Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân may thanh nguyên (Trang 45)

3.2.1.1 Môi trường vi mô

3.2.1.1.1 Yếu tố khách hàng

Mức độ quan trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp là sự sống còn, đến mức doanh nghiệp cần phải thành lập các nhóm nghiên cứu “hành vi người tiêu dùng” để biết họ đang nghĩ gì và sẽ quyết định gì.

Khách hàng là những người đang và sẽ mua hàng của Công ty. Khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa, cũng như sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, những biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đội sở thích, thị hiếu, thói quen…làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt động kinh doanh hướng vào nhu

cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp, và thói quen tổ chức dịch vụ phục vụ khách hàng, đánh đúng tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.

3.2.1.1.2 Yếu tố đối thủ cạnh tranh

Hiện nay cả nước đã có gần 6000 đơn vị tham gia ngành dệt may, nên Công ty đang gặp phải sự cạnh tranh khá gay gắt. Về ngành sợi có các Công ty Vinatex Hồng Lĩnh, PVTEX Phú Bài, Texhong Quảng Ninh, Đại Việt... Về dệt có các đối thủ như Dệt 8/3, dệt Thắng Lợi, dệt Thành Công, dệt Thái Tuấn … May có các công ty như: Nhà Bè, may Thăng Long, may Việt Tiến…Nhìn chung các công ty này cạnh tranh mạnh mẽ về mẫu mã, màu sắc, giá cả, đồng thời là thái độ phục vụ khách hàng.

Ngoài ra, Công ty cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các công ty xuất khẩu dệt may của các nước trên thế giới, trong đó phải kể đến Trung Quốc, Malaysia, Bangladesh…Do đó, Công ty cần có chiến lược tiếp thị có hiệu quả để duy trì các khách hàng củ và thu hút thêm khách hàng mới

Bảng 3.9 Bảng so sánh một số đối thủ cạnh tranh tiêu biểu của Thanh Nguyên trong ngành dệt may

STT

Đối thủ cạnh tranh

Điểm mạnh Điểm yếu Thị phần

(%) 1 Công ty cổ phần Phong Phú - Thành lập sớm, có bề dày truyền thống 50 năm và uy tín trên thị trường. Đặt biệt là lĩnh vực dệt may, bất động sản, đầu tư tài chính.

- Đội ngũ nhân viên có trình độ

chuyên môn cao.

- Chất lượng sản phẩm tương cao, mẫu mã phong phú và

- Công tác chăm sóc

khách hàng còn yếu đặc biệt còn tư tưởng phân phối độc quyền.

- Mạng lưới phân

phối còn hẹp, chủ yếu tập trung vào khu vực phía Nam.

dịch vụ chuyên nghiệp. - Tiềm lực tài chính mạnh. - Có lượng khách hàng truyền thống lớn cả trong và ngoài nước 2 Công ty cổ phần PVTEX Phú Bài

- Có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nguyên/phụ liệu cho ngành dệt may trong nước và khu vực.

- Đội ngủ nhân viên có trình độ

chuyên môn cao.

- Địa bàn cung cấp dịch vụ lớn

- Tài chính tương đối mạnh

- Dịch vụ chăm sóc

khách hàng và tiếp cận khách hàng còn nhiều hạn chế.

- Chiến lược phát

triển địa bàn tại Long An còn yếu và mang tính chất nhỏ lẻ. 36 3 Công ty cổ phần Vinatex Hồng Lĩnh

- Máy móc sản xuất hiện đại.

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật được

đi đào tạo tại nước ngoài chuyên sâu về ngành dệt may. - Tiềm lực tài chính tốt Mới thành lập nên khách hàng chưa biết đến tên tuổi và thương hiệu. Cùng với công tác Marketing còn hạn chế nên chưa tiếp cận đến đại đa số khách hàng.

4 Công ty cổ phần Đại Việt - Có hệ thống chính sách về giá bán và dịch vụ tốt nhất trên thị trường. - Có sự hỗ trợ mạnh mẽ về của

các chuyên gia nước ngoài. - Nắm bắt tốt xu hướng thời

trang trong và ngoài nước.

- Hệ thống bán hàng thiếu chuyên nghiệp. - Chất lượng sản phẩm chưa cao. 3 5 Các công ty khác 1 3.1.1.2.3 Yếu tố nhà cung cấp

Ở Việt Nam, việc sản xuất ra các nguyên liệu cho ngành dệt may vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đa số nguyên liệu là do các Công ty tiến hành nhập khẩu từ nước ngoài căn cứ vào hợp đồng mà Công ty đã ký với khách hàng. Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyêncũng nằm trong tình trạng này. Trên thực tế Công ty luôn tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu mà trong nước có thể sản xuất được với chi phí thấp hơn, kết hợp với các nguyên vật khác mà trong nước không sản xuất ra được để tiến hàng sản xuất ra sản phẩm nhập khẩu nhằm tối đa chi phí tăng sức cạnh tranh của Công ty.

Bảng 3.10 Thực trạng cung ứng nguồn nguyên liệu năm 2014 STT Nguyên liệu Nhập khẩu (%) Trong nước (%)

1 Xơ 95 5

2 Bông 86.5 13.5

3 Sợi 95 5

4 Hóa chất, thuốc nhuộm 99 1

5 Vải 80 20

Nguồn: Phòng sản xuất

Qua bảng 2.4 ta thấy các nguyên liệu sản xuất các mặt hàng chính của Công ty chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt sản phẩm sợi hiện nay vẫn là mặt hàng chủ đạo của Công ty nhưng nguyên liệu chính của nó là xơ PE chiếm phần lớn là nhập

khẩu từ thị trường nước ngoài như Hàn Quốc và Đài Loan chiếm 95%. Nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước không đáng kể chỉ chiếm khoảng 5%. Nguồn nguyên liệu bông trong nước chỉ chiếm 13.5% lượng bông sử dụng. Còn lại đươc nhập khẩu từ các nước Nga, Mỹ, Úc, Tây Phi. Nguyên liệu vải cũng mới chỉ cung cấp được 20% cho ngành may nội địa và xuất khẩu.

Ngoài ra Công ty còn nhập khẩu nhiều loại hóa chất thuốc nhuộm dùng cho các công đoạn tẩy nhuộm, làm bóng vải… và các nguyên liệu khác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy Doanh nghiệp tư nhân may Thanh Nguyên chưa chủ động về mặt nguyên liệu, bị phụ thuộc vào nước ngoài, nên tính chủ động trong sản xuất chưa cao, hiệu quả sản xuất bị hạn chế.

3.2.2 Môi trường vĩ mô

3.2.2.1 Môi trường chính trị - pháp lý

Trong kinh doanh hàng may mặc, môi trường chính trị pháp lý có ảnh hưởng mạnh đến các quyết định của doanh nghiệp. Ở nước ta, nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Do vậy, vai trò của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn. Trong những năm qua, dệt may được xác định ngành công nghiệp mũi nhọn nên được Đảng và nhà nước quan tâm. Do đó, đã có rất nhiều chế độ, chính sách, văn bản pháp luật quy định hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp may mặc. Luật đầu tư nước ngoài ra đời tạo điều kiện cho ngành thu hút vốn đầu tư nước ngoài như: cho phép chuyển nhượng 20 trong số 29 mã dệt may vào thị trường EU từ cấp hạn ngạch sang cấp phép tự động, giảm 50% phí đấu thầu hạn ngạch để tăng khả năng cạnh tranh, ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành trong lĩnh vực gia công hay sản xuất hàng xuất khẩu, miễn thuế một năm toàn bộ lệ phí hải quan và lệ phí hạn ngạch xuất khẩu…

Ngoài ra, chính phủ còn quy hoạch vùng trồng bông, ban hành chính sách hỗ trợ ngành trồng bông như hỗ trợ vốn dự trữ hạt giống, vốn đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ…Mặt khác nhà nưới còn giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị cho các doanh nghiệp trong ngành cũng như tăng cường hơn nữa công tác quản lý thị trường,

xử lý nghiêm minh các trường hợp làm giả hàng nhái nhằm bảo vệ người tiêu dùng cũng như uy tín của doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc.

3.2.2.2 Môi trường kinh tế

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lại thêm sự cạnh tranh trên thị trường hàng may mặc ngày càng khốc liệt do sự phát triển ồ ạt hàng may giá rẻ của Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, giá gia công may giảm từ 30 – 50%, thị trường trong nước tràn ngập hàng nhập khẩu, hàng trốn thuế…Thị trường trong nước trầm lắng, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Các chính sách của Nhà nước mặc dù có hướng tạo điều kiện cho các DN tháo gỡ khó khăn nhưng không giải quyết dứt điềm và kịp thời cho DN cũng với mức lãi suất ngân hàng dù đã được giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao đang là sức ép đối với DN.

Các nhà lãnh đạo tham gia đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đưa ra mục tiêu sẽ kết thúc đàm phán vào cuối năm 2015. Hiệp định TPP được ký kết sẽ là cú hích mới cho sự phát triển của ngành cả về số lượng và chất lượng. Số lượng ở đây hàm ý quy mô sản xuất và xuất khẩu, chất lượng là nói tới sự hoàn thiện hơn trong hệ thống sản xuất kinh doanh dệt may Việt Nam, cải thiệu giá trị gia tăng của sản phẩm. Đồng thời Hiệp định TPP được ký kết sẽ tạo cơ hội cho DN được cạnh tranh lành mạnh hơn, cơ cấu lại khách hàng, lựa chọn khách hàng phù hợp với nội lực của mình.

3.2.2.3 Môi trường công nghệ

Công nghệ là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt hơn của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Sự phát triển của khoa học công nghệ tạo ra một bước đột phá mới đồng thời cũng là mối đe dọa đối với những doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại.

Môi trường công nghệ ở Việt Nam đang có sự biến đổi mạnh mẽ, xu hướng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về là phổ biến, có nhiều lĩnh vực công nghệ có ảnh hưởng như công nghệ cơ khí, tự động hóa xí nghiệp….Một mặt giúp doanh nghiệp mởrộng quy mô sản xuất và tiết kiệm được các chi phí do tổn hao và giảm được ô

nhiễm môi trường. Mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp nhập khẩu và thực hiện vận hành sử dụng một cách hiệu quả hơn.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc thực hiện “ Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Chính phủ đã tổ chức hội thảo “ Giải pháp trải cắt thông mình từ Italia, tối ưu hóa nguồn lực cho doanh nghiệp ngành may công nghiệp 2014”. Tại hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước đã giới thiệu các công nghệ mới và hiện đại của ngành dệt may thế giới. Công nghệ trải cắt thông minh trên vải với chế độ hoạt động hoàn toàn tự động hoặc bán tự động, mâm chứa có thể xoay 180 độ dùng cho trải mặt úp mặt, điều này giúp DN yên tâm về sức căng và co lại của vải, làm cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cũng như sức cạnh tranh cao.

3.2.2.4 Môi trường tự nhiên

Mọi ngành sản xuất nói chung và ngành Dệt May nói riêng đều chịu sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Khí hậu và đất đai thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp như Bông, Đay, trồng dâu nuôi tằm…Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp là một yếu tố đầu vào của ngành Dệt May. Khi sợi, bông có năng suất, chất lượng cao thì sản phẩm Dệt May sản xuất ra cũng có chất lượng cao hơn cạnh tranh dễ dàng trên thị trường, nó là yếu tố nâng cao chất lượng sản phẩm.

3.2.2.5 Môi trường văn hóa xã hội

a) Yếu tố dân cư: Dân cư và cơ cấu dân cư ảnh hưởng rất lớn đến ngành Dệt May. Với số lượng dân cư dồi dào sẽ góp phần thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển. Dân số tăng lên nhu cầu về may mặc cũng tăng lên. Do đó ngành Dệt May phải phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và giải quyết việc làm. Cơ cấu dân cư được chia làm ba loại: cơ cầu dân cư theo độ tuổi, theo nhóm tuổi, theo vùng. Căn cứ vào đó Công ty có định hướng phát triển về sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng khác nhau.

b) Yếu tố thị trường: Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của

Công ty. Nhu cầu, cơ cấu nhu cầu và xu thế vận động của thị trường đòi hỏi Công ty phải vươn lên và nhờ đó Công nghiệp Dệt May phát triển có hiệu quả. Không có thị trường tiêu thụ thì ngành không thể thu hồi vốn chứ chưa nói đến tái sản xuất mở rộng, dẫn đến phải thu hẹp sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng không thể phát triển được. Mở rộng thị trường là vừa tăng thêm thị phần vừa học hỏi được kinh nghiệp trong sản xuất và chuyển giao công nghệ hiện đại và từ đó làm tăng khả năng sản xuất và cung cấp của Công ty. Trong xã hội ngày nay nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” ngày càng thể hiện rõ đặc biệt là giới trẻ, đây cũng là một thị trường tiêu thụ hàng Dệt May rất lớn. Ngoài ra, do lợi thế về giá lao động thấp nên nếu ngành Dệt May được đầu tư thích đáng thì sản phẩm Dệt May Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

c) Yếu tố văn hóa: Văn hóa lịch sử truyền thống, phong tục tập quán, con người ảnh hưởng trực tiếp đến cách sống, cách ăn mặc, phương thức sản xuất của ngành. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm dệt may rất phong phú và đa dạng. Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc cũng có sự biến đối liên tục. Nếu doanh nghiệp không chú trọng đầu tư đúng mực cho công tác thiết kế sẽ nhanh chóng bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường may mặc nội địa. Tuy nhiên người Việt Nam vẫn có tâm lý “ăn chắc mặc bền” nên những sản phẩm chất lượng tốt của Công ty vẫn được nhiều người tin dùng. Đây là một thuận lợi cho Công ty khi muốn chiếm lại thị trường nội địa hiến đang bị hàng Trung Quốc tấn công và thống trị.

3.2.3 Nhận xét đánh giá từ các kết quả phân tích môi trường bên ngoàiBảng 3.11 Bảng phân tích tổng hợp cơ hội và đe dọa của doanh nghiệp Bảng 3.11 Bảng phân tích tổng hợp cơ hội và đe dọa của doanh nghiệp

YẾU TỐ CƠ HỘI ĐE DỌA

Kinh tế - Nền kinh tế tăng trưởng ổn định

trong 2 năm vừa qua.

Cuối năm 2013 có lạm phát tăng cao, các dự án không

- Môi trường kinh doanh trong nước dần minh bạch hơn, được đối xử bình đẳng theo các quy định WTO

huy động được vốn đầu tư.

Chính trị - Pháp luật

Tình hình chính trị ổn định là yếu tố quan trọng cho các doanh nghiệp tập trung sản xuất kinh doanh.

Hệ thông hành lang pháp lý còn nhiều hạn chế. Thủ tục còn phức tạp gây khó khăn trong triển khai các dự án đầu tư.

Công nghệ

Đầu tư chuyển giao thiết bị và công nghệ từ nước ngoài, nâng cao năng lực thiết kế, năng suất lao động, giảm lãng phí tiêu hao nguyên vật liệu.

Công nghệ vẫn còn lạc hậu

Văn hóa xã hội

- Mức sống và thu nhập ngày càng tăng khiến cho nhu cầu cao về may mặc và làm đẹp ngày càng tăng.

- Chuyển biến tích cực trong tâm lý của người tiêu dùng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân may thanh nguyên (Trang 45)