Tình hình tiêu thụ hành của xã Phúc Thành

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 65)

III. Công trình điện

4.1.4Tình hình tiêu thụ hành của xã Phúc Thành

3. Số năm kinh nghiệm TB Năm 18,53 21,53 16,16 17,

4.1.4Tình hình tiêu thụ hành của xã Phúc Thành

4.1.4.1 Tình hình tiêu thụ hành của xã

Thị trường tiêu thụ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán, thị trường tiêu thụ là vấn đề quan trọng hàng đầu trong khâu tiêu thụ. Trong nền kinh tế tự cấp tự túc các sản phẩm làm ra trước hết là đáp ứng nhu cầu cho người sản xuất. Song sản xuất hàng hóa cần phải có thị trường tức là sản xuất để đem bán và trao đổi để trở thành hàng hóa. Khi thị trường tiêu thụ được mở rộng kéo theo quy mô sản xuất được mở rộng. Như vậy, sản phẩm sản xuất ra phải được tiêu thụ đó là điều kiện quyết định sự tồn tại của người sản xuất.

Vì vậy tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng của quá trình sản xuất. Sản phẩm có tiêu thụ thuận lợi thì sản xuất mới phát triển được và ngược lại, sản phẩm không tiêu thụ được thì quá trình sản xuất cũng bị ngưng trệ. Thị trường quả nói chung phụ thuộc vào mức sống và tập quán sử dụng của người tiêu dùng. Cầu về thị trường sản phẩm quả phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng.

Trong những năm qua sản phẩm hành sản xuất ở Phúc Thành ra chủ yếu do các hộ tự tiêu thụ. Thuận mua vừa bán, 100% các hộ sản xuất không hề có hình thức bán thông qua hợp đồng. Qua điều tra thì được biết các hộ hiện nay tiêu thụ sản phẩm của mình dưới hai hình thức là tiêu thụ trực tiếp (bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng) và gián tiếp (bán sản phẩm qua người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ ở các khu chợ). Sản phẩm bán lẻ thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ, và chủ yếu là bán cho các tác nhân trung gian

ngay tại hộ và phần nhỏ nữa là được bán buôn cho những cửa hàng bán buôn ở các khu vực quanh huyện.

Bảng 4.6 Tình hình tiêu thụ hành của các hộ nông dân xã Phúc Thành

Chỉ tiêu QM lớn QMTB QM nhỏ BQ SL (tạ) CC (%) SL (tạ) CC (%) SL (tạ) CC (%) SL (tạ) CC (%) Tổng sản phẩm 38,88 100,00 23,27 100,00 8,46 100,00 23,54 100,00 1.Người bán buôn 26,19 67,36 13,35 57,39 3,56 42,1 14,37 61,05 2.Người thu gom 9,33 24 6,42 27,6 2,67 31,5 6,14 26,08 3.Người bán lẻ 2,07 5,32 1,64 7,01 0,88 10,4 1,53 6,49 4.Người tiêu dùng 1,29 3,32 1,86 8 1,35 16 1,5 6,38

5.Công ty, DN chế biến 0 0 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Từ bảng 4.6 ta có thể thấy tình hình tiêu thụ hành ở cả 3 quy mô lớn, trung bình và nhỏ đều có một đặc điểm chung đó là phần trăm bán hành cho nhà bán buôn là lớn nhất: 67,36% ở hộ có QM lớn, hộ QMTB là 57,39% và ở hộ QM nhỏ là 42,1%. Các thương lái đến tận nhà thu mua sản phẩm và đưa đi tiêu thụ ở các thị trường. Ưu điểm của hình thức tiêu thụ này là sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng lớn. Hơn nữa, người sản xuất không phải mất chi phí vận chuyển sản phẩm. Các hộ trồng hành chủ yếu bán sản phẩm cho thương lái là mặc cả giá rồi bán cả số lượng hành của mình. Bán hành cho người trung gian là người bán lẻ thì giá hành cao hơ bán buôn. Bán hành trực tiếp tới tay người tiêu dùng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn vì người tiêu dùng thường thu mua ít, đòi hỏi chất lượng hành cao hơn, mất thời gian và công sức cho những người dân vì thế đây cũng được coi như là một lợi thế cho những hộ có QM nhỏ (16%). Trung bình tỉ lệ bán hành cho người thu gom chiếm 26,08%.

Việc tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành được thông qua trao đổi, thỏa thuận giữa người trồng hành và những người thu gom, bán buôn hoặc trực

tiếp với người tiêu dùng. Giá cả của hành cũng được hình thành thông qua những thỏa thuận đó. Tại xã Phúc Thành, giá hành không phụ thuộc vào yếu tố quy mô sản lượng của hộ mà phụ thuộc vào chất lượng và thời điểm bán, đặc biệt là đối tượng bán. Theo điều tra thì các hộ nông dân bán hành đều không theo hợp đồng chủ yếu là sự đồng thuận giữa 2 bên mua và bán. Cũng có nhiều hộ bán hành thành nhiều đợt, đợt bán đầu tiên người mua hành thường mua với giá rẻ hơn vì người nông dân không muốn chịu thêm chi phí bảo quản cũng như không thể chắc chắn được chất lượng hành sẽ đảm bảo cho tới cuối vụ thu mua. Còn các đợt bán sau hành sẽ được bán với giá cao hơn nhưng người nông dân sẽ phải chịu thêm chi phí bảo quản và hao hụt của sản phẩm.

Bảng 4.7 Giá hành tiêu thụ qua các kênh của hộ nông dân

(ĐVT: nghìn đồng)

Chỉ tiêu QM lớn QMTB QM nhỏ Trung bình

Người bán buôn 10,96 10,64 9,83 10,48

Người thu gom 11,24 11,31 10,84 11,13

Người bán lẻ 11,57 11,39 11,29 11,42

Người tiêu dùng 12,03 11,78 11,52 11,78

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)

Qua bảng 4.7 có thể thấy: Giá hành tại kênh trực tiếp luôn có mức giá cao nhất và có mức chênh lệch lớn hơn so với giá bán cho các kênh bán buôn, bán lẻ (trung bình 11,78 nghìn đồng). Tuy nhiên sự chênh lệch này là không cao do tỷ lệ bán hành cho các nhà bán buôn là rất lớn. Người tiêu dùng cũng lấy đó làm căn cứ để đưa ra một mức giá hợp lý cho mình để vừa có giá mua hợp lý mà chất lượng sản phẩm lại tốt và đồng đều.

Giá hành bán qua kênh bán lẻ và bán buôn không có sự chênh lệch lớn. Giá hành cũng thấp nguyên nhân vì người thu mua mua đồng đều tất cả các loại hành không phân chia theo chất lượng sản phẩm và thu mua với số lượng lớn. Người nông dân có rất ít lợi thế trong thỏa thuận giá bán nhất là trong

trường hợp hành bị sâu, thối, củ kém hay cũng có thể là năm đó được mùa kéo theo giá sản phẩm sẽ giảm.

Qua những phân tích trên có thể thấy, ngoại trừ kênh trực tiếp khi mà người trồng hành tự bán hành của mình ra thì khi qua các trung gian khác trên kênh gián tiếp người trồng hành vẫn bị ép giá với giá bán thấp hơn so với khi bán trực tiếp tới người tiêu dùng. Điều này cho thấy sự cần thiết trong nâng cao vị thế của người trồng hành bằng cách có thể thành lập hội trồng hành với nhau để chống lại sự ép giá của các lái buôn, đồng thời tìm kiếm mở rộng, phát triển thêm thị trường tiêu thụ. Người sản xuất cần có hợp đồng với những người thu gom, các tư thương bao tiêu sản phẩm, để chủ động vấn đề giá cả, đảm bảo công bằng và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho người sản xuất.

4.1.4.2 Hệ thống kênh tiêu thụ hành của các hộ điều tra trong xã

Qua điều tra của chúng tôi, hệ thống kênh tiêu thụ hành của xã Phúc Thành nhìn chung bao gồm các tác nhân chính sau:

- Tác nhân người sản xuất: hộ nông dân.

- Tác nhân trung gian: gồm người thu gom, người bán buôn.

+ Những người thu gom: là những cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến trên địa bàn hoặc từ các địa phương khác đến.

+ Người bán buôn: Chúng tôi đề cập đến những người buôn lớn và bán nhỏ. Người buôn lớn thường là các nhà có thể với lượng mua 2,5 tấn trở lên/chuyến. Hộ đến tại xã vào mùa hành và trực tiếp thu mua hoặc thông qua các người thu gom nhỏ trong xã.

- Tác nhân người tiêu dùng: Đây là những người tiêu dùng cá nhân (gia đình) và người tiêu dùng tập thể (nhà hàng, quán ăn bình dân).

Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tại địa phương về tình hình tiêu thụ hành của xã thì tôi được biết hành được tiêu thụ qua hai con đường chính

đó là trực tiếp bán cho người tiêu dùng và tiêu thụ gián tiếp. Và sản lượng hành tiêu thụ chủ yếu đi theo 2 kênh là: kênh 3 và kênh 4.

* Kênh tiêu thụ trực tiếp

Kênh 1: Người sản xuất => Người tiêu dùng

Tại kênh này người trồng hành đem hành trồng được mang tiêu thụ tại các chợ gần đó. Đặc điểm của kênh này là: lượng tiêu thụ không nhiều chủ yếu tại các hộ có phương tiện, chiếm 6,38% lượng hành tiêu thụ của xã, tiêu thụ trong khoảng cách gần (tại chỗ, các chợ gần đó, tại thành phố Hải Dương). Ưu điểm của kênh tiêu thụ này là giá hành mà người nông dân nhận được sẽ cao hơn so với các kênh tiêu thụ khác, chi phí do việc qua tay các tác nhân khác nhau được giảm đi nên khi tới tay người tiêu dùng giá sẽ rẻ hơn so với các kênh gián tiếp. Nhưng nhược điểm là chỉ tiêu thụ được ở mức nhỏ lẻ, không thể đáp ứng nhu cầu lớn, thiếu ổn định

* Kênh tiêu thụ gián tiếp - Kênh bán lẻ

Kênh 2: Người sản xuất => Người bán lẻ => Người sản xuất

Kênh bán lẻ là kênh chiếm 6,49% sản lượng được tiêu thụ. Đặc điểm của kênh này là kênh tự phát và thiếu ổn định. Nguyên nhân do kênh này hình thành khi hộ thu gom hoặc một số hộ có điều kiện trong xã sau khi thu gom hành tại các hộ không muốn bán cho bán buôn sẽ trực tiếp đem hành đi bán tại các chợ để thu về lợi nhuận cao hơn. Giá hành mà người sản xuất cao hơn so với kênh bán buôn nhưng chênh lệch không nhiều. Ưu điểm nữa của kênh là giảm được chi phí trong tiêu thụ và chất lượng hành cũng được phân loại tốt hơn.

- Kênh bán buôn

+ Kênh 3: Người sản xuất => Người thu gom => Người bán lẻ => Doanh nghiệp, cơ sở chế biến => Người tiêu dùng.

cho người bán lẻ, cuối cùng mới đến người tiêu dùng. Hình thức này là phổ biến thứ 2 tại địa phương chiếm (26,08%), bởi lẽ với các ruộng hành có sản lượng lớn thì các quán buôn bán nhỏ không thể mua hết đươc, và hộ gia đình cũng không thể ngồi bán lẻ vì nếu bán lẻ tẻ thì sẽ bị hao hụt lớn rất tốn nhiều thời gian. Khi thương lái tới thăm vườn và mặc cả giá cả hợp lý họ sẽ mua kho trồng hành, bán một lần tránh hao hụt đồng thời tiền họ thu được sẽ tập trung.

+ Kênh 4: Người sản xuất => Người bán buôn => Doanh nghiệp, cơ sở chế biến => Người bán lẻ => Người tiêu dùng.

Đây kênh sản lượng hành tiêu thụ cao nhất trong các kênh tiêu thụ hành, chiếm 61,05% lượng hành. Trái với kênh trực tiếp, kênh bán buôn chỉ tập trung tiêu thụ hành tại các thị trường xa tại các tỉnh khác như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng,... Ưu điểm của kênh này là quy mô tiêu thụ lớn, có tính ổn định cao. Về nhược điểm là giá hành mà người trồng hành nhận được thấp, thường hành ít khi được phân loại về chất lượng, khi đến tay người tiêu dùng thì giá thành lại cao.

Kênh 1 (6,38%) d Kênh 2 (6,49%) Kênh 3 (26,08%) Kênh 4 (61,05%) Người sản xuất Người bán buôn Nười thu gom Người bán lẻ Người tiêu dùng Doanh nghiệp, cơ sở chế biến

Sơ đồ 4.1 Hình thức kênh tiêu thụ của các hộ sản xuất hành

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 65)