Nhận xét, đánh giá chung về tình hình tiêu thụ và nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân may thanh nguyên (Trang 54)

Năm 2014 nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm mạnh, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta nhất là thị trường dệt may khi thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ. Các doanh nghiệp đều thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, giảm giờ làm thậm chí phải đóng cửa dừng hoạt động.

Thị trường tiêu thụ trong nước chưa có dấu hiệu phục hồi, tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao do thu nhập của người dân khó khăn bắt buộc phải thắt chặt chi tiêu trong khi nhà nước từng bước thả nổi giá điện, xăng dầu, tỷ giá hối đoái, cắt giảm thuế nhập khẩu…theo cam kết khi gia nhập WTO. Lãi suất vay giảm nhưng các vật tư đầu vào đều tăng, lương cơ bản tăng cao trong khi giá bán các sản phẩm may mặc đều giảm.

Ngoài các khó khăn chung, Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên có những khó khăn đặc thù riêng ảnh hưởng đến SXKD:

- Tiến độ các dự án từ năm 2014 không đúng yêu cầu do bị ảnh hưởng các yếu tố như trượt giá, tiến độ giải ngân, nguồn vốn.

- Nguyên liệu bông tồn năm 2014 vẫn còn sản xuất đến giữa năm 2015 mới kết thúc nên ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD chung.

- Nguồn nhân lực sau di dời vừa thiếu vừa yếu chưa đáp ứng yêu cầu phát triển là những khó khăn thách thức lớn trong năm 2014.

- Do quản lý tiến độ di dời kém nên phát sinh nhiều chi phí, chất lượng thiết bị lưu kho bị ảnh hưởng, thị trường tiêu thụ cả xuất khẩu và nội địa đều mất một số các khách hàng lớn.

Điểm mạnh:

- Công tác điều hành chủ động quyết liệt hơn so với các năm trước đây đưa đến kết quả SXKD khả quan, đảm bảo tiến độ đầu tư của các dự án Nhà máy May Đồng Văn, Nhà may Sợi Đồng Văn, Nhà máy May Nam Đàn, dự án đầu tư chiều sâu và mở rộng tại Nhà máy Sợi Bắc Ninh, Công ty CP Dệt May Hoàng Thị Loan.

- Phục hồi được thị trường sợi, làm tốt công tác chuẩn bị thị trường và khách hàng cho Nhà máy Sợi Đồng Văn.

- Giám sát chặt chẽ, minh bạch, rõ ràng, chấn chỉnh kịp thời các đơn vị thành viên về SXKD, quản lý tài chính, ứng phó với khó khăn.

- Áp dụng nhiều chính sách, chế độ đối với người lao động, tuyển dụng và đào tạo đủ lao động cho các nhà máy mới đi vào hoạt động.

Điểm yếu:

- Công tác quản lý, quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh chưa tốt nên chi phí sản xuất cao, làm giá thành sản phẩm sản xuất cao, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

- Công tác thị trường sản phẩm May chưa tốt, thị trường xuất khẩu chủ yếu làm gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên rất thiệt thòi trong việc phân phối GTGT, phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài, chưa có nhiều đơn hàng FOB, chưa sử dụng hiệu quả chuỗi liên kết nội bộ sợi – dệt – may. Thị trường nội địa chưa phát huy được

thế mạnh của thương hiệu Thanh Nguyên, chưa đưa được sản phẩm đặc trưng ra thị trường.

- Công tác thị trường sản phẩm dệt kim còn kém, sản xuất luôn non tải, đơn hàng nhỏ lẻ không ổn định hiệu quả thấp.

PHẦN 4: XU HƯỚNG TRIỂN VỌNG CỦA DOANH NGHIỆP NĂM TỚI VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MAY THANH

NGUYÊN 4.1 xu hướng triển vọng của Công ty năm tới 4.1.1 Đặc điểm tình hình trong những năm tới.

Thuận lợi

• Do ảnh hưởng của hiệp định TPP có sự dịch chuyển đầu tư ngành dệt may vào

Việt Nam.

• Một số dự án đầu tư, hợp tác đầu tư của Tổng công ty đi vào hoạt động: Nhà

máy Sợi Đồng Văn, nhà máy May Nam Đàn tăng sản lượng sản xuất sợi 4000 Tấn/năm, sản phẩm May tăng 500.000 sản phẩm quy đổi năm 2015.

• Hệ thống quản lý của TCT đã được cải tiến theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đã

ổn định và phát triển lực lượng sản xuất tại TCT và các công ty con. Có thuận lợi trong việc tiếp cận được nguồn vốn từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Khó khăn

• Nền kinh tế thế giới và Việt Nam chưa ngăn được đà tuột dốc ảnh hưởng tiêu

cực đến các ngành kinh tế nói chung và dệt may nói riêng.

• Bên cạnh các khó khăn chung, năm 2015 Tổng công ty còn có các khó khăn đặc

thù riêng: lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao mất nhiều sau di dời, hệ thống quản lý mới sắp xếp lại cho tinh gọn nhưng địa bàn hoạt động lại rộng

hơn nên chưa thích nghi hoàn toàn. Một số các công ty con và công ty góp vốn hoạt động chưa hiệu quả.

4.1.2 Xu hướng phát triển ngành dệt may trong những năm tới

• Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa nhằm tạo

ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành Dệt May là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu vừa không kịp thời.

• Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất

khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm trong ngành.

• Phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển

lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm vào các khu, cụm công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May tại các đô thị và thành phố lớn.

• Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May, huy động

mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn non yếu và thiếu kinh nghiệm.

• Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền

vững của ngành Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề chuyên sâu.

4.1.3 Mục tiêu chiến lược của công ty trong những năm tới

• Tổ chức lại hệ thống quản lý theo hướng tinh gọn và hiệu quả, năm 2015 đã

thực hiện ở cấp Tổng công ty sang năm 2014 tiếp tục thực hiện đến cấp trung gian và cấp thừa hành của các công ty.

• Phát triển và phân phối lại lực lượng sản xuất, giảm tối đa các thiết bị ngừng sản xuất, giảm thiểu thiệt hại các dự án đầu tư dang dở ( Đồng Văn 2014, Nam Đàn 2015). Đánh giá lợi thế cạnh tranh vùng miền để xác định điểm đầu tư phát triển.

• Tăng cường liên kết các Công ty trong hệ thống Thanh Nguyên, sử dụng hiệu

quả chuỗi cung ưng nội bộ sợi – dệt – may.

• Phát triển sản phẩm mới có tính khác biệt, bán sản phẩm may từ thiết kế ODM.

• Cân đối các nguồn vốn trong toàn bộ hệ thống, vốn hoạt động sản xuất kinh

doanh, vốn đầu tư.

• Phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giữ vững và củng cố vị

trí doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dệt may Việt Nam.

• Có phương hướng đầu tư hợp lý để nhập khẩu công nghệ đưa ra các dây chuyền

sản xuất hiện đại đáp ứng nhu cầu các sản phẩm chất lượng cao, thỏa mãn khách hàng.

• Mở rộng thị trường trong nước, tăng quy mô về sản lượng và chất lượng, đủ sức

cạnh tranh với hàng lậu, với việc phát triển hơn nữa thương hiệu và hạ giá thành cho phù hợp với nhu cầu.

• Tăng phần trăm tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu nhằm phát triển vốn tự có, giảm bớt

vốn đi vay nhằm giảm chi phí và chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

• Các tiêu chí:

+ Sản lượng tiêu thụ sản phẩm mỗi năm phấn đấu tăng trên 20%

+ Tổng doanh thu phấn đấu năm 2014 là 729.300 triệu đồng trở lên

+ Thu nhập bình quân mỗi năm tăng 15% trở lên

4.2 Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ tại Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên Thanh Nguyên

4.2.1. Biện pháp 1: Mở thêm cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Công ty ở khu vực Miền Trung và miền Nam vào năm 2014 ty ở khu vực Miền Trung và miền Nam vào năm 2014

3.2.1.1 Mục đích của biện pháp

• Phục vụ nhanh chóng, kịp thời các nhu cầu của khách hàng trong khu vực.

• Có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với khách hàng, tiếp nhận những phản hồi của

khách hàng…từ đó giúp Công ty có những chính sách về sản phẩm phù hợp, đáp ứng mọi thị hiếu của khách hàng. Qua đó, giúp Công ty thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

• Mở rộng mạng lưới phân phối hơn, làm tăng uy tín của Công ty và cũng là cơ

hội quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho Công ty.

• Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, thị phần và lợi nhuận cho Công ty.

4.2.1.2 Căn cứ đề ra biện pháp

Như thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực đã phân tích, hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu tập trung vào khu vực phía Bắc. Trong khi khu vực miền Trung và khu vực miền Nam, với dân số hơn 60 triệu dân, mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sẽ khiến cho nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm trung và cao cấp, đây hẳn là thị trường tiềm năng chưa được khai thác hết.

Hàng may mặc của Thanh Nguyên ngày càng được sự tín nhiệm của khách hàng cả trong và ngoài nước với chất lượng sản phẩm tốt, mềm mại, thoáng mát, tiện dụng với nhiều kiểu dáng bắt mắt, phù hợp với mọi lứa tuổi, rất thích hiệu hợp nhiệt độ nóng ẩm, mưa nhiều ở khu vực miền Trung và miền Nam. Các sản phẩm dệt kim như áo Pull, Tshirt, quần áo thể thao, khăn bông…được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, trong đó đặc biệt là hai dòng sản phẩm thời trang cao cấp mang nhãn hiệu JUMP, BLOOM.

Mặc dù doanh thu tiêu thụ mặt hàng may liên tục giảm do vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh trên thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt là sự gia tăng ồ ạt của các mặt hàng may mặc không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn ngập thị trường, các mặt hàng gia công từ Trung Quốc như cơn sóng thần làm mưa làm gió suốt thời gian qua. Song với nhận thức ngày càng cao của người dân và sức lan tỏa mạnh mẽ của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Công ty cần mạnh dạn đầu tư sản xuất cho tiêu thụ nội địa, đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Nam, mở rộng phát triển hệ thống kênh phân phối, cửa hàng riêng rộng khắp cả nước, thuê nhiều mặt bằng lớn ở những vị trí đắc địa trên các tuyến phố trung tâm, trong các trung tâm thương mại lớn để xúc tiến hình ảnh và bán hàng.

4.2.1.3 Nội dung của biện pháp

Mở cửa thêm các chi nhánh kiêm cửa hàng giới thiệu và bán hàng tại 2 khu vực miền Trung và miền Nam. Cụ thể như sau:

• Miền Trung: đặt thêm chi nhánh tại các tỉnh Đà Nẵng, Khánh Hòa

• Miền Nam: đặt thêm chi nhánh tại các tỉnh Bình Phước, Tiền Giang

4.2.1.4 Ước tính chi phí và hiệu quảa) Ước tính chi phí a) Ước tính chi phí

Bảng 4.1 Bảng tổng hợp chi phí một cửa hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chi phí Diễn giải Thành tiền

1 Thuê nhà 300 m2 , 1 năm 360

2 Sửa chữa nhà 1 cửa hàng 450

3 Mua xe chở hàng 2 xe contener, 15 tấn 2.400

4 Mua máy vi tính 2 bộ máy để bàn 20

5 Làm thủ tục thuê nhà 1 cửa hàng 10

6 Nhân công 1 năm 600

2 nhân viên quản lý 48

2 kế toán kiêm bán hàng 72

4 nhân viên lái xe (2 chính +2 phụ) 120

7 Khấu hao TSCĐ 1 năm 325

8 Chi phí khác 1 năm 240

Tổng 4.405

Chi phí cho 4 cửa hàng: 4.405*4 = 16.180 triệu đồng/năm

b) Ước tính doanh thu trong năm 2014

Đơn vị Miền Trung Miền Nam Tổng

Doanh thu triệu đồng 184.602 170.616 355.218

c) Hiệu quả dự kiến của biện pháp 1

Bảng 4.2 Hiệu quả dự kiến của biện pháp 1

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Diễn giải Thành tiền

1 Tổng doanh thu 4 cửa hàng 355.218

2 Giá vốn hàng bán 60% doanh thu 213.131

3 Tổng Chi phí 26.837

Chi phí cửa hàng 4 cửa hàng 16.180

Chi phí vận chuyển bằng đường sắt 3% doanh thu 10.657

4 Lợi nhuận trước thuế (1) - (2) - (3) 115.250

5 Lợi nhuận sau thuế (4)*0.75 86.438

4.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức chương trình Hội nghị khách hàng hàng năm giữa các nhà phân phối của Công ty giữa các nhà phân phối của Công ty

3.2.2.1 Mục đích của biện pháp

• Giao lưu gặp gỡ giữa các nhà phân phối nhằm thắt chặt mối quan hệ.

• Cùng với nhà phân phối bàn về một số chính sách phân phối của công ty.

4.2.2.2 Căn cứ đề ra biện pháp

Hội nghị là nơi gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo sản xuất, phân phối để từ đó mỗi bên có thể tự hoàn thiện, tạo cầu nối vững chắc cho hoạt động sản xuất và kinh doanh phát triển. Điều này làm nên sự khác biệt của chương trình kết nối cung cầu hàng hóa, được các DN trông chờ nhất trong năm.

Trong quá trình gặp gỡ và trao đổi, nhà phân phối sẽ thông báo cụ thể đến Công ty về tiêu chí hàng hóa, bao bì, chất lượng mẫu mã sản phẩm cho phú hợp với điều kiện kinh doanh. Nếu sản phẩm chưa đảm bảo các tiêu chí, các nhà phân phối sẽ hưỡng dẫn và hỗ trợ để giúp nhà sản xuất định hướng sản xuất tốt hơn.

Từ hội nghị này, Công ty và các nhà phân phối sẽ thống nhất được phương thức thu mua, quy cách, chất lượng, mẫu mã, số lượng, thương hiệu, giá cả, cách thức giao nhận sản phẩm vào hệ thống phân phối. Đây cũng là dịp để Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp cho bên sản xuất hiểu hơn về lợi ích của sự hợp tác liên kết, qua đó cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, đảm bảo chất lượng.

4.2.2.3 Nội dung của biện pháp

a) Đối tượng: Tất cả các thành viên của các nhà phân phối trong cả nước.

b) Thông báo:

• Công ty có chính sách hỗ trợ đi lại cho các thành viên: 2 triệu/nhà phân phối.

• Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm.

• Gửi thư mời tất cả các nhà phân phối của công ty trước ngày 20/01/2014.

• Trước thời gian diễn ra buổi họp mặt một tuần và ba ngày thì phải có một cuộc

điện thoại nhắc nhở về buổi họp mặt.

c) Yêu cầu

Các thành viên đến họp phải tuân thủ các quy định sau:

• Đến đúng giờ của ban tổ chức.

• Tôn trọng sự chỉ đạo của ban tổ chức trong suốt thời gian diễn ra buổi họp mặt

• Mang theo giấy mời.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân may thanh nguyên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w