Tổng quan về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing Mix của khách sạn CWD (Trang 31)

2.1.1. Giới thiệu chung về CWD

Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - CWD là đơn vị trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Trung tâm được thành lập ngày 01/7/2002 theo quyết định số 220/QĐ- ĐCT của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với sự nhất trí của Thủ tướng Chính phủ theo thông báo số 01/TB-VPCP 04/01/2000 của Văn phòng Chính phủ. Mục tiêu của CWD là hỗ trợ sự phát triên toàn diện của Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ phát triển và hội nhập.

Với vai trò là đơn vị sự nghiệp của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung tâm có chức năng chính trị chính là phục vụ các hoạt động chính trị - xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam theo sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội nằm hộ trợ sự phát triển toàn diện về năng lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực và thẩm mỹ của phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, Trung tâm được phép cung cấp các dịch vụ phụ trợ trên cơ sở tận dụng các nguồn lực sẵn có để hỗ trợ các hoạt động chính trị - xã hội và các chi phí khác của Trung tâm.

Trụ sở Trung tâm đặt tại số 20 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội với cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, gồm 3 khối nhà có chiều cao từ 4 đến 14 tầng trên tổng diện tích xây dựng 14.630 m2. Trụ sở CWD gồm nhiều phân khu chức năng: khu đào tạo, hướng nghiệp và tư vấn nghề; khu hội trường, hội thảo, giáo dục thể chất và chăm sóc sức khỏe; khu lưu trú khách sạn và dịch vụ hỗ trợ.

Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của trung tâm:

 Sứ mệnh: Hỗ trợ sự phát triển của phụ nữ bằng việc cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về thông tin, tham vấn tâm lí xã hội và dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho phụ nữ khó khăn.

 Giá trị: Trung tâm hoạt động theo 6 giá trị cốt lõi:

 Chuyên nghiệp.  Đoàn kết, hợp tác tốt.  Quan hệ xã hội tốt.  Trách nhiệm.  Vì lợi ích cộng đồng.  Công bằng.

2.1.2. Giới thiệu chung về khách sạn CWD

 Tên doanh nghiệp: Khách sạn CWD.

 Địa chỉ: 20 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

 Số điện thoại: 84 4 728020280.

 Fax: 84 4 7281035.

 Website: http://cwdhotel.vn/

 Ngành nghề: Kinh doanh lưu trú.

Khách sạn CWD trực thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển – Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Khách sạn là nơi lưu trú cho các đoàn khách tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của Hội Liên hiệp Phũ nữ Việt Nam. Tuy nhiên vì các đoàn khách của Liên Hiệp hội không nhiều, để tránh lãng phí nguồn lực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho phép trung tâm CWD mở dịch vụ lưu trú khách sạn rộng rãi cho mọi đối

23

Khách sạn gồm 12 tầng với 98 phòng ngủ với đầy đủ trang thiết bị phục vụ nghỉ ngơi và công tác, trong đó có 40 phòng tiện nghi hiện đại tiêu chuẩn tương đương 4 sao, các phòng khác tương đương tiêu chuẩn 3 sao. Khách sạn có khả năng phục vụ tối đa 240 khách nghỉ cùng lúc.

Ngoài ra, khách sạn có 2 nhà hàng, 1 hội trường lớn, 6 phòng họp nhỏ, có năng lực phục vụ, tổ chức hội nghị, tiệc cưới, tiệc chiêu đãi với số lượng tối đa 600 khách. Hệ thống bếp Âu và bếp Á của các nhà hàng này có thực đơn vô cùng đặc sắc phù hợp với nhu cầu đón tiếp khách quốc tế, nội địa. Các dịch vụ bổ sung của khách sạn gồm có: Bể bơi bốn mùa có mái che với diện tích 400m2, 2 sân tennis, phòng tập thể dục hiện đại, khu massage, phòng tắm hơi và khu tập thể dục thẩm mỹ tiêu chuẩn quốc tế.

Khách sạn CWD nằm ở vị trí thuận tiện, gần trung tâm hành chính Ba Đình và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Khách sạn cũng rất gần trung tâm thành phố và tiện lợi cho khách đi về từ sân bay quốc tế Nội Bài.

2.1.2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu phát tri n của khách sạn

Tầm nhìn

Cùng sự phát triển của ngành du lịch, khách sạn CWD cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng, đồng thời mở rộng lĩnh vực hoạt động để quảng bá hình ảnh, dịch vụ du lịch của địa phương trên cả nước và ra toàn thế giới.

Sứ mệnh

Khách sạn CWD hoạt động với phương châm: "Cung cấp dịch vụ và sự hài lòng cho quý khách", mọi hoạt động của khách sạn đều định hướng cho sự phát triển ngành du lịch của địa phương trên toàn quốc và toàn thế giới.

Mục tiêu phát triển

Mục tiêu của khách sạn CWD là tạo dựng một không gian làm việc, không gian sống và nghỉ dưỡng mang đẳng cấp khu vực và quốc tế, đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức chung của khách sạn CWD

(Nguồn: Phòng Nhân sự)

2.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính cho mọi hoạt

động của công ty.

Phó giám đốc: Sau Giám đốc, Phó giám đốc là người có chức năng quản lý cao

nhất về các hoạt động kinh doanh, nhân sự của khách sạn. Phó giám đốc có nhiệm vụ kiểm tra và chỉ đạo các bộ phận, phòng ban thực hiện các nhiệm vụ, công việc được giao nhằm đảm bảo hoạt động của khách sạn được diễn ra bình thường.

Phòng tổ chức hành chính: Bộ phận này có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc

về các công tác: Tổ chức, đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng và quản lý lao động chính sách tiền lương, tiền thưởng, các chủ trương sát với tình hình hiện tại của doanh nghiệp, sao cho phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Ngoài ra, Phòng

Giám đốc Phó giám đốc Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Phòng Kinh tế kỹ thuật Phòng Marketing và du lịch Phòng Tổ chức hành chính Bộ phận nhân sự Bộ phận an ninh Bộ phận lễ tân Bộ phận ăn uống Bộ phận phân buồng Bộ phận kế toán Nhà hàng Tổ bếp Tổ tạp vụ Tổ giặt là Tổ tầng phòng Tổ bảo vệ Tổ sửa chữa

25

Phòng kỹ thuật nghiệp vụ: Phòng kỹ thuật nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mưu

cho Giám đốc về các lĩnh vực: Đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho khách sạn,… Bộ phận này còn chịu trách nhiệm đào tạo và nâng cao trình độ kỹ thuật của các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Phòng kinh tế kỹ thuật: Phòng kinh tế kỹ thuật có nhiệm vụ tham mưu cho

Giám đốc công ty về các kế hoạch phát triển ngắn hạn cũng như trong dài hạn của doanh nghiệp, các đề án mở rộng sản xuất kinh doanh, huy động vốn, quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kinh tế trong toàn doanh nghiệp.

Phòng marketing và du lịch: Nhiệm vụ của Phòng marketing và du lịch là tham

mưu cho Giám đốc về công tác thị trường, các chính sách khuyến khích kinh doanh và biện pháp thu hút khách hàng cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình du lịch, các tour cho khách, chương trình dẫn khách đi tham quan các điểm du lịch.

Bộ phận nhân sự: Bộ phận nhân sự có nhiệm vụ tuyển dụng nhân viên, tổ chức

phân bố công việc cho các bộ phận, các nhân viên trong khách sạn.

Bộ phận an ninh: Bộ phận an ninh có nhiệm vụ đảm bảo an toàn về tài sản, tính

mạng cho khách du lịch trong khoảng thời gian họ lưu trú tại khách sạn. Bộ phận an ninh phải thường trực 24/24 giờ trong ngày để đảm bảo an ninh cho khách sạn, nhằm kịp thời xử lý các sự cố về thiết bị cho khách sạn.

Bộ phận kế toán: Bộ phận kế toán gồm 8 cán bộ, trong đó có: 1 kế toán trưởng,

7 kế toán viên. Kế toán trưởng và các kế toán viên có nhiệm vụ thực hiện các công việc như tính toán tiền lương, quản lý chứng từ, giấy tờ quan trọng, ghi chép sổ sách kế toán và thống kê các khoản chi tiêu trong khách sạn,…

Bộ phận nhà buồng: Bộ phận này có nhiệm vụ đón khách từ lễ tân và hướng

dẫn khách cách sử dụng các trang thiết bị được khách sạn trang bị trong phòng, đồng thời làm vệ sinh sạch sẽ các phòng ngủ, các khu vực sinh hoạt của khách sạn, nhận yêu cầu giặt là khi khách có nhu cầu.

Bộ phận nhà hàng và bếp: Hai bộ phận này buộc phải có sự kết hợp chặt chẽ

với nhau để phục vụ khách hàng khi khách hàng có nhu cầu về ăn uống. Các nhân viên phụ trách bộ phận này có trách nhiệm khai thác các nguồn khách khác ngoài nguồn khách du lịch lưu trú tại khách sạn như: Hội nghị, tiệc cưới, lễ kỹ niệm, hội thảo,… Ngoài ra, chức năng của bộ phận nhà hàng và bếp là tạo cho khách hàng một ấn tượng tốt ngay từ đầu về khung cảnh, cách trang trí, thái độ chào đón niềm nở của nhân viên phục vụ cũng như người quản lý.

Bộ phận lễ tân: Bộ phận lễ tân luôn được coi là bộ mặt của khách sản bởi đây là

bộ phận tiếp xúc với khách hàng đầu tiên khi họ đặt chân vào khách sạn. Bộ phận lễ tân có nhiệm vụ đón tiếp khách đến, hướng dẫn khách làm thủ tục nhập phòng, giới

thiệu khách về các dịch vụ của khách sạn, xử lý các thông tin khi khách hàng yêu cầu và thanh toán cho khách khi khách rời khỏi khách sạn.

2.1.2.4. Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn

 Kinh doanh dịch vụ lưu trú: Dịch vụ lưu trú là dịch vụ không thể thiếu trong mỗi khách sạn. Đối với khách sạn CWD, dịch vụ lưu trú chính là nguồn thu chủ yếu đóng góp vào doanh thu của khách sạn.

Khách sạn CWD đã thực hiện hoạt động nâng cấp nhiều loại phòng với các tiêu chuẩn khác nhau, khách sạn gồm 12 tầng với 98 phòng: 26 phòng duluxe, 07 phòng apartment, 65 phòng superior. Các phòng nghỉ của khách sạn đều đạt tiêu chuẩn: Điều hòa nhiệt độ 2 chiều, ti vi LCD 32 Inch, truyền hình cáp, tủ quần áo, bàn tiếp khách, tủ lạnh, két cá nhân, wifi 24/2, phòng tắm tiện nghi, dịch vụ phòng 24/24.

 Kinh doanh dịch vụ hội nghị, hội thảo: Hệ thống hội trường, phòng họp của khách sạn với 01 Hội trường lớn có diện tích 455m2, sức chứa 500 chỗ ngồi và 06 phòng họp nhỏ có sức chứa từ 30 – 150 chỗ ngồi có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về dịch vụ hội nghị, hội thảo. Nội thất phòng họp sang trọng về mặt kiến trúc, sân khấu rộng, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, hệ thống âm thanh công suất lớn, hệ thống ánh sáng tiêu chuẩn là nơi lý tưởng cho các sự kiện quan trọng của khách hàng.

 Kinh doanh dịch vụ ăn uống: Kinh doanh dịch vụ ăn uống đã và luôn là dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho khách sạn. Khách sạn CWD có hệ thống quầy bar cùng nhà hàng phong cách hiện đại nhìn ra mặt Hồ Tây, thực đơn phong phú với nhiều món ăn đậm đà bản sắc Việt với đầy đủ các sản phẩm chất lượng để phục vụ cho khách hàng:

 Quầy bar: được đặt tại tầng 2 của khách sạn, quầy bar cafe phục vụ đồ uống và các bữa ăn đơn giản và bữa sáng theo thực đơn Á – Âu.

 Nhà hàng Sen Xanh: có diện tích 320m2, có thể phục vụ 55 mâm 6 hoặc 16 mâm 10. Nhà hàng cũng có các phòng riêng để phục vụ bữa nếu khách hàng có nhu cầu.

 Nhà hàng Sen Bạc: có diện tích 355,5m2, có thể phục vụ 20 mâm 6 hoặc 12 mâm 10. Nhà hàng có bữa buffet Dim sum vào trưa ngày thứ 6 và bữa buffet Trung Hoa vào tối thứ 7 hàng tuần.

 Kinh doanh dịch vụ tiệc cưới: Khách sạn có các khan phòng cưới lịch sự và trang trọng với công suất từ 35 đến 150 mâm, khu đậu xe rộng, đại sảnh lớn, thuận tiện cho khách đến tham dự tiệc cưới.

 Kinh doanh khác: Ngoài các dịch vụ kinh doanh trên, khách sạn CWD còn kinh doanh khá nhiều các dịch vụ khác như: Dịch vụ cho thuê văn phòng, dịch vụ giặt là,

27

chấp nhận các loại thẻ thanh toán của quốc tế: Visa, Master Card, American Xpress,… Các dịch vụ kinh doanh khác này cũng có đóng góp đáng kể trong doanh thu của khách sạn.

2.2. Môi trường kinh doanh của khách sạn CWD 2.2.1. Môi trường vĩ mô 2.2.1. Môi trường vĩ mô

2.2.1.1. Tổng quan thị trường kinh doanh khách sạn tại Việt Nam

Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO và trở thành một thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng đáng kể do những ưu đãi của nhà nước để thu hút đầu tư và chính sách quản lý đất đai phù hợp. Kể từ năm 2010 tới 2013, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào mảng bất động sản khách sạn ở Đông Nam Á tăng mạnh. Riêng năm 2013 mỗi quý có khoảng 8-9 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực này. (Báo cáo đặc biệt khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 của CBRE - thương hiệu toàn cầu hàng đầu trong bất động sản thương mại). Cũng theo CBRE, trong 3 năm gần đây Việt Nam đã cải thiện rất tốt về nhu cầu khách du lịch nội địa, mức tăng trưởng trung bình từ 7 – 8%/năm, bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế. Nhu cầu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang tăng, dù còn khá chậm ở 3 năm gần đây (mức tăng lần lượt 19,1% trong năm 2011, 13,9% năm 2012 và 11% trong năm 2013). Tuy nhiên, trong năm 2014, mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế rất tích cực, lên tới 26%.(Tổng cục Du lịch). Điều này tạo cơ hội cho ngành kinh doanh khách sạn ở Việt Nam phát triển và mở rộng về quy mô.

Biểu đồ 2.1. Mức tăng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Dự báo, tại Hà Nội và TP.HCM trong ba năm tới, sẽ có thêm lượng lớn phòng khách sạn đưa ra thị trường hoạt động, với mức tăng khoảng 8% so với nguồn cung hiện nay. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời của ngành kinh doanh khách sạn phục vụ khách du lịch đang dần trở nên hấp dẫn hơn trước nhờ vào sự cải thiện của các khách sạn.

0 5 10 15 20 25 30 2011 2012 2013 2014 Mức tăng của khách du lịch quốc tế Mức tăng khách du lịch quốc tế

Chính vì vậy, ngày càng có nhiều nhà đầu tư đang tập trung vào lĩnh vực nhiều triển vọng này.

2.2.1.2. Những thuận lợi và hó hăn khi kinh doanh khách sạn tại Việt Nam

Thuận lợi

 Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng khiến ngành du lịch Việt Nam phát triển tạo lực đẩy cho ngành kinh doanh khách sạn phát triển.

 Việt Nam luôn nỗ lực đưa ra các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, tạo một môi trường cạnh tranh công bằng.

 Tình hình chính trị tại Việt Nam tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.

 Mức độ phát triển về internet của Việt Nam được đánh giá cao, tạo cơ hội cho các khách sạn tiếp cận mới các mô hình quản lí hiện đại, đồng thời quảng bá hình ảnh của mình ra thế giới.

Khó khăn

 Nguồn nhân lực tuy nhiều, nhưng trình độ chuyên môn chưa sâu. Các cơ sở đào tạo chuyên ngành khách sạn chưa nhiều, dẫn đến việc thiếu cung về nhân lực trong ngành kinh doanh khách sạn.

 Cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, mạng lưới giao thông kém,

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing Mix của khách sạn CWD (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)