Tầm nhìn của TISCO

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên (Trang 113)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Tầm nhìn của TISCO

Trở thành đơn vị hàng đầu trong ngành luyện kim, sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu tại chỗ, có khả năng cung ứng đầy đủ chủng loại thép xây dựng với chất lƣợng cao, giá cạnh tranh cho các hộ tiêu dùng.

Là tổ chức kinh tế xã hội có quy mô lớn kinh doanh đa ngành nghề, có tiềm lực tài chính mạnh, có quy mô hoạt động quốc tế. Mở rộng đầu tƣ sang các ngành sản xuất và dịch vụ có hiệu quả kinh tế xã hội cao.

4.1.2. Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chiến lƣợc của TISCO đến 2020 là:

Tiếp tục đầu tư chiều sâu, nâng cao trình độ công nghệ và thiết bị; tích cực đổi mới quản lý doanh nghiệp;Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh có hiệu quả; Phấn đấu tăng trưởng 5,5%/năm; Khẩn trương triển khai và hoàn thành dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn II, nâng cao sản lượng phôi thép tự sản xuất; Tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm; Mở rộng thị trường cả trong nước và ngoài nước; Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, giữ vững ổn định chính trị nội bộ; Xây dựng Đảng bộ và các tổ chức quần chúng vững mạnh, đáp ứng với sự phát triển của TISCO giai đoạn mới; Nghiên cứu chuẩn bị cho dự án mở rộng sản xuất gang thép Thái Nguyên giai đoạn II (2014 - 2020).

4.1.3. Định hướng của TISCO đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

4.1.3.1. Kết hợp điểm mạnh và cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh của TISCO

Theo định hƣớng này, TISCO có thể nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việc kết hợp cơ hội điều kiện kinh tế chính trị xã hội, nhu cầu thị trƣờng về thép tăng cao, không bị cạnh tranh bởi hàng thay thế. Với khả năng này,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TISCO có thể đầu tƣ và nâng cấp dây chuyền sản xuất để đạt hiệu quả năng suất cao.

Công ty tận dụng các ƣu thế về chất lƣợng sản phẩm, kỹ thuật sản xuất tốt và chi phí gia công thấp, sản phẩm có uy tín, mạng lƣới phân phối rộng, tăng cƣờng hoạt động Markeing, quảng cáo sản phẩm, mở rộng mạng lƣới tiêu thụ và tăng thị phần.

Để thực hiện đƣợc định hƣớng này TISCO phải có tiềm lực về tài chính mạnh và làm thật tốt công tác kế hoạch hóa chiến lƣợc cạnh tranh.

4.1.3.2. Sử dụng tất cả những mặt mạnh để hạn chế nguy cơ về sự phụ thuộc phôi thép nhập khẩu đến 70%

Để khắc phục nguy cơ giá cả phôi thép nhập khẩu tăng cao và chính sách thuế nhà nƣớc hay thay đổi. TISCO cần có sự nghiên cứu phân tích kỹ tình hình, dự báo tốt và lựa chọn thời điểm nhập khẩu phôi thép thích hợp.

TISCO phối hợp tất cả những mặt mạnh để đối phó với chiến lƣợc mới của các đối thủ cạnh tranh. TISCO phải nghiên cứu đầu tƣ sản xuất phôi thép từ nguyên liệu thép phế, quặng thuộc TISCO vận chuyển về nhà máy, luyện cung cấp phôi thép để đảm bảo chất lƣợng, phục vụ sản xuất, để đảm bảo nguồn cung phôi thép tự sản xuất không phụ thuộc vào phôi thép nhập khẩu.

4.1.3.3. Cạnh tranh nhằm vào thị trường mục tiêu, cung cấp sản phẩm trực tiếp đến các công trình xây dựng

Mục đích của mục tiêu này nhằm hạn chế nguy cơ tăng lên về quyền lực của nhà phân phối, đồng thời giảm bớt sự cạnh tranh với các đối thủ trên các kênh phân phối hiện đại.

TISCO có thể sử dụng ƣu thế về chất lƣợng sản phẩm, khả năng sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm và chuyển đổi sản phẩm linh hoạt để sản xuất và cung cấp sản phẩm trực tiếp cho các công trình, không thông qua nhà phân phối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để thực hiện định hƣớng này, TISCO phải phát triển mở rộng kênh phân phối thứ 3 ngoài 2 kênh phân phối đã có, tăng cƣờng hoạt động Marketing, tìm kiếm các khách hàng là chủ công trình xây dựng và phải có chính sách bán hàng phù hợp với đối tƣợng khách hàng này.

4.2.3.4. Định hướng trọng tâm, tận dụng các mặt mạnh để hạn chế sức ép cạnh tranh về phía các đối thủ

Mục tiêu của định hƣớng này nhằm hạn chế sự cạnh tranh từ phía các đối thủ hiện tại, phát huy sức mạnh của TISCO là có thƣơng hiệu thị trƣờng và mạng lƣới phân phối lớn.

Để thực hiện định hƣớng này, TISCO cần tập trung vào trọng tâm sản xuất các mặt hàng thế mạnh nhƣ thép góc, thép chữ U, thép chữ I, thép chống lò, đây là sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh của TISCO không có dây chuyền sản xuất. Đồng thời, TISCO cũng tập trung cải tạo và nâng cấp thiết bị để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm.

4.2.3.5. Tận dụng cơ hội về thị trường để khắc phục điểm yếu về Marketing và kế hoạch hóa chiến lược

Định hƣớng này, TISCO có thể tận dụng cơ hội nhu cầu thép trên thị trƣờng tăng cao, để khắc phục điểm yếu về hoạt động Marketing và kế hoạch hóa năng lực để khai thác triệt để các thị trƣờng hiện có.

4.2.3.6. Định hướng khác biệt hóa sản phẩm, tận dụng cơ hội về thị trường để khắc phục điểm yếu của TISCO

TISCO tập trung đầu tƣ nâng cao chất lƣợng, làm cho sản phẩm của Công ty khác biệt, nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh từ đó tiêu thụ đƣợc nhiều hơn, giá bán vẫn có thể bằng hoặc cao hơn đôi thủ nhƣng vẫn thu đƣợc lợi nhuận cao.

4.2. Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại TISCO

4.2.1. Đảm bảo về chất lượng sản phẩm

Áp dụng nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2008 để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm khi xuất kho, tăng sức cạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tranh và uy tín của sản phẩm trên thị trƣờng. Để thu hút khách hàng, Công ty không chỉ chú trọng đến đa dạng hóa sản phẩm mà cần cải tiến và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đƣa chất lƣợng vào nội dung quản lý của Công ty đồng thời áp dụng có hiệu quả hơn nữa hệ thống quản lý chất lƣợng nhƣ ISO 9000, ISO 14000, v.v, để từ đó nâng cao uy tín, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng có thể tập trung triển khai các biện pháp cải tiến quy trình sản xuất và quản lý có chiều sâu (TQM, JT,QC, v.v.) để tăng chất lƣợng sản phẩm thay vì những biện pháp bề mặt nhƣ ISO 9000. Để phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt và đầy biến động, Công ty phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ. Biến phƣơng châm “ chất lượng hàng đầu, giá cả cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ đa dạng” thành hành động cụ thể. Công ty không ngừng nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, tạo ra những đặc trƣng khác biệt của hàng hóa để thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng, nhằm duy trì và mở rộng thị trƣờng

Kiểm tra chặt chẽ chất lƣợng nguyên phụ kiện đƣa vào sản xuất, làm tốt ngay từ khâu đầu của quy trình công nghệ. Kiểm tra lại qua từng công đoạn sản xuất, loại bỏ ngay những sản phẩm lỗi trong sản xuất và kiểm tra kỹ khi nhập kho và xuất xƣởng.

Phổ biến nâng cao ý thức trách nhiệm cho CBCNV về chất lƣợng sản phẩm. Tuyển dụng và đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên kiểm hàng. Lập kế hoạch thƣờng xuyên kiểm tra lại các khâu có lỗi, phát hiện và ngăn chặn ngay khi chƣa xảy ra. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống hƣớng dẫn kỹ thuật, hƣớng dẫn công việc, hƣớng dẫn và tăng cƣờng kiểm tra.

Lập kế hoạch phúc tra chất lƣợng sản phẩm và thực hiện một cách triệt để ở Công ty. Xây dựng chi tiêu chất lƣợng đến từng bộ phận, định kỳ khen thƣởng các đơn vị đạt và vƣợt chỉ tiêu. Tổ chức hội thảo để rút kinh nghiệm công tác kiểm tra chất lƣợng.

Đối với nhân viên kỹ thuật, nhân viên kiểm hàng: Xây dựng kế hoạch về chuyên môn nghiệp vụ, giao trách nhiệm về chất lƣợng sản phẩm cuối cùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Định kỳ 3 đến 6 tháng đánh giá chất lƣợng tay nghề.

4.2.2. Chiến lược giá bán sản phẩm

Trong thị trƣờng cạnh tranh, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, điều kiện giao hàng, thời gian cung ứng hàng hóa theo đơn đặt hàng đƣợc đặt lên hàng đầu. Tuy vậy, giá cả vẫn có vai trò quyết định, thậm chí còn là yếu tố cạnh tranh gay gắt. Việc xây dựng một chính sách giá hợp lý sẽ góp phần vào việc nâng cao khả năng tiêu tụ sản phẩm của Công ty.

Nếu giảm chi phí đầu vào, TISCO sẽ có điều kiện giảm giá thành công, tăng vị thế trên vị trƣờng, tạo uy tín trong sản xuất kinh doanh. Tiết kiệm chi phí, giảm chi phí tài chính tài chính, chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty cần phải giảm chi phí đầu vào thông qua các nguồn cung cấp hợp lý, ổn định và lâu dài. Chủ động ký kết hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu với các nhà cung ứng để tránh tình trạng bị ép giá đầu vào. TISCO áp dụng các dây chuyền công nghệ phù hợp để tránh lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty phải lập kế hoạch dự trữ và lập dự phòng với những biến động giá của các nhân tố đầu vào để tránh bị thụ động.

Giá cả của sản phẩm dựa trên giá thị trƣờng và chiến lƣợc đứng đầu thị trƣờng của Công ty. Công ty cần xem xét và đƣa ra chính sách giá hấp dẫn để thu hút khách hàng nhiều hơn nhƣ: mua hàng với số lƣợng nhiều thì đƣợc giảm giá theo phần trăm khối lƣợng mua hàng, áp dụng chiết khấu theo sản lƣợng tiêu thụ hàng tháng, quý, năm. Thực hiện các chƣơng trình khuyến mại vào các dịp lễ đặc biệt…

Giá cả sản phẩm thép phải đƣợc phân theo từng thời vụ, từng khu vực thị trƣờng. Đối với thị trƣờng mới xâm nhập, Công ty phải lập đại lý phân phối để đƣa sản phẩm vào thị trƣờng với mức giá hợp lý, sau đó khi sản phẩm đã đƣợc đƣa vào thị trƣờng, đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận, chất lƣợng đƣợc khẳng định rối thì Công ty sẽ tiến hành tăng giá để bù đắp phần lỗ và tăng lợi nhuận cho Công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giá xuất khẩu và giá bán cho các công trình lớn tình toán phù hợp với từng hợp đồng xuất khẩu, từng công trình cụ thể.

Thực hiện điều chỉnh giá bán cho những thị trƣờng nhạy cảm về giá, thị trƣờng có mức độ cạnh tranh cao trong những thời thị trƣờng có biến động nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trƣờng và phát triển mạng lƣới tiêu thụ.

Hỗ trợ vận tải, trợ giá cho những địa bàn khu vực thị trƣờng xa, mức độ cạnh tranh cao hoặc nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trƣờng.

4.2.3. Đổi mới, cải tiến và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp

Công nghệ là một yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp hiện này, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì công nghệ cũng phát triển không ngừng. Đối với TISCO thì trình độ công nghệ công lạc hậu hơn so với tập đoàn sản xuất thép trong nƣớc và các đối thủ cạnh tranh hiện tại có liên doanh với nƣớc ngoài thì trình độ công nghệ của TISCO vần còn hạn chế. Do đó TISCO phải thƣờng xuyên đổi mới công nghệ, trang bị hệ thống máy móc hiện đại.

Để nâng cao công nghệ, TISCO phải thƣờng xuyên tìm hiểu, nghiên cứu, đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đâị. Không ngừng cải tiến và phát triển công nghệ sẵn có, tập trung nguồn lực cho nghiên cứu.

4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bố trí đúng ngƣời vào vị trí để phát huy cao nhất năng lực công tác của ngƣời lao động. Việc xác định rõ chức năng của từng bộ phận sẽ giúp cho việc quản lý đƣợc chuyên sâu và các bộ phận hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả. Nâng cao trình độ đội ngũ lãnh đạo và xây dựng hệ thống thông tin nội bộ nhanh, chính xác là công việc cần nhanh chóng thực hiện để đảm bảo thực hiện tốt các thay đổi khác trong chiến lƣợc kinh doanh.

Thực hiện luân chuyển cán bộ và nhân viên các phòng nghiệp vụ để đào tạo toàn diện đội ngũ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

Nâng cao chất lƣợng nguồn lao động bằng cách TISCO phải quan tâm đến việc đào tạo, bồi dƣỡng và đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ công nhân để trang bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho họ những kiến thức mới phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng, phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay, tiếp cận nhanh với dây chuyền công nghệ hiện đại.

Đẩy mạnh thi đua sản xuất, phát huy hiệu quả công việc trong từng trƣờng hợp cần thiết, Công ty cần sẵn sàng thuê chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia quản lý.

TISCO cũng nên xây dựng một chính sách tiền lƣơng và tiền thƣởng hợp lý để khuyến khích ngƣời lao động hăng say làm việc và hết mình vì sự phát triển của Công ty, gắn trách nhiệm của ngƣời lao động với trách nhiệm của Công ty. Thực hiện các chế độ phúc lợi và quan tâm đến đời sống của ngƣời lao động.

4.2.5. Nâng cao năng suất lao động

Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng công đoạn, từng lộ trình phát triển kèm theo chế độ khen thƣởng khi đạt kế hoạch đặt ra.

Đến nay, công nghệ luyện cán thép của một số nhà máy cán thép thuộc Công ty đã quá cũ và khá lạc hậu so với các doanh nghiệp khác trong nƣớc. Với công nghệ lạc hậu và cũ nhƣ vậy thì hoạt động không hiệu quả, khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng kém. Vì vậy, Công ty muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thì giải pháp quan trọng và lâu dài phải cải tiến công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tiêu hao nhiên liệu ít, chi phí thấp và giá thành hạ.

Tiếp nhận và cho thử nghiệm những công trình sáng tạo của CBCNV

4.2.6. Tái cầu trúc kênh phân phối

TISCO gặp tình trạng giá thép đến tay ngƣời tiêu dùng bị đẩy lên cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất vì qua nhiều cấp trung gian. Hiện nay, ngoài việc sử dụng tất cả các kênh để phân phối sản phẩm, Công ty tập trung nguồn lực đẩy mạnh hình thức phân phối trực tiếp tới ngƣời tiêu dùng thông qua các chi nhánh, cửa hàng và các đơn vị thành viên. Nhờ vậy, Công ty đã có những lợi thế nhất định so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kênh phân phối chƣa thật sự hiệu quả do thiếu các biện pháp đánh giá, kiểm soát cũng nhƣ khuyến khích các thành viên.

Trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc cung cấp những sản phẩm đa dạng với chất lƣợng tốt, Công ty phải nhanh chóng xây dựng một hệ thống phân phối rộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

để đảm bảo cung cấp kịp thời sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng và giảm đƣợc giá thành sản phẩm.

Vấn đề bất ổn trong khâu phân phối của Công ty là phân phối theo kiểu bình quân, nhỏ giọt cho các đại lý. Tại Hà Nội, Công ty có mấy chục đại lý nhƣng mỗi tuần chỉ đƣa đến đại lý một lƣợng trung bình. Cách làm này dễ khiến khách hàng lầm tƣởng là thiếu hàng và có những phản ứng tiêu cực ở ngƣời bán. Công ty nên đƣa các chính sách Marketing hỗn hợp theo kênh một cách phù hợp và thực hiện đánh giá hoạt động của các kênh để đảm bảo sự liên kết giữa các kênh và tránh đƣợc sự thao túng thị trƣờng của các nhà phân phối hay các đại lý lớn.

4.2.7. Cần sử dụng Marketing, các hình thức quảng cáo sao cho phù hợp và tiết kiệm nhất và hiệu quả nhất

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)