hội và phong trào phụ nữ; đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề liên quan đến phụ nữ, công tác phụ nữ, bình đẳng giới và nghiên cứu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng của Học viện.
2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh
Đây là những doanh nghiệp, công ty đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Khách sạn CWD luôn phải đối đầu với việc những khách sạn mới, đối thủ mới ra nhập ngành với quy mô lớn.
Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của khách sạn CWD gồm: Khách sạn Maidza và Khách sạn Paloma. Hai khách sạn này cùng nằm quanh khu vực hồ Tây, cùng nằm trong phân khúc khách sạn 3-4 sao, vừa có sự tương đồng về dòng sản phẩm lại vừa có sự tương đồng về chính sách giá. Trong khi khách sạn Maidza có phong cách thiết kế cổ điển mang hơi hướng của phương Tây thì khách sạn Paloma lại được thiết kế theo phong cách thanh lịch, hiện đại. Khách sạn Paloma được đi vào hoạt động từ năm 2008, ngoài lợi thế quan cảnh đẹp thì khách sạn này là thành viên của công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Du lịch An Sơn. Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Du lịch An Sơn được thành lập từ năm 2006 và đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ lưu trú và du lịch tại Việt Nam. Đây là một đối thủ có ưu thế về kinh nghiệm và công nghệ quản lý kinh doanh khách sạn. Hiện tại, đối tượng khách hàng chủ yếu do khách sạn Paloma phục vụ là các đoàn khach theo tour do các hãng lữ hành trong cùng hệ thống quản lý đưa về. Do vậy, hiện nay khách sạn này chưa thực sự cạnh tranh về nguồn khách so với khách sạn CWD, tuy nhiên đây vẫn là một đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, có sức cạnh tranh khốc liệt trong tương lai. Tuy đi vào
31
là một đối thủ đáng chú ý vì khách sạn này có hệ thống rải rác trên cả nước cùng với những tour du lịch hấp dẫn trọn gói từ đầu đến cuối.
Bên cạnh hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp với mình là khách sạn Maidza và khách sạn Paloma thì các cơ sở kinh doanh khách sạn với quy mô nhỏ cũng là những đối thủ cạnh tranh mà khách sạn CWD phải tính đến khi hoạch định chiến lược kinh doanh của mình. Các cơ sở này không cạnh tranh với khách sạn CWD về sản phẩm/dịch vụ mà sẽ cạnh tranh mạnh về giá. Chính vì vậy mà thị trường khách sẽ bị chia nhỏ và tính cạnh tranh trở nên ngày một khốc liệt hơn trước. Để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt và biến động, khách sạn CWD buộc phải xây dựng một chính sách giá hiệu quả, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ.
2.2.2.4. Công chúng trực tiếp
Các đối tượng công chúng trực tiếp của khách sạn CWD bao gồm:
Chính phủ và Trung tâm CWD: Hiện tại khách sạn CWD đã tự chủ hoàn toàn về tài chính trong kinh doanh, sự hậu thuẫn chỉ là chủ trương và định hướng phát triển trên cơ sở phê duyệt của Chính phủ và TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Các trang web bình luận đánh giá khách sạn: tripadviser.com, phuot.vn,…
Hiệp hội khách sạn Việt Nam (Vietnam Hotel Association): Khách sạn CWD hiện đang là một thành viên của Hiệp hội Khách sạn Việt Nam. HHKS Việt Nam phối hợp cùng Tổng cục Du lịch Việt Nam tiến hành quảng bá xúc tiến cho hệ thống khách sạn thông qua các Hội thi chuyên ngành như: Ẩm thực, Lễ tân, bình chọn và trao giải cho các doanh nghiệp du lịch, xây dựng trang web cho các hội viên, đặc biệt là tập hợp các khó khăn, vướng mắc các doanh nghiệp đang găp trong quá trình hoạt động để kiến nghị với các cấp có thẩm quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong hiệp hội phát triển.
2.2.2.5. Khách hàng
Đối tượng khách hàng mà khách sạn hướng đến là những khách du lịch ở tầm trung và cao cấp có nhu cầu lưu trú tại khu vực miền Bắc, có khả năng chi trả cao và yêu cầu về dịch vụ tương đối cao. Thời gian qua, khách sạn CWD đã phục vụ rất nhiều khách du lịch đến từ các quốc gia khác nhau với những đặc điểm văn hóa phức tạp và nhu cầu khác nhau, cụ thể, nguồn khách hàng của khách sạn gồm:
Khách hội nghị hội thảo (bao gồm các công ty sự kiện, bộ ban ngành, các tổ chức NGOs – các tổ chức phi lợi nhuận, các trường đào tạo,..).
Khách từ các công ty du lịch (bao gồm khách nước ngoài đến Hà Nội và khách nội địa).
Khách online: từ 3 trang chính là: agoda.com, booking.com, expedia.com.
Khách tiệc cưới: rất ít, chủ yếu là bố trí phòng tân hôn cho cô dâu chú rể.
2.2.2.6. Phân tích SWOT của khách sạn CWD
Điểm mạnh
Khách sạn có vị trí đẹp, nằm gần các điểm tham quan, du lịch như: hồ Hữu Tiệp, Lăng Bác, Văn Miếu, Nhà hát Múa rối Nước Thăng Long và Hồ Hoàn Kiếm. Giao thông nơi đây khá thông thoáng, tạo điều kiện di chuyển thuận tiện cho khách du lịch.
Danh tiếng của khách sạn được hình thành từ lúc thành lập do khách sạn là đơn vị trực thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển.
Có cơ sở vật chất đồng đều, chất lượng cao.
Không gian phòng thoáng mát, rộng rãi, các phòng đều có ban công nhìn ra hồ Tây.
Khách sạn có phục vụ nhu cầu giải trí, thể thao của khách tại bao gồm hồ bơi trong nhà và trung tâm thể dục. Các tiện nghi, dịch vụ khác bao gồm khu spa với đầy đủ các liệu pháp và bar/khu sảnh.
Khách sạn sơ hữu đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm.
Điểm yếu
Số phòng còn ít không đủ đáp ứng nhu cầu của khách vào mùa cao điểm.
Nhà hàng của khách sạn chưa được giới thiệu, quảng cáo nhiều nên không thu hút được nhiều khách hàng vào thưởng thức mà chủ yếu chỉ phục vụ cho khách lưu trú tại khách sạn và các buổi tiệc đặt trước.
Số lượng nhân viên phục vụ tại khách sạn biết sử dụng tiếng Anh, Pháp không nhiều.
Quy mô khách sạn nhỏ nên nguồn nhân lực thường bị các khách sạn lớn hơn thu hút, làm tăng thời gian tuyển nhân viên và chi phí đào tạo.
Nơi đậu xe dành cho khách có giới hạn.
Website của khách sạn chưa tạo được điểm nhấn, chưa gây được ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Các loại hình dịch vụ chưa được giới thiệu cụ thể, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin về khách sạn của khách hàng.
Cơ hội
Sự hỗ trợ đến từ phía Nhà Nước, cũng như của doanh nghiệp tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế thông qua khẩu hiệu: “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn.”.
33
Việt Nam có chính trị ổn định, nền kinh tế đang trên đà phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam còn được các tổ chức nước ngoài tài trợ, hỗ trợ các dự án, cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Việt Nam có nhiều địa điểm, thắng cảnh nổi tiếng, khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho du lịch.
Thách thức
Việc Việt Nam gia nhập WTO và các chính sách mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới với tiềm lực tài chính mạnh đầu tư vào