a) Yếu tố dân cư: Dân cư và cơ cấu dân cư ảnh hưởng rất lớn đến ngành Dệt May. Với số lượng dân cư dồi dào sẽ góp phần thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển. Dân số tăng lên nhu cầu về may mặc cũng tăng lên. Do đó ngành Dệt May phải phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và giải quyết việc làm. Cơ cấu dân cư được chia làm ba loại: cơ cầu dân cư theo độ tuổi, theo nhóm tuổi, theo vùng. Căn cứ vào đó Công ty có định hướng phát triển về sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng khác nhau.
b) Yếu tố thị trường: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
Công ty. Nhu cầu, cơ cấu nhu cầu và xu thế vận động của thị trường đòi hỏi Công ty phải vươn lên và nhờ đó Công nghiệp Dệt May phát triển có hiệu quả. Không có thị trường tiêu thụ thì ngành không thể thu hồi vốn chứ chưa nói đến tái sản xuất mở rộng, dẫn đến phải thu hẹp sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng không thể phát triển được. Mở rộng thị trường là vừa tăng thêm thị phần vừa học hỏi được kinh nghiệp trong sản xuất và chuyển giao công nghệ hiện đại và từ đó làm tăng khả năng sản xuất và cung cấp của Công ty. Trong xã hội ngày nay nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” ngày càng thể hiện rõ đặc biệt là giới trẻ, đây cũng là một thị trường tiêu thụ hàng Dệt May rất lớn. Ngoài ra, do lợi thế về giá lao động thấp nên nếu ngành Dệt May được đầu tư thích đáng thì sản phẩm Dệt May Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
c) Yếu tố văn hóa: Văn hóa lịch sử truyền thống, phong tục tập quán, con người ảnh hưởng trực tiếp đến cách sống, cách ăn mặc, phương thức sản xuất của ngành. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm dệt may rất phong phú và đa dạng. Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đối liên tục. Nếu doanh nghiệp không chú trọng đầu tư đúng mực cho công tác thiết kế sẽ nhanh chóng bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường may mặc nội địa. Tuy nhiên người Việt Nam vẫn có tâm lý “ăn chắc mặc bền” nên những sản phẩm chất lượng tốt của Công ty vẫn được nhiều người tin dùng. Đây là một thuận lợi cho Công ty khi muốn chiếm lại thị trường nội địa hiến đang bị hàng Trung Quốc tấn công và thống trị.