Tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ hàn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 35)

2.2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành trong nước

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp. Cây hành ở Việt Nam là một trong những cây nông nghiệp ngắn ngày cho năng suất ổn định được trồng một số

nơi trong cả nước như Hải Dương, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Ninh Thuận, Quảng Ngãi.... Từ sản xuất hành, bà con nông dân đã có thêm công ăn việc làm đồng thời có nguồn thu nhập tương đối cao và ổn định. Sản phẩm chủ yếu được dùng để làm thực phẩm trong gia đình và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, một số khác được xuất khẩu sang nước khác.

Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng hành tại Việt Nam (2011 – 2013)

Diện tích ha 88.597,99 90.000,00 91.999,99

Sản lượng Tấn 318.108,00 325.000,00 330.000,00

Năng suất Tấn/ha 3,590 3,611 3,586

(Nguồn: FAO, 2014)

Qua bảng ta thấy diện tích trồng hành ở Việt Nam tương đối lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011 diện tích là 88.597,99 ha đến năm 2012 là 90.000,00 ha tăng 1,58%. Năm 2013 tăng 2,22% so với năm 2012. Diện tích đạt 91.999,99 ha.

Cùng với sự tăng của diện tích thì sản lượng và năng suất cũng tăng. Năm 2011 sản lượng đạt 318,108.00 tấn đến năm 2012 sản lượng đạt 325,000.00 tấn tăng 2,17%. Năm 2013 tăng 1,53% so với năm 2012, sản lương đạt 330,000.00 ha. Năng suất năm 2012 đạt 3,611 tấn/ha tăng 0,58% so với năm 2011. Đến năm 2013 năng suất giảm nhẹ 0,69% so với năm 2012.

2.2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Hải Dương là vùng đất trù phú, đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho trồng rau màu như hành, tỏi, cà rốt, bắp cải, cà chua...Từ thực tiễn sản xuất, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã hình thành những vùng chuyên cây và vùng chuyên canh rau màu để thuận lợi các khâu chăm bón,

phòng trừ sâu bệnh và quan trọng hơn là dễ tiêu thụ sản phẩm. Diện tích các vùng đa cây, canh tác theo phương thức quảng canh ngày càng được thu hẹp.

Diện tích hành, tỏi chiếm khá lớn trong cơ cấu cây trồng vụ đông ở Hải Dương với gần 4.500 ha. Trong đó, vùng chuyên cây hành ở huyện Kinh Môn chiếm 75% diện tích vụ đông của huyện và là vùng chuyên canh một loại cây vụ đông lớn nhất tỉnh. Khắp huyện Kinh Môn đâu đâu cũng thấy xanh ngát những cánh đồng hành. Trồng hành vất vả, nhưng tiêu thụ khá thuận lợi, cho nên diện tích hành mỗi năm một tăng, năm 2007 huyện có 2.000 ha, đến năm 2013 tăng lên 2.500 ha. Sản lượng đạt 1.750 tấn đến 2.250 tấn. Với hai công thức luân canh chủ yếu: lúa xuân - lúa mùa - hành, lúa xuân - rau hè thu - hành, giá trị sản xuất đạt khoảng 100 triệu đồng/ha. Cây hành ở Kinh Môn đã giúp nhiều người dân của huyện miền núi xóa nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tại huyện Nam Sách, trước kia diện tích hành có vài trăm ha chủ yếu ở xã Nam Trung nay đã lan tỏa sang các xã An Bình, Nam Tân, Cộng Hòa nâng diện tích vùng chuyên cây hành của huyện lên gần 1.000 ha.

2.2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tại một số vùng trong cả nước

* Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Với tiềm năng phát triển cây hành tím của thị xã Vĩnh Châu, theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp các địa phương khảo sát, đề xuất quy hoạch vùng, khu vực đầu tư phát triển hành tím trên địa bàn tỉnh theo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là chưa tìm ra thị trường tiêu thụ ổn định và đảm bảo việc cung ứng sản lượng củ hành tím đạt yêu cầu. Cụ thể vào niên vụ 2010 - 2011 hành tím được xem là năm “trúng giá”, có lúc giá bán hành tím đến gần 25.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người trồng thu lãi trung bình hàng chục triệu đồng/công. Cũng vì lý do giá bán cao nên nông dân tự phát tăng diện tích

trồng hành. Tính đến cuối tháng 6/2012, tổng diện tích trồng hành tím tăng lên 8.508 ha, diện tích tập trung nhiều nhất là ở thị xã Vĩnh Châu là 6.679 ha, còn lại là ở Mỹ Xuyên, Trần Đề và nhiều địa phương khác trong tỉnh. Tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long như Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre… cũng tăng diện tích trồng hành tím. Sự tăng đột biến này kết hợp với việc một số nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Philippines trúng mùa làm cho giá hành xuống thấp kỷ lục (chỉ còn 3.000 - 3.500 đồng/kg). Đặc biệt tại Ấn Độ đang xuất khẩu hành củ chỉ với giá 170 - 180 USD/tấn (tương đương 3.400 - 3.600 đồng/kg), tức chỉ mới bằng giá mua vào loại hành tốt ở thời điểm hiện tại trên địa bàn Vĩnh Châu. Một khó khăn khác của các công ty xuất khẩu hành, tại Indonesia - nước nhập hành lớn nhất đã ra thông báo từ 19/03/2012 ngưng nhập hành vào cảng Jakarta.Nhờ có lợi thế về địa lý, điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước cho phép Sóc Trăng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.

* Huyện Đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi

Tại huyện Lý Sơn có trên 62% số hộ dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Khác với nhiều địa phương khác, đồng đất, thổ nhưỡng, khí hậu và thời tiết của Lý Sơn rất thích hợp cho việc thâm canh, canh tác cây hành, tỏi và một số cây xen canh nông sản khác như: ngô, đậu xanh, dưa hấu… Do đó cây hành, tỏi được xem như cây trồng chủ lực và là nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân Lý Sơn.

* Làng rau Thuận Nghĩa (thị trấn Phúc Phong, Tây Sơn, Bình Định) Làng rau Thuận Nghĩa hiện nay thuộc thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn), có diện tích đất canh tác 98 ha, trong đó diện tích đất chuyên mùa 36 ha được sử dụng để sản xuất rau màu, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh như dưa leo, khổ qua, xà lách, rau cúc, đặc biệt là cây hành hương. Hàng năm các loại cây trồng ngắn này đã đem lại hiệu quả rất cao. Cây hành hương trồng được bốn mùa quanh năm có thời gian từ khi trồng đến thu hoạch chỉ

trong vòng 35 ngày đến 40 ngày. Năng suất bình quân 16 tấn/ha/vụ (800 kg củ + lá/sào). Giá thị trường bình quân 8.000 đồng/kg củ/lá thì thu được 128 triệu đồng/ha.Trừ chi phí cong thực lãi 80 triệu đồng/ha (4 triệu đồng/sào/vụ).

Cùng với cây hành hương, người trồng rau ở Thuận Nghĩa còn đưa giống hành Trung Quốc vào sản xuất. Giống hành này thời gian sinh trưởng dài hơn giống hành hương từ 7 đến 10 ngày. Thời vụ thích hợp trồng hành Trung Quốc từ tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch (thời gian này thời tiết ở Bình Định chuyển dần vào mùa mưa). Về cách trồng và các khâu kỹ thuật trồng hành Trung Quốc cũng giống như trồng hành hương, nhưng lưu ý mật độ trồng thưa hơn. Tuân thủ đúng thời vụ và kỹ thuật thì giống hành Trung Quốc cho năng suất 22 tấn/ha/vụ (tăng gần 1,5 tấn so với hành hương). Tuy nhiên, giống hành Trung Quốc có nhược điểm là thường bị bệnh vàng lá, thối lá (gần giai đoạn thu hoạch). Bệnh này hiện nay chưa có thuốc đặc trị.

* Tân Thới (xã Tân Bình, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long)

Tuy nằm trong vùng hẻo lánh nhưng đây được gọi là nơi trồng hành tốt nhất huyện bởi chất lượng của nó hơn hẳn những nơi khác và được người dân ưa chuộng. Theo những người trồng hành lâu năm tại địa phương, hành ở Tân Thới là một trong những loại rau lấy lá dễ trồng và mau thu hoạch nhất, khoảng 65 - 80 ngày sau khi trồng, ước tính mỗi năm, vùng màu Tân Thới sản xuất từ 720 - 780 tấn hành, doanh thu từ 2,3 - 3 tỷ đồng (lợi nhuận 1,2 - 1,5 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w