6. Kết cấu luận văn
3.1.3. Tăng cường đóng góp cho cộng đồng địa phương
U Minh Hạ
Thực tế cho thấy việc tạo sinh kế cho người dân là biện pháp phòng chống cháy rừng và bảo vệ Luật đa dạng sinh học hiệu quả nhất. Chính sách chung của công tác bảo vệ đa dạng sinh học và phòng chống cháy rừng trong mùa khô là gắn liền với người dân, vận động một số hộ dân sinh sống ở vùng đệm cùng tham gia công tác bảo vệ và cùng lực lượng chức năng chống cháy rừng. Tuy nhiên, theo khảo sát và ghi nhận ý kiến từ người dân sinh sống ở vùng đệm quanh VQG U Minh Hạ thì việc một số người dân vì sinh kế khó khăn mà lén lút vào rừng bắt và vắt mật ong thiên nhiên vẫn còn diễn ra, bởi giá mỗi lít mật ong từ 300.000 - 400.000 đồng nên nhiều trường hợp vẫn lén vào rừng, như vậy sức ép cho việc phòng chống cháy rừng và bảo vệ sự đa dạng sinh học đang là vấn đề mà ban quản lý VQG U Minh Hạ lo lắng nhiều nhất. Do đó, chỉ có một biện pháp căn cơ nhất để hạn chế tình trạng người dân vào rừng gây nguy hiểm đến tình trạng bảo vệ và phòng chống cháy rừng là tạo sinh kế cho người dân, nhất là dân cư quanh vùng đệm.
Theo đó, ban quản lý VQG U Minh Hạ đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng gắn với việc ổn định sinh kế cho các hộ dân sinh sống xung quanh VQG, giảm tác động xấu đến VQG và thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ rừng. Theo ban quản lý VQG U Minh Hạ hiện nay ngân sách chi cho những hộ tham gia giữ và phòng chống cháy rừng với mức hỗ trợ 2 triệu đồng mỗi hộ /tháng . VQG
cũng đã thí điểm cho trên 20 hộ dân trồng chuối, hoa màu trên đất của VQG với mục đích giúp cho họ có đất sản xuất và cùng tham gia công tác bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, VQG cũng đã triển khai dự án sinh kế cộng đồng với 3 tổ chuyên làm nghề khai thác ong rừng. Đến nay đã có 57 hộ tham gia canh giữ, gác kèo không cho bắt ong trên lâm phần VQG.
Việc vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng phải song song với việc tạo điều kiện cho người dân phát triển sinh kế, khai thác và phát huy tiềm năng rừng mang lại. Đó là điều kiện tiên quyết để giải bài toán bảo vệ rừng và bảo vệ sinh học VQG hiện nay.
Một biện pháp được thực hiện khá tốt đó là các hộ dân đang hỗ trợ VQG thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát phòng chống cháy rừng từ 7 - 12 giờ. Thời gian còn lại sẽ giao cho lực lượng của VQG đảm nhiệm.
Ngoài việc phân bổ nguồn lợi từ hoạt động du lịch cho người dân, cần giúp cho nhân dân có thêm nhiều cơ hội giao lưu học hỏi hơn nữa về trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của cộng đồng dân cư, tài nguyên môi trường sinh thái của KDTSQ Thế giới, giảm thiểu đi các tác hại tiêu cực đến môi trường trong quá trình khai thác và phát triển DLST.
Tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập bằng cách để người dân tham gia vào đội ngũ chèo thuyền đưa khách tham quan rừng, người dân là những HDV bản địa cho du khách, bán các sản phẩm lưu niệm và một số đặc sản từ chính người dân tạo ra...Như vậy giúp người dân địa phương có thể kinh doanh buôn bán cho khách những mặt hàng thiết yếu hoặc những mặt hàng do họ tự nuôi trồng, chế biến và sản xuất. Giúp người dân tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm tại địa phương. Tránh việc đồng tiền lợi ích từ các hoạt động thoát ra bên ngoài. Điều này phù hợp với khái niệm DLST của Wood, 1991: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu còn tương đối hoang sơ với mục đích t m hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hoá mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ cho việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính
Người dân ở bên ngoài VQG cho biết việc phát triển DLST đã giúp cho người dân có thu nhập mặc dù không cao nhưng ổn định hơn và nhàn hơn so với việc lén vào rừng và làm các công việc như bắt cá, đặt trúm lươn, chính vì vậy sức khỏe của họ tốt hơn. Có thể nói khi người dân chuyển đổi sinh kế sẽ có lợi cho môi trường sinh thái, tạo điều kiện để cho môi trường sinh thái được phục hồi và làm giàu nguồn tài nguyên của rừng. Một lợi ích nữa có thể kể tới là giảm thiểu đi các rủi ro khi vào rừng và giảm các nguy cơ cháy rừng do người dân gây ra...
3.1.4. Huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ