Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hành của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 71)

III. Công trình điện

4.1.5Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hành của các hộ điều tra

3. Số năm kinh nghiệm TB Năm 18,53 21,53 16,16 17,

4.1.5Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hành của các hộ điều tra

Qua những phân tích trên ta thấy mức độ đầu tư cho hành của các hộ nông dân tại Phúc Thành vẫn còn thấp và có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ. Sự đầu tư đó có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của cây trồng giữa các nhóm hộ. Sản phẩm hành ở các hộ điều tra 100% là hành khô.

Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hành khô của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT QM Lớn QMTB QM Nhỏ BQ

Năng suất Tạ/sào 5,14 4,79 4,62 4,85

Giá bán 1000đ/tạ 1.145,00 1.128,00 1.087,00 1.120,00 - GTSX (GO) 1000đ 5.885,30 5.403,12 5.021,94 5.436,79 - CPTG (IC) 1000đ 1.302,20 1.244,16 1.173,40 1.239,92 - GTGT (VA) 1000đ 4.711,90 4.158,96 3.719,74 4.196,87 - TNHH (MI) 1000đ 2.984,90 2.674,16 2.403,87 2.678,64

Chỉ tiêu hiệu quả

- GO/IC Lần 4,52 4,34 4,28 4,38 - VA/IC Lần 3,52 3,34 3,28 3,38 - MI/IC Lần 2,29 2,15 2,05 2,16 - GO/công LĐ 1000đ 4,31 3,85 3,31 3,82 - VA/công LĐ 1000đ 3,35 2,96 2,54 2,95 - MI/công LĐ 1000đ 2,18 1,90 1,59 1,89

( Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Qua bảng trên cho thấy, ở ba nhóm, giá trị sản xuất (GO) dao động từ 5,021 đến 5,885 triệu đồng và chi phí trung gian (IC) cho sản xuất hành dao động từ 1,173 đến 1,302 triệu đồng. Đồng thời, thu nhập hỗn hợp (MI) ở nhóm QM lớn đạt cao nhất (2,984 triệu đồng), thấp nhất là nhóm QM nhỏ (2,403 triệu đồng), còn lại là nhóm QMTB với MI có giá trị là 2,674 triệu đồng.

Kết quả tổng hợp số liệu điều tra cho thấy giá trị sản xuất trên một đồng chi phí bỏ ra ở nhóm hộ có QM lớn là cao nhất với 4,52 lần cao gấp 1,04 lần so với nhóm hộ có QMTB (GO/IC là 4,34 lần) và cao gấp 1,06 lần so với nhóm hộ có QM nhỏ ( GO/IC là 4,28 lần). Thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trên một sào hành của nhóm hộ có QM lớn cũng đạt giá trị lớn nhất trong 3 nhóm hộ với tỷ lệ này đạt 2,29 lần trong đó tỷ lệ này của nhóm hộ có QMTB chỉ là 2,15 lần, của nhóm hộ có QM nhỏ là 2,05 lần. Các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên công lao động và giá trị gia tăng trên công lao động thu nhập hỗn hợp trên công lao động của nhóm hộ có QM lớn cũng lớn nhất trong cả

ba nhóm hộ. Điều này chứng tỏ đầu tư cho sản xuất hành của nhóm hộ sản xuất với quy mô lớn đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó là đến nhóm hộ sản xuất với quy mô trung bình và cuối cùng là nhóm hộ sản xuất quy mô nhỏ.

Qua phân tích hiệu quả kinh tế của các họ sản xuất hành với quy mô khác nhau ta thấy cần mở rộng diện tích sản xuất hành và tập trung sản xuất thành vùng, thành quy mô lớn để hoạt động đầu tư sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 4.9 Thu nhập bình quân từ hành của các hộ điều tra Nhóm hộ Tổng thu nhập (Triệu đồng) Thu từ hành (Triệu đồng) So sánh (%) QM lớn 75,67 53,40 70,57 QMTB 66,60 46,20 69,37 QM nhỏ 58,15 40,15 69,05

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điểu tra, 2015)

Theo số liệu điều tra, tôi thấy rằng thu nhập từ việc sản xuất hành của hộ nông dân chiếm gần 70% trong thu nhập của hộ ở hầu hết các hộ điều tra. Chiếm tỷ lệ cao hơn nhất là QM lớn với 53,4 triệu đồng/năm (70,57%) bởi đây là nhóm có quy môn lớn nhất và có nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất như: nông dân đã trồng hành lâu năm, giàu kinh nghiệm sản xuất, có mối quan hệ với nhiều tư thương, khả năng huy động nguồn vốn dễ dàng.

Tiếp theo là nhóm có QMTB với 69,37% và cuối cùng nhóm QM nhỏ với 69,05%. Điều này đã làm rõ hơn vai trò của cây hành, góp phần tạo công ăn việc làm cũng như giúp họ có thêm nguồn thu nhập mà đơn thuần từ trồng lúa, trồng ngô và cây rau màu khác sẽ không thể có được. Đồng thời, cây hành chính là giải pháp xóa đói giảm nghèo cho người nông dân, là cây trồng chủ lực của các hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 71)