Ngày nay, cạnh tranh chất lượng sản phẩm, dịch vụ thời gian cung cấp hàng hóa và điều kiện giao hàng được đặt lên vị trí hàng đầu. Nhưng giá cả vẫn có vai trò quan
trọng thậm chí diễn ra gay gắt. Đối với thị trường Việt Nam, thu nhập dân cư chưa cao, yêu cầu về chất lượng và chủng loại hàng hóa còn tương đối thì cạnh tranh bằng chiến lược giá được coi là vũ khí lợi hại giúp cho các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh.
Giá bán trên thị trường nội địa dựa trên giá thành và giá thị trường. Giá xuất khẩu dựa trên thông tin do Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên cung cấp và chủ yếu từ khách hàng ( như khách hàng Indonesia và Ấn Độ) giá tham khảo quốc tế và từ tạp chí ngoại thương. Nhưng để đưa ra được mức giá xuất khẩu chuẩn thì Công ty cần hiểu rõ giá thành sản xuất, giá thị trường và giá hiện tại đang bán của Công ty và giá của đối thủ cạnh tranh. Hiện tại giá xuất khẩu của Công ty thấp hơn giá bán trên thị trường nội địa do áp lực cạnh tranh giá trên thị trường quốc tế cao mà mạnh nhất là Trung Quốc.
Hiện nay công ty đang sử dụng công thức tính giá bán là:
Giá bán = Giá thành + Lợi nhuận kỳ vọng
Ngoài sử dụng công thức định giá trên, Công ty hiện đang áp dụng các hình thức chiến lược giá:
• Chính sách ổn định giá: Nhằm duy trì mức giá hiện hàng để một mặt đáp ứng
được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu và giữ được uy tín cho Công ty. Công ty tiến hành áp dụng chính giá ổn định thường là mức giá bán mà Công ty công thêm mức lãi 10 – 15% vào tổng chi phí.
• Chính sách giảm giá: Được Công ty áp dụng vào các ngày lễ, tết, các ngày có ý
nghĩa trong sinh hoạt chính trị, văn hóa kinh tế của đất nước. Công ty chủ trương áp dụng hính thức giảm giá nhằm tác động đến tâm lý khách hàng, lôi kéo sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của mình.
• Chính sách phân biệt giá: Công ty sử dụng chiến lược phân biệt giá theo khối
lượng hàng mua và phương thức thanh toán: Khách hàng mua số lượng hàng hóa nhiều hay thanh toán nhanh, trả ngay bằng tiền mặt sẽ nhận được sự ưu đãi về giá so với khách hàng khác. Ngoài ra đối với những nhóm khách hàng khách nhau như: Khách hàng quen, đơn vị kinh tế thuộc tổ chức từ thiện, trường học Công ty sẽ bán với mức giá ưu đãi hơn. Đối với hầu hết các sản phẩm Công ty
thực hiện chính sách giá phân biệt. Chẳng hạn, đối với sản phẩm khăn, việc bán hàng cho các khách hàng quen lâu năm Công ty thường thực hiện giảm giá 5% so với các khách hàng khác, và với mỗi phương thức thanh toán khác nhau, mỗi lượng mua hàng khác nhau Công ty lại có một sự ưu đãi giá khác nhau.
Với các chính sách giá linh hoạt này giúp Công ty khắc phục phần nào sự yếu hơn trong cạnh tranh về giá so với đối thủ khác ở trong và ngoài nước. Đồng thời tạo được lượng doanh thu ổn định, duy trì được các bạn hàng truyền thống và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới.
Bảng 3.5 Bảng giá bán một số sản phẩm của Thanh Nguyên so với đối thủ cạnh tranh năm 2015
STT Tên sản phẩm Đơn vị tính
Công ty
Thanh
Nguyên Vinatex Hồng Lĩnh PVTEX Phú Bài
1 Sợi Polyester VNĐ/kg 91.170 90.750 89.280
Thanh
Nguyên Phong Phú Đại Việt
2 Vải Denim VNĐ/mét 48.720 47.040 46.200
Thanh
Nguyên Nhà Bè Việt Tiến
3 Quần áo thể thao VNĐ/bộ 314.200 366.700 373.000 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
Nhìn chung, giá bán một số sản phẩm của Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên so với một số đối thủ cạnh là khá cao. Điều đó cho thấy Công ty đã khẳng định được thương hiệu và chất lượng của mình trên thị trường. Công ty cần tăng cường công tác tiếp thị và có các chính sách khuyến mại, chiết khấu tốt nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh với các thương hiệu may mặc khác và tạo chỗ đứng trên thị trường.