Đổi mới phương thức tiếp thị và tận dụng mọi cơ hội để mở thêm thị trường các mặt hàng bông, sợi, vải, hàng may mặc. Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương
mại quốc tế, đặc biệt là chủ động đối phó với các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu.
Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì, nhãn mác, đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng…, tổ chức mạng lưới đại lý và cửa hàng tiêu thụ sản phẩm bán lẻ trong nước nhằm khai thác sức mua của thị trường nội địa hơn 90 triệu dân và quảng bá thương hiệu, hình ảnh Thanh Nguyên trên thị trường trong nước.
Đổi mới trong công tác quản trị thương hiệu “ THANH NGUYÊN”. Giao quyền chủ động cho các đơn vị thành viên trong việc sử dụng các nhãn hiệu đã có cùng như thiết kế, phát triển các nhãn hiệu mới tại thị trường nội địa. Ngừng sử dụng các nhãn hiệu đó khi thị trường không chấp nhận.
Thống nhất thể hiện thương hiệu “THANH NGUYÊN” trong toàn bộ hệ thống gồm: Logo; Biển hiệu cửa hàng, đại lý độc quyền; Đồng phục nhân viên tiếp thị, bán hàng.
Mở các khóa đào tạo về soạn thảo, đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng. Thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và lao động) và đẩy mạnh các hoạt động thiết kế mẫu mốt, cung ứng nguyên phụ liệu, xúc tiến thương mại.
Nâng cao vai trò của thương hiệu trong quá trình phát triển của từng doanh nghiệp gắn liền trong hệ thống Thanh Nguyên, kết hợp với xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm độc đáo để từng bước đưa thương hiệu “Thanh Nguyên” trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu khu vực và châu Á vào năm 2020.
Tăng cường công tác các biện pháp chống hàng giả, hàng nhái thông qua: Các triển lãm hàng giả - hàng thật; Tem chống hàng giả; Quản lý chặt chẽ các nhãn mác, bao bì tại doanh nghiệp và tại các sơ sở sản xuất nhãn mác
PHẦN 5 KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc nâng cao kết quả tiêu thụ sản phẩm luôn cần thiết, không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên cũng vậy, vai trò của tiêu thụ sản phẩm là hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự sống còn và thịnh suy của Công ty. Vì vậy, việc phải thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ nhằm tận dụng được cơ hội và tìm ra điểm mạnh để phát huy, đồng thời tìm ra những hạn chế để đưa ra biện pháp khắc phục mới có thể tồn tại và phát triển trên thị trường.
Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên là một doanh nghiệp lớn, có truyền thống trong ngành Dệt May Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều sự đổi mới và tiến bộ.
Tuy nhiên, giống như bất kỳ doanh nghiệp khác, Công ty cũng gặp khó khăn trong việc tiêu thụ và phát triển thị trường. Do vậy, việc chọn đề tài tốt nghiệp của em xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm đối với Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế.
Trong khuôn khổ của đồ án này, em đã tiến hành phân tích các biến động của kết quả tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây. Phân tích chi tiết kết quả theo từng loại sản phẩm, theo kênh phân phối và theo khu vực địa lý, từ đó nêu ra các nguyên nhân về thực trạng để có phương hướng giải quyết. Bên canh đó, từ việc phân tích các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động lên kết quả tiêu thu, nêu lên các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài. Từ việc phân tích này, em đã đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả tiêu thụ sản phẩm cua Công ty.
Mặc dù có nhiều có gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thành đồ án. Song do trình độ, khả năng và thời gian có hạn nên đồ án này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để đồ án tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn các thầy cô trong, các cán bộ công nhân viên tại Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên, và đặc biệt là cô giáo hưỡng dẫn: Th.s đã nhiệt tình hưỡng dẫn và chỉ bảo để em có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
MỤC LỤC
PHẦN 1 LỜI MỞ ĐẦU...1 PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MAY THANH NGUYÊN...2
2.1 Khái quát về Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên...2
2.1.1 Giới thiệu về Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên...2
2.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty...2
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên...3
2.1.4 Một số hàng hóa và dịch vụ hiện tại...4
2.1.5 Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty...5
2.1.5.1 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp...5
2.1.5.2 Quy trình công nghệ...7
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty...10
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty...10
2.1.5 Cơ cấu lao động...14
2.1.6 Đặc điểm tài chính của Công ty...17
PHẦN 3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MAY THANH NGUYÊN...23
3.1 Thực trạng hoạt động tại doanh nghiệp...23
3.1.1 Phân tích chi tiết kết quả tiêu thụ sản phẩm...24
3.1.1.1 Phân tích kết quả tiêu thụ theo nhóm sản phẩm...24
Hình 2.4 Biểu đồ sản lượng, doanh thu theo nhóm sản phẩm năm 2013 – 2014...25
3.1.1.2 Phân tích kết quả tiêu thụ theo khu vực...26
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh theo khu vực năm 2013 – 2014...26
3.1.1.3 Phân tích kết quả tiêu thụ theo kênh phân phối...28
3.1.2 Phân tích các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ...29
3.1.2.1 Phân tích các yếu tố thuộc hoạt động tiêu thụ...29
3.1.2.1.1 Nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường...29
3.1.2.1.2 Chính sách sản phẩm ...31
3.1.2.1.3 Chính sách giá bán...32
3.1.2.1.4 Chính sách phân phối...34
Hình 3.1 Sơ đồ kênh phân phối của Thanh Nguyên...35
3.1.2.1.5 Chính sách xúc tiến bán...38
3.1.3 Phân tích các yếu tố không thuộc hoạt động tiêu thụ...43
3.1.3.1 Yếu tố sản xuất...43
3.1.3.2 Yếu tố nhân sự...43
3.1.3.3 Yếu tố tài chính...44
3.2.1 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ...45
3.2.1.1 Môi trường vi mô...45
3.2.1.1.1 Yếu tố khách hàng...45
3.2.1.1.2 Yếu tố đối thủ cạnh tranh ...46
3.1.1.2.3 Yếu tố nhà cung cấp...48
3.2.2 Môi trường vĩ mô ...49
3.2.2.1 Môi trường chính trị - pháp lý...49
3.2.2.2 Môi trường kinh tế...50
3.2.2.3 Môi trường công nghệ...50
3.2.2.4 Môi trường tự nhiên...51
3.2.2.5 Môi trường văn hóa xã hội...51
3.2.3 Nhận xét đánh giá từ các kết quả phân tích môi trường bên ngoài...52
3.2.4 Nhận xét, đánh giá chung về tình hình tiêu thụ và nhân tố ảnh hưởng...54
PHẦN 4: XU HƯỚNG TRIỂN VỌNG CỦA DOANH NGHIỆP NĂM TỚI VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN MAY THANH NGUYÊN ...56
4.1 xu hướng triển vọng của Công ty năm tới...56
4.1.1 Đặc điểm tình hình trong những năm tới...56
4.1.2 Xu hướng phát triển ngành dệt may trong những năm tới...57
4.1.3 Mục tiêu chiến lược của công ty trong những năm tới...58
4.2 Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ tại Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên...59
4.2.1. Biện pháp 1: Mở thêm cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Công ty ở khu vực Miền Trung và miền Nam vào năm 2014...59
3.2.1.1 Mục đích của biện pháp...59
4.2.1.2 Căn cứ đề ra biện pháp...59
4.2.1.3 Nội dung của biện pháp...60
4.2.1.4 Ước tính chi phí và hiệu quả...60
4.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức chương trình Hội nghị khách hàng hàng năm giữa các nhà phân phối của Công ty...61
3.2.2.1 Mục đích của biện pháp...61
4.2.2.2 Căn cứ đề ra biện pháp...62
4.2.2.3 Nội dung của biện pháp...62
4.2.2.4 Ước tính chi phí và hiệu quả dự kiến...63
4.4 Một số biện pháp khác...65
4.4.1 Giải pháp về xây dựng sản phẩm chiến lược và đa dạng hóa sản phẩm...65
4.4.2 Giải pháp đầu tư thiết bị và nguồn cung ứng nguyên phụ liệu bền vững...66