Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất và hiệu quả kinh tế trồng hành của các hộ điều tra năm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 63)

III. Công trình điện

3. Số năm kinh nghiệm TB Năm 18,53 21,53 16,16 17,

4.1.3 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất và hiệu quả kinh tế trồng hành của các hộ điều tra năm

của các hộ điều tra năm 2014

4.1.3.1 Chi phí sản xuất bình quân 1 sào hành của các hộ điều tra

Để có một ruộng hành cho năng suất cao các hộ dân phải bỏ ra nhiều tiền của, công sức, thời gian chăm sóc trong từng giai đoạn nhất định. Hành là cây hằng năm, sau khi trồng được khoảng 3 - 4 tháng thì được cho thu hoạch, trong giai đoạn phát triển chi phí đầu tư cũng tương đối lớn. Mặc dù mức sống nhân dân trong xã khá ổn định nhưng các khoản thu của người dân không chỉ chi tập chung cho sản xuất hành mà còn phải phân chia cho rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như sinh hoạt thường ngày, công tác xã hội, …Vì vậy nguồn vốn đầu tư của các hộ thường là từ các khoản tiền tích cóp hoặc vay mượn nhưng trường hợp này rất ít. Chi phí chủ yếu là chi phí phân bón bởi nhu cầu dinh dưỡng của cây hành lớn, chi phí công lao động chiếm khá lớn, chi phí giống không quá cao bởi giống hành chủ yếu là giống địa phương người dân tự có hoặc mua giống quanh xã điều đó cũng phần nào giảm được chi phí sản xuất cho người nông dân.

Bảng 4.5 Chi phí sản xuất bình quân 1 sào hành

Chỉ tiêu QM lớn QMTB QM nhỏ BQ Chi phí vật tư 1.302,20 1.244,16 1.173,40 1.239,92 Giống 321,00 295,20 278,00 298,07 Phân chuồng 33,70 32,24 30,20 32,05 Đạm (N) 105,20 95,88 90,80 97,29 Lân (P) 319,00 311,00 288,20 306,07 Kali (K) 96,40 90,24 83,87 90,17 Thuốc BVTV 82,90 76,40 71,67 76,99 Dụng cụ 151,00 152,00 146,00 149,67 Chi phí khác 193,00 191,20 184,67 189,62 Chi phí lao động 1.515,00 1.404,00 1.366,67 1.428,55 Khấu hao TSCĐ 83,20 80,80 78,00 80,67 Tổng chi phí 2.900,40 2.728,96 2.618,07 2.749,14

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Qua bảng trên cho thấy, tổng chi phí sản xuất bình quân 1 sào hành trên hộ của cả 3 nhóm là 2,749 triệu đồng. Nhóm có QM lớn thì chi phí cao nhất là 2,9 triệu đồng, chi phí thấp nhất là nhóm QM nhỏ là 2,618 triệu đồng. Cây hành vốn sinh trưởng, phát triển nhanh, cần nhiều chất dinh dưởng kéo theo nhu cầu về phân bón tăng lên. Lượng phân bón tăng kéo theo chi phí phân bón cũng tăng lên. Tổng chi phí vật tư bình quân là 1,239 triệu đồng/sào. Trong đó, lân chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng chi phí bằng tiền bình quân là 306,07 nghìn đồng/sào.

Khi áp dụng kỹ thuật chăm sóc, tỷ lệ bón phân đạm, lân, kali trên 1 sào hành của cả 3 nhóm ta thấy là không giống nhau. Nhóm có QM lớn thì cần nhiều chi phí nhất. Như chi phí lân của nhóm QM lớn là 319 nghìn đồng/sào lớn hơn so với nhóm QMTB là 311 nghìn đồng/sào và nhóm có chi phí thấp nhất là nhóm QM nhỏ là 288,2 nghìn đồng/sào.

Hành là một trong những cây nông nghiệp có năng suất khá cao nhưng lại nhiều sâu bệnh hại, để phòng chống sâu bệnh hại các hộ phải phun thuốc

trừ sâu 1 sào hành bình quân là 76,99 nghìn đồng. Tổng chi phí lao động bình quân cả nhóm bỏ ra 1,428 triệu đồng. Công chăm sóc và thu hoạch có sự khác biệt giữa 3 nhóm. Nhóm có diện tích lớn nhất cho sản lượng và năng suất cao hơn 2 nhóm QMTB và QM nhỏ nên chi phí lao động cũng cao hơn. Điều này chứng tỏ, hộ sản xuất hành với QM lớn có mức đầu tư thâm canh cao hơn so với hộ sản xuất quy mô nhỏ và trung bình và việc đầu tư này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ sản xuất hành quy mô lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hành tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w