Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 27)

6. Kết cấu luận văn

1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Phương pháp thu thập, phân tích và thừa kế tài liệu về du lịch sinh thái

Nhiều tài liệu về du lịch sinh thái từ các nguồn đã công bố của UNESCO, IUCN, các báo cáo về của các dự án về phát triển VQG U Minh Hạ của Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau, BQL VQG U Minh hạ, , Trung tâm lữ hành du lịch Minh Hải, , BQL di tích tỉnh Cà Mau , các bài báo từ mạng internet, đặc biệt là một số sách nói về DLST, về du lịch ở các VQG , về quy hoạch du lịch đã được thu thập, phân tích và kế thừa.

Các tài liệu đã chọn lựa và sàng lọc thông tin cho phù hợp với nội dung đề tài của luận văn. Dựa trên kiến thức và kinh nghiệm thực tế, các tài liệu và số liệu đã được phân tích xử lý với mục đích sử dụng các tài liệu như là một dẫn chứng chứng

minh cho thực tế về DLST tại VQG U Minh Hạ, làm rõ các nội dung mà tác giả đề cập trong phạm vi đề tài.

1.5.2. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia và người dân địa phương về DLST

Ngoài việc sử dụng phương pháp thu thập, phân tích và thừa kế tài liệu thì phương pháp tham vấn chuyên gia trong lĩnh vực trong ngành du lịch đã giúp luận văn đạt hiệu quả hơn, do có được các ý kiến đóng góp về phát triển DLST tại Vườn quốc gia U Minh Hạ mà tác giả vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được để bổ sung vào các phân tích thực trạng ở chương 2, sau đó nêu giải pháp cũng như đề xuất quy hoạch tổ chức không gian DLST ở chương 3 và đưa ra các nhận xét, quan điểm và đề xuất giải pháp phát triển DLST tại VQG U Minh Hạ.

1.5.3. Phương pháp quy hoạch tuyến điểm DLST

Để phát triển DLST ở VQG cần phải xây dựng các tuyến điểm DLST một cách phù hợp đáp ứng các yêu cầu khắt khe về giá trị của chuyến tham quan gắn chặt với trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường DLST. Phương pháp này được áp dụng trên cở sở nghiên cứu các tuyến điểm DLST hiện có của các VQG và qua khảo sát thực tế nhằm xác định các tuyến điểm DLST. Phương pháp quy hoạch tuyến điểm DLST cũng tuân thủ tuyệt đối các quy định của chính quyền địa phương, BQL VQG U Minh hạ, đối với các vùng đã được hoạch định dành cho du lịch.

1.5.4. Phương pháp tham vấn bằng bảng hỏi (anket)

Tác giả đã sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn không chính thức, bán chính thức, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm áp dụng cho DLST. Các bảng câu hỏi cho các đối tượng khác nhau như khách du lịch, người dân địa phương, công ty du lịch, nhà quản lý và chuyên gia đã được xây dựng sẵn và sử dụng trong các cuộc phỏng vấn.

1.5.5. Phương pháp quan sát các dấu hiệu đặc trưng trên thực địa (điềndã)

Quan sát các dấu hiệu đặc trưng tại thực địa là một trong những phương pháp quan trọng đã được lựa chọn áp dụng nhằm ghi nhận các dấu hiệu đặc trưng của môi trường sinh thái bằng việc đi thực tế đến những đối tượng nghiên cứu.

Các dấu hiệu đặc trưng đã được phân tích để xác định vấn đề và từ đó dự đoán các nguyên nhân đồng thời đưa ra ra hướng giải quyết vấn đề.

Các dấu hiệu đặc trưng tập trung về môi trường sinh thái như các hoạt động phát triển DLST, sự thay đổi số lượng các loài, mật độ giàu có của các loài, vấn đề môi trường tại điểm DLST, vấn đề quản lý hoạt động du lịch, so sánh sự tác động hiện nay và trước đây dựa trên các dấu hiệu đặc trưng mà tác giả ghi nhận được,…Phương pháp quan sát các dấu hiệu đặc trưng tại các đối tượng giúp tác giả củng cố lại các thông tin cũng như tính xác thực của thông tin.

1.5.6. Phương pháp đánh giá độ hấp dẫn du lịch sinh thái (chỉ số TAM)

Việc đánh giá độ hấp dẫn du lịch sinh thái của U Minh Hạ được áp dụng công thức tính như sau:

TAM (Tourists’Attractive Measure): TAM = 1/10 (A-B)

TAM biến thiên từ 0.0 (không hấp dẫn) đến 1.0 (cực kỳ hấp dẫn)

A cho biết mức độ hấp dẫn tăng dần, B cho biết mức độ hấp dẫn giảm dần. Phương pháp tính TAM do PGS-TS. Nguyễn Đình Hòe hướng dẫn. Phương pháp này có áp dụng bảng cho điểm được đề xuất bởi Lea, J. (1988) khi viết về du lịch và sự phát triển du lịch trên thế giới [18; ]

.

Phương pháp này đã được áp dụng dựa trên các tiêu chí cho trước. Việc cho điểm các tiêu chí được căn cứ trên sự cảm nhận khi đi thực tế cũng như trao đổi với người dân địa phương, khách du lịch, các đơn vị tổ chức các chương trình du lịch cho du khách. Dựa trên những tiêu chí đánh giá và các nhà quản lý có thể có những hoạch định và chính sách để củng cố các yếu tố hấp dẫn và kiểm soát tốt hơn các yếu tố kém hấp dẫn. Trên thực tế nếu một điểm du lịch chỉ đơn thuần có giá trị sinh thái nhưng các tiêu chí khác như phương tiện để tiếp cận không có, đi lại quá khó khăn, quá mất thời gian, thời tiết không thuận lợi, không có dịch vụ cơ bản hoặc an ninh an toàn bất ổn thì chắc chắn khách du lịch sẽ không đến than quan, trừ một số ít trường hợp có mục đích đặc biệt.

Tiểu kết chương 1

Trong bối cảnh toàn cầu hóa dựa trên cơ sở nền kinh tế tri thức, các quốc gia đẩy mạnh phát triển DLST để giải quyết mâu thuẫn đang diễn ra khá gay gắt giữa hoạt động của ngành du lịch đại chúng với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Phát triển DLST được xem là một hình thức kinh doanh mang tính tích cực và đạo đức để tiến đến một nền thương mại công bằng và có trách nhiệm với thế hệ mai sau, bảo đảm lợi ích cho mọi tầng lớp cư dân trong xã hội. Đặc biệt là đối với người dân vùng xa xôi, chịu nhiều thiệt thòi có điều kiện tiếp cận với kiến thức và ngành nghề mới, tăng thu nhập cải thiện đời sống. DLST đang được xem là một hình thức xóa đói giảm nghèo có hiệu quả ở nhiều nước đang phát triển.

Trong phần trình bày ở chương 1, luận văn đã hệ thống lại cơ sở lý luận về DLST, các nguyên tắc và điều kiện để phát triển DLST, các giai đoạn phát triển của loại hình này và nguyên tắc quy hoạch phát triển LST. Thêm vào đó, những bài học kinh nghiệm về quản lý DLST của các nước có điều kiện phát triển tương đồng đã đưa ra để tham khảo vận dụng (kinh nghiệm của Nhật Bản, Indonesia, Namibia, Philippines...), từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phát triển DLST ở Việt Nam nói chung và VQG U Minh hạ nói riêng.

Chương 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI V ƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ

2.1.Khái quát chung về Vườn Quốc Gia U Minh Hạ:

VQG U Minh hạ được thành lập từ ngày 20 tháng 01 năm 2006 ( Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi thành Vườn quốc gia U Minh hạ tỉnh Cà Mau). VQG U Minh hạ đã được UNESCO công nhận là Khu DTSQ Thế giới vào ngày 26 tháng 9 năm 2009[12; Tr.2].

2.1.1.Vị trí địa lý- địa hình

(i)Vị trí

Vườn Quốc gia U Minh Hạ thuộc tọa độ địa lý: - 9014’36’’đến 90

17’41’’ Vĩ độ bắc; - 104054’11’’đến 1040

59’16’’ Kinh độ đông. (ii) Ranh giới

- Bắc giáp giới hạn tuyến kênh số 27 (Phân trại K3 cái tàu);

- Nam giáp kênh đê bao phía Nam giới hạn (phía sau dân cư đội II và đội III, ấp Vồ Dơi, kênh xáng Minh Hà);

- Đông giáp kênh số 100 kéo dài xuống đê bao phía Đông T19 giới hạn (ấp 14, xã Khánh An và hậu đội I, T19, ấp Vồ Dơi);

- Tây giáp kênh số 90 kéo dài xuống đê bao phía Tây kênh đứng giới hạn Liên tiểu khu Trần Văn Thời, Công ty TNHH MTVLN U Minh Hạ.

(iii) Diện tích

Tổng diện tích : 8.527, 8ha.

- Diện tích có rừng : 7.639, 8 ha, chiếm: 89, 6%; Bao gồm:

+ Rừng trồng : 6.539, 2 ha.

- Diện tích không rừng : 888, 8 ha, chiếm: 10, 4%. Trong đó: + Đất ngập nước : 109, 2 ha; + Kênh + Bờ : 517, 7 ha; + Mương líp trồng rừng : 261, 3 ha; + Đất xây dựng : 0, 6 ha [14; Tr.5]

Địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh cao bình quân từ 1- 1,5m, nghiêng thấp dần về hướng đông nam. Trong lâm phần có 2 dạng lập địa đất chính, đó là đất than bùn và đất sét.

- Diện tích đất than bùn : 2.289,6 ha, Chiếm: 26, 8%; - Diện tích đất sét : 6.238,2 ha, Chiếm: 73, 2% [13;Tr.4]

2.1.2. Khí hậu, thủy văn * Khí hậu: * Khí hậu:

Do chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý, Cà Mau có khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh vào khoảng 26,5oC, ở mức trung bình so với toàn vùng đồng bằng sông Cứu Long. Trong năm, nhiệt độ cực đại rơi vào tháng IV với nhiệt độ trung bình tháng đạt khoảng 27,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm đạt 25oC và rơi vào tháng I. Biên độ dao dộng nhiệt năm trên toàn tỉnh khoảng hơn 2o

C.

Cùng chung đặc điểm của miền khí hậu phía Nam, Cà Mau có khí hậu phân thành hai mùa mưa, khô rõ rệt. Hàng năm, mùa mưa kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa năm ở đây đạt xấp xỉ 2.400mm và rơi chủ yếu vào thời gian mùa

mưa (chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm). Trung bình trên địa bàn tỉnh có khoảng 165 ngày mưa/năm. Độ ẩm tương đối trung bình năm thường đạt 85,6% với cực tiểu rơi vào tháng 3 hàng năm (đạt xấp xỉ 80%).

Chế độ gió cũng mang tính mùa rõ rệt. Mùa khô hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Đông với vận tốc trung bình 1,6m-2,8m/s. Mùa mưa hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam hoặc Tây với vận tốc trung bình 1,8m- 4,5m/s. U Minh Hạ nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng thỉnh thoảng cũng có giông hoặc lốc xoáy.

* Thủy văn

Với hơn 250km đường bờ biển và có vị trí địa lý đặc biệt, Cà Mau là tỉnh duy nhất trong cả nước ta chịu ảnh hưởng chi phối của hai chế độ triều khác nhau: bán nhật triều ở biển Đông và nhật triều không đều ở biển Tây. Biên độ triều ở biển Đông tương đối lớn: 3,0m đến 3,5m vào các ngày triều cường và 1,8m đến 2,2m vào ngày triều kém.

Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc, bên cạnh một số con sông khá lớn như Tam Giang, Bảy Háp, Gành Hào, thì sông Ông Đốc, sông Trẹm đều chảy ngang U Minh Hạ. U Minh Hạ còn có chung đặc điểm của vùng đồng bằng sông Cứu Long là có mạng lưới kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho phát triển giao thông thuỷ. Chế độ thuỷ văn của hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều quanh năm do địa hình thấp và có nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Phần lớn các sông đều chảy ra biển theo chế độ nhật triều và bán nhật triều. Phía ngoài cửa sông ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh, ảnh hưởng này giảm dần khi vào sâu trong nội địa.

Kết quả điều tra từ cho thấy, nguồn nước ngầm trên địa bàn khá phong phú với bảy tầng chứa nước. Trong đó, năm tầng từ tầng 2 đến tầng 6 là các tầng chứa nước mềm không bị nhiễm mặn.

Một số dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn đã hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc được đẩy nhanh tiến độ như: nhà máy Đạm Cà Mau, đoạn đường về huyện U Minh- Trần Văn Thời.

Hoạt động lĩnh vực văn hoá – xã hội, bảo vệ môi trường được quan tâm nên có chuyển biến tích cực. Nhiều chương trình xã hội hoá giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao đang được đẩy mạnh, thu hút các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia. Tỉnh Cà Mau tổ chức “Tuần Lễ văn hoá – du lịch Đất Mũi”, tổ chức Hội thảo “Bảo tồn các giá trị dự trữ sinh quyển và hỗ trợ cư dân vùng ven biển Mũi Cà Mau trước biến đổi khí hậu”, công bố Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau...

2.1.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

(i)Cấp điện:

Hiện nay Cà Mau các xã quanh khu vực VQG đề có điện sử dụng sinh hoạt đạt 100%; số người dân được sử dụng có điện đạt 91%. Tuy nhiên, do U Minh Hạ là địa phương có địa hình sông nước, phân bổ dân cư rải rác nên chi phí đầu tư cấp điện cho 1 hộ dân rất cao (khoảng 10 triệu đồng), có thể tới gấp đôi so với nhiều địa phương khác trong vùng, vì vậy, mặc dù được huy động vốn lớn, nhưng số hộ dân có điện ở U Minh Hạ vẫn thấp hơn nhiều địa phương như Bến Tre (95%), Sóc Trăng (94%)…

Nguồn cung cấp điện chủ yếu từ hệ thống điện quốc gia qua các đường dây 220 KV và các nhà máy điện diezel trong khu vực như Cà Mau, Cần Thơ, ô Môn, tổ hợp khí điện đạm Cà Mau.

Mục tiêu phát triển là phải đảm bảo cấp điện áp an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp, nông nghiệp thủy sản, dịch vụ và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, có nguồn điện dự phòng 10 - 20%. Giảm tổn thất điện năng trên lưới phân phối.

(ii)Giao thông:

* Đường bộ: Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại khu vực VQG U Minh Hạ

trung tâm thành phố Cà Mau 25km). Tuy nhiên, ngoài các tuyến quốc lộ, giao thông giữa các huyện trong tỉnh còn nhiều khó khăn do có nhiều sông, kênh, rạch, đa số các tuyến đường có mặt cắt rất nhỏ.

* Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông Gành Hào,

sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. Hiện hàng ngày có các chuyến tàu cao tốc kết nối Cà Mau với U Minh và với các địa phương khác trong vùng. Giao thông đường thủy cho đến nay vẫn là lợi thế và là phương tiện giao thông chủ yếu của Cà Mau.

(iii)Cấp thoát nước

a. Cấp nước: Thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện nhiều chương

trình vệ sinh, nước sạch đô thị và nông thôn, tạo điều kiện cho hộ dân tại VQG U Minh Hạ vay vốn khoan giếng nước sạch, hợp vệ sinh. Tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ hộ dân ở vùng U Minh Hạ được sử dụng nước sạch lên 85% , trên cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Ngoài việc hỗ trợ từ Nhà nước, đóng góp của người dân, tỉnh cũng huy động nhiều nguồn lực đầu tư, cung cấp nước sạch tập trung ở các khu trung tâm, cụm, tuyến dân cư; nhất là ưu tiên cấp nước cho vùng sâu, vùng nông thôn đang trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô.

b. Thoát nước: Hệ thống thoát nước mới được xây dựng ở các đô thị lớn,

song nhìn chung đều chưa đáp ứng yêu cầu. Cho đến nay, hệ thống thoát nước thải của hầu hết các điểm dân cư tại khu vực gần VQG U Minh Hạ đang là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm đầu tư thoả đáng để đảm bảo môi trường sống không ô nhiễm cho nhân dân. Vấn đề thoát nước và xử lý nước thải của các khu, cụm công nghiệp Khí Điện Đạm, nuôi trồng thủy hải sản gần khu vực VQG U Minh Hạ cũng cần được hết sức lưu ý nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

Hệ thống thông tin bưu chính viễn thông tại VQG U Minh Hạ đáp ứng tốt nhu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)