Các giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ hành

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 84)

- Tăng cường hỗ trợ, tập huấn cho

4.4.2Các giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ hành

Sơ đồ 4.2 Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành

4.4.2.1 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất

Quy trình kỹ thuật là yếu tố hàng đầu giúp cây hành sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo cây trồng cho năng suất cao, sản lượng lớn, chất lượng tốt, nhiều loại sản phẩm. Do đó để thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật người dân trồng hành cần:

+ Sử dụng giống cho năng suất cao, có nhiều phẩm chất tốt, sạch bệnh. + Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hái, phân loại sản phẩm. Thực hiện bón phân cân đối, nhất là khai thác nguồn phân hữu cơ sẵn có.

+ Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cán bộ kỹ thuật với bà con nông dân để người dân nắm bắt được kỹ thuật sản xuất.

+ Cán bộ khuyến nông cần phải hướng dẫn người dân tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hành; Hộ sản xuất cần thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời, chọn đúng thuốc, phun đúng định kỳ và không được làm dụng quá thuốc BVTV; Sử dụng các loại phân bón, các kích

Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành Kỹ thuật sản xuất Trình độ lao động Hệ thống dịch vụ Thị trường Cơ sở vật chất Chính sách tín dụng

thích tố sinh trưởng phù hợp để xử lý sâu bệnh hại, tăng tỷ lệ xuống củ; sử dụng đúng thuốc tại các đại lý, cửa hàng có uy tín và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc BVTV.

+ Xây dựng mô hình trình diễn để nông dân chuyển giao được kỹ thuật và kiến thức cho nhau.

4.4.2.2 Giải pháp về trình độ lao động

Các hộ sản xuất hành tại xã Phúc Thành phần lớn vẫn dựa vào kinh nghiệm sản xuất hành của bản thân trong quá trình trồng, chăm sóc hành. Để thay đổi tập quán, áp dụng dần khoa học kĩ thuật vào sản xuất hành rất cần công tác phổ biến kĩ thuật của các khuyến nông, sự tuyên truyền cũng như công tác đi đầu trong áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất tại các hộ. Ví dụ như mở các khóa đào tạo cho người sản xuất về kiến thức quản lý, nắm bắt thông tin thị trường…hoặc có thể mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy, khuyến khích các chủ hộ học tập trau dồi kiến thức thực tế và có các đợt kiểm tra, đánh giá năng lực, tạo điều kiện để họ tự đánh giá về mình và phấn đầu vươn lên. Các cơ quan về ngành nông nghiệp của huyện, của xã như phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông, hội nông dân…cần đưa ra các chương trình tập huấn cho nông dân về nội dung chất lượng và cách thức trồng cũng như bảo quản theo đúng quy trình kỹ thuật.

4.4.2.3 Giải pháp về thị trường

Sản phẩm sản xuất ra cần có thị trường tiêu thụ thì mới đáp ứng được vấn đề thu nhập của người dân, đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất, giải quyết được vấn đề thị trường là giúp cho người dân có thêm niềm tin và động lực để tiếp tục sản xuất hành có hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này cần:

UBND xã là cầu nối giữa các doanh nghiệp và địa phương bàn bạc cụ thể về việc tiêu thụ, chế biến, phân công địa bàn và trách nhiệm kí hợp đồng cung ứng vật tư tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt theo quy định số 80- Ttg ngày 8/8/2002 của thủ tướng chính phủ về khuyến khích các doanh nghiệp

tiêu thụ nông sản thực phẩm cho nông dân, thực hiện liên kết bốn nhà. Việc kí hợp đồng thu mua hành ổn định cho nông dân sẽ giúp cho nông dân tránh được ảnh hưởng của những biến động thất thường của giá hành, qua đó họ sẽ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường: Để có thể mang lại lợi ích lớn hơn cho người trồng hành, nâng cao giá bán, tăng cường vị thế trong giao dịch với tác nhân tiêu thụ thì rất cần sự tham vấn, bảo hộ của trước hết là Hợp tác xã Phúc Thành, cần đứng ra bảo vệ lợi ích của người trồng hành đảm bảo giá hành trong giao dịch nhất là vào các thời điểm chính vụ tránh tình trạng “tư thương ép giá”. Bên cạnh đó là phổ biến thông tin thị trường cho các hộ sản xuất hành nắm rõ. Nhà nước cần cũng cấp kênh tiêu thông tin về giá cả trên truyền hình nhằm tăng cường liên kết và hiệu quả trong tiêu thụ bởi hiện nay chưa có kênh thông tin nào trên truyền hình cung cấp về giá cả hành.

Tăng cường liên kết kinh doanh: Do yêu cầu về sản xuất và tiêu thụ hành hiện nay nên việc xuất hiện các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ đang là xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo chất lượng hành và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay chưa có liên kết trong sản xuất và tiêu thụ tại xã dẫn tới việc tổ chức sản xuất theo hướng liên kết và những kiến thức cơ bản về pháp luật trong hoạt động kinh tế của người nông dân còn hạn chế, việc tiêu thụ hành còn gặp nhiều khó khăn, vẫn bị tư thương ép giá. Điều này đòi hỏi cần có những biện pháp liên kết trong tiêu thụ như hình thành hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ, liên kết giữa nông dân với hợp tác xã; nông dân với doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp…Liên kết được thực hiện cả trong việc cung cấp vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và chế biến, tiêu thụ sản phẩm hành giữa nông dân, các tổ chức của nông dân với doanh nghiệp. Hiện nay hoạt động tiêu thụ liên kết của các nhà trồng hành hầu như không có vì

thế hệ thống tiêu thụ sản phẩm qua nhiều cấp trung gian ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của người trồng hành cũng như năng lực cạnh tranh.

Địa phương cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp sản xuất có hiệu quả và xem đây là giải pháp để khắc phục dần tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Cần phối hợp với các sở, ngành để tạo ra được mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nông và các doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ và chế biến nông sản. Liên kết tiêu thụ có tác động tích cực đến kết quả, hiệu quả sản xuất cũng như kiến thức và kĩ năng sản xuất của người dân.

Xúc tiến thương mại: chú trọng việc nghiên cứu, dự báo thị trường hàng hóa nông sản nói chung và thị trường tiêu thụ hành nói riêng, cung cấp kịp thời những thông tin thị trường trong và ngoài nước để nông dân và các nhà kinh doanh nông sản có những thay đổi kịp thời phù hợp với những biến động của thị trường.

4.4.2.4 Giải pháp về hệ thống dịch vụ sản xuất và tiêu thụ

* Về công tác khuyến nông:

Đây là một trong những giải pháp quan trọng của nhà nước giúp nông dân phát triển sản xuất. Hành tuy là cây trồng truyền thống nhưng kỹ thuật phần lớn dựa vào kinh nghiệm nên phải truyền bá rộng rãi tiến bộ kỹ thuật về chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến cho nông dân: Phổ biến những kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi, tổ chức cho nông dân tham quan học hỏi lẫn nhau; Bồi dưỡng cho người sản xuất những kiến thức cần thiết để áp dụng ứng xử nhanh nhạy với thị trường, tìm ra biện pháp thích hợp trong áp dụng tiến bộ ký thuật tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm; Thường xuyên cung cấp thông tin về thời vụ gieo trồng, giống, sâu bệnh, thị trường giá cả để người nông dân chủ động ứng phó kịp thời, có hiệu quả.

* Về bảo vệ thực vật:

Hiện nay nông dân và các tổ chức kinh tế đang sử dụng phổ biến các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh, không những đối với Phúc Thành mà nhiều địa phương khác cũng đang ứng dụng. Để hạn chế những mặt tiêu cực của việc bảo vệ thực vật nên dùng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đang được ứng dụng khá phổ biến trên địa bàn xã Phúc Thành.

2.4.2.5 Giải pháp về cơ sở vật chất

* Giải pháp về thủy lợi

Việc phát triển sản xuất hàng hoá luôn gắn liền với cơ sở hệ thống hạ tầng cần được chú ý đầu tư và phát triển trong nhiều năm nay đặc biệt là công trình thủy lợi: cần kiên cố hoá kênh mương và bố trí cho hệ thống khoa học phù hợp cho phục vụ sản xuất. Hệ thống tưới tiêu trong xã đã cần đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho 100% diện tích sản xuất nông nghiệp.

Để đảm bảo cây hành có đủ nguồn nước tưới, ngoài việc hay phải phụ thuộc vào hệ thống kênh mương của xã thì các hộ sản xuất nên chủ động tìm nguồn nước tưới để cho cây phát triển nhanh hơn như là: khoan giếng, đào ao dự trữ nước, xây dựng hệ thông nước tưới hoàn thiện để phục vụ tốt hơn cho công tác tưới tiêu, đảm bảo duy trì độ ẩm cho cây tránh gây ra hiện tượng thiếu nước.

* Giải pháp chế biến

Hành là sản phẩm tiêu thụ cả lúc tươi và khô. Nên cần phương pháp bảo quản, chế biến để sản phẩm hành được đa dạng. Hiện tại xã chưa có cơ sở chế biến hành. Các cán bộ khuyến nông cần phổ biến cách chế biến hành tại nhà để tạo ra nhiều loại sản phẩm hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do vậy để sản phẩm hành hướng ra khu vực ngoài nước và có nhiều loại sản phẩm đa dạng khác nhau nước thì cần có những cơ sở chế biến hỗ trợ. Vậy nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho các cơ sở chế biến cũng như người sản xuất.

4.4.2.6 Giải pháp về chính sách tín dụng

Để tạo động lực thức đẩy cho các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế mạnh dạn vay vốn đầu tư thâm canh tăng năng suất, các tổ chức tín dụng, phải có cơ chế thông thoáng để hộ nông dân tiếp cận được với các tổ chức tín dụng, ngân hàng thuận lợi cho việc vay vốn. Ngoài ra, phải tăng mức đầu tư trung hạn và dài hạn, giảm cho vay ngắn hạn.

PHẦN V

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 84)