Trình độ lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 75)

III. Công trình điện

3. Số năm kinh nghiệm TB Năm 18,53 21,53 16,16 17,

4.2.2 Trình độ lao động

Là một xã có diện tích trồng hành khá lớn so với các xã khác khu vực trong huyện. Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trồng lâu năm của các chủ hộ điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc mở rộng qua mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo ra nhiều lợi thế cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

* Tham gia tập huấn

Đây là nhân tố có tính chất nền tảng có tác động mạnh đến mức độ nhận thức về kỹ thuật trồng hành của các chủ hộ, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả sản xuất hành. Ảnh hưởng của việc tham gia tập huấn được thể hiện qua bảng 4.11

Bảng 4.11 Tham gia tập huấn của chủ hộ

Chỉ tiêu Đã được tập huấn Không được tập huấn

Năng suất (tạ/sào) 5,72 4,52

Các chỉ tiêu hiệu quả + GO/IC + VA/IC + MI/IC 5,12 4,12 2,93 4,19 3,19 1,97

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)

Qua bảng cho thấy những hộ đã được tập huấn có năng suất trung bình cũng như các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cao hơn các hộ không đươc tập huấn (về năng suất là 5,72 tạ/sào cao hơn 1,27 lần). Tuy nhiên, nhìn chung các chủ hộ trồng hành là những người có trình độ chuyên môn còn hạn chế, kém năng động và thiếu kinh nghiệm thực tế về thị trường. Hơn nữa, trong môi trường cạnh tranh luôn có sự biến động mạnh mẽ, để tạo được sự thích ứng nhanh nhạy với thị trường thì việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên là không thể thiếu đối với hoạt động lâu dài của quá trình sản xuất kinh doanh.

Do đó trong thời gian tới công tác tập huấn kỹ thuật cần được phát triển phổ biến hơn là điều rất cần thiết.

* Kinh nghiệm trồng hành

Để có một ruộng hành tốt, chất lượng hành cao và cho năng suất lớn mang lại thu nhập cao, hộ trồng hành cần phải có kinh nghiệm đúc rút từ thực tế trồng hành. Ảnh hưởng của kinh nghiệm trồng hành đến năng suất và hiệu quả kinh tế được thể hiện qua bảng 4.12

Bảng 4.12 Kinh nghiệm trồng hành của chủ hộ

Chỉ tiêu KN > 20 năm KN 10 - 20 năm KN < 10 năm

Năng suất (tạ/sào) 5,05 4,97 4,41

Các chỉ tiêu hiệu quả + GO/IC + VA/IC + MI/IC 4,54 3,54 2,32 4,51 3,51 2,27 4,15 3,15 1,98

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)

Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy ngoài việc tham gia tập huấn thì số năm kinh nghiệm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả sản xuất hành. Các hộ có số năm kinh nghiệm hơn 20 năm có năng suất trung bình là 5,05 tạ/sào cao hơn so với các hộ có số năm kinh nghiệm ít hơn 10 năm là 4,41 tạ/sào. Còn hộ kinh nghiệm 10 - 20 năm thì đạt năng suất 4,97 tạ/sào. Từ đó có thể thấy, các hộ có kinh nghiệm trồng hơn 20 năm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhóm hộ có ít năm kinh nghiệm.

Qua phỏng vấn người dân cho biết trước tiên người trồng phải biết chọn giống hành tốt. Đặc biệt là quy trình chăm sóc phải đúng thời điểm, phân loại rõ ràng giống, bón phân phù hợp theo từng thời kỳ sinh trưởng…Ở Phúc Thành thì kinh nghiệm trồng hành là khá cao. Điều này đã và đang thuận lợi đến cho các hộ mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo ra nhiều lợi thế cho lĩnh vực sản xuất này. Bởi với kinh nghiệm trồng hành lâu năm hộ sẽ có nhiều hiểu biết về kỹ thuật trồng hành cũng như những biến động ảnh hưởng tới cây hành, qua đó hộ có thể dự phòng để hạn chế thiệt hại mà thiên tai hay thị trường gây ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w