Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 42)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Phúc Thành nằm ở phía Tây huyện Kinh Môn, cách trung tâm huyện Kinh Môn 10km. Có tuyến đường tỉnh lộ 389 chạy qua xã.

Phía Đông giáp với xã Hiệp Hòa

Phía Tây giáp với xã Tân Dân, huyện Chí Linh Phía Nam giáp với xã Quang Trung

Phía Bắc giáp với xã Lê Ninh

Vị trí địa lý này nhằm tạo điều kiện cho xã Phúc Thành phát triển sản xuất và giao lưu buôn bán với các địa phương trong và ngoài huyện.

3.1.1.2 Địa hình, đất đai

Xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn có tổng diện tích đất tự nhiên là 414,36 ha, 1/3 diện tích đất tự nhiên là đồi núi. Xã có sông Kinh Thầy chảy qua nên đất đai được phân bố thành hai khu vực trong đê và ngoài đê.

- Đất trong đê bao gồm đất gò đồi, đất phù sa không được bồ đắp hằng năm. Loại đất này thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng như: các loại cây ăn quả (như vải thiều, xoài, nhãn,…), các loại cây lương thực (lúa,ngô, khoai, hành, tỏi…)

- Đất ngoài đê: đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây ngắn ngày như: đậu tương, lạc,…

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Phúc Thành nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu, thời tiết khu vực này đó là điều kiện khí hậu nhiệt

đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh khô. Mỗi năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.

Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với gió mùa Đông Bắc nên không khí lạnh, mưa phùn và thiếu ánh sáng.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam nên không khí nóng và mưa nhiều.

* Nhiệt độ

Nhiệt độ hàng năm của xã rơi vào khoảng 22-270C.Tháng thấp nhất khoảng 100C và cao nhất khoảng 37-380C.

Đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây nông nghiệp.

* Lượng mưa

Lượng mưa phân bổ không đồng đều trong năm kéo theo nhiệt độ cũng thay đổi phức tạp, thường gây cho xã Phúc Thành hiện tượng ngập úng, hạn hán, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong xã.

Mưa lớn tập trung vào các tháng 6,7,8 còn lại mưa ít. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1400 – 1600 mm.

* Độ ẩm không khí

Độ ẩm khống khí trung bình năm là 85%, độ ẩm cao nhất trong năm đạt 95% vào tháng 3, tháng 4, độ ẩm thấp nhất là 70% vào tháng 11, tháng 12. Những tháng có độ ẩm cao và sương muối làm giảm năng suất hành, chất lượng sản phẩm và thu nhập của hộ nông dân.

Nhìn chung đặc điểm thời tiết khí hậu của xã khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây rau màu vụ đông. Tuy nhiên cũng gây nhiều khó khăn cho cây trồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 42)