a) Thị trường Việt Nam
Hiện nay. Dân số Việt Nam có trên 90 triệu người, chỉ tính khiêm tốn sức mua cũng vào khoảng 750 triệu USD/năm (10 USD/người/năm). Đây là còn số không nhỏ và có sức hấp dẫn đối với bất kỳ nhà đầu tư nào. Thực tế trên thị trường Việt Nam có nhiều mặt hàng second – hand của nước ngoài, chứng tỏ rằng nhu cầu đã vượt khả năng cung cấp trong nước. Do vậy, Công ty cần chú ý đến sản xuất hàng phục vụ nhu cầu nội địa. Tránh bỏ trống thị trường này trong tầm tay.
Là một doanh nghiệp được thành lập từ rất sớm, Thanh Nguyên đã có một thị trường tiêu thụ khá rộng lớn. Với một mạng lưới tiêu thị rộng khắp cả nước. Thanh Nguyên tập trung xây dựng thương hiệu riêng cho từng dòng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từ sản phẩm dành cho người có thu nhập thấp đến cao, giá cả cạnh tranh được coi trọng. Đồng thời tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối, bán hàng đến tay người tiêu dùng. Đây là những bước đi vững chắc để sản phẩm của Thanh Nguyên đến với người tiêu dùng sử dụng trong nước, góp phần triển khai thực hiện cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”..
Nền kinh tế liên tục phát triển nhanh và ổn định trong thời gian qua, thu nhập của người dân không ngừng được nâng cao đồng nghĩa với việc nhu cầu về may mặc của
người dân ngày càng tăng cao. Theo ghi nhận của cuộc điều tra mới nhất, trước mỗi dịp giao mùa, lễ tết, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao và thường tập trung tại các cửa hàng VN chất lượng cao, hàng VN xuất khẩu. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế tác động đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta. Do đó, người tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu hơn, bản thân họ sẽ lựa chọn những sản phẩm có giá cả phải chăng và chất lượng tốt thay cho những sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài sẽ là cơ hội để Công ty chiếm lĩnh thị trường nội địa bằng chính chất lượng sản phẩm và uy tín của DN mình.
b) Thị trường xuất khẩu
Trong bố cảnh khó khăn, bên cạnh việc chú trọng khai thác thị trường nội đia, thì tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường các nước EU, Nhật Bản, Mỹ, ASEAN là giải pháp được Công ty đang triển khai.
Thị trường EU: Thị trường EU với dân số hơn 340 triệu là nơi tiêu thụ lớn và đa
dạng các loại quần áo. Mức tiêu thụ thị trường này là khá cao: 17kg/người/năm. Đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty và EU ký hiệp định buôn bán dệt may từ năm 1995 trong đó có hạn ngạch gia công thuần túy (TPP). Thị trường may mặc EU có tiềm năng và triển vọng rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng, Tuy nhiên để có được điều này, Công ty phải tuân thủ những quy định khá nghiêm ngặt khi xuất khẩu vào thị trường này.
Thị trường Nhật Bản: Với dân số khoảng 120 triệu người và mức thu nhập bình
quân đầu người 26 nghìn USD/năm thì nhu cầu về may mặc là không nhỏ, hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 7 – 8 tỷ USD hàng may mặc. Đây là thị trường khó tính với những đòi hỏi khắt khe về chất lượng và giá cả, họ thường yêu cầu kiểm tra chất lượng chi tiết và quan tâm nhiều tới mẫu mốt. Nhưng nếu như đầu tư tốt, nâng cao được chất lượng, mẫu mã phong phú, màu sắc đa dạng, nắm vững thị hiếu thì hàng may mặc của Công ty sẽ phát triển mạnh ở thị trường này.
Thị trường Mỹ: Mỹ là thị trường khá hấp dẫn vì dân số đông, hiện có khoảng 253
sức mua lớn và nhu cầu đa dạng. Riêng hàng dệt may nhu cầu cần nhập khẩu hàng năm lên tới 30 – 36 tỷ USD. dệt may Việt Nam xuất sang Mỹ mới chỉ ở mức tương đối.
Thị trường các nước ASEAN: Thị trường ASEAN với 430 triệu dân, thu nhập
bình quân đầu người hàng năm 1.608 USD, tốc độ phát triển bình quân 6 – 8% thì đây quả là một thị trường lớn cho hàng may mặc. ASEAN còn là một thị trường có nền văn hóa tương đồng lẫn nhau, do thị hiếu lối sống cũng tương đối giống nhau. Điều này là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam xâm nhập dễ dàng hơn.