Hệ sinh thái đặc thù tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 38)

6. Kết cấu luận văn

2.2.1.Hệ sinh thái đặc thù tự nhiên

(i)Thực vật

Rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn: Đây là một dạng trạng thái rừng cực đỉnh nơi mà độ cao than bùn đạt đến đỉnh cao mực nước ngập hàng năm không còn ảnh hường quần xã sinh vật hình thành một loại rừng hỗn giao gồm các loài cây trâm, sắn, bùi, bí bái, mật cật hình thành 2-3 tầng cây rõ rệt, hiện trạng này xảy ra không nhiều, diện tích không lớn, chỉ vài ha tiêu biểu cho loại rừng này.

Rừng tràm thuần loại trên đất than bùn cao: Loại rừng này có trạng thái diễn thế tiếp cận với dạng trạng thái rừng hỗn giao bắt đầu có sự thay đổi điều kiện sinh thái để hình thành loại rừng hỗn giao.

Rừng tràm thuần loại trên đất than bùn mỏng: Đây là một dạng trạng thái rừng tràm đang hình thành và phát triển trên đất than bùn non đang phát triển, có sự cạnh tranh môi trường sống của các cá thể cùng loài trong quần xã.

Rừng tràm thuần loại trên đất sét: Là một dạng trạng thái rừng cách ly hoàn toàn với đất than bùn, do quá trình tác động của lửa rừng lớp than bùn không còn nữa mà đã hình thành đất sét có tầng jarosite hình thành nên rừng tràm thuần loại trên đất sét.

Dạng trạng thái thảm cỏ ngập nước: Đây là dạng trạng thái hình thành do mất tầng than bùn và do yếu tố địa hình thấp chi phối không thể có cây gỗ tràm mọc được nên hình thành dạng trảng cỏ chịu ngập theo mùa. Đây là một đối tượng dễ cháy rừng khi mùa khô đến vì cây cỏ hàng năm sẽ chết hình thành lớp thực bì dễ cháy, các loài cỏ hỗn giao như cỏ sậy, cỏ mồm, cỏ bắc, cỏ năn,…

Dạng sinh thái thủy sinh: Dạng trạng thái này hình thành do địa hình trũng thấp, sau khi cháy rừng hết lớp than bùn và địa hình trũng thấp sẽ hình thành dạng trạng thái này.

Rừng U Minh Hạ là một kiểu rừng hỗn hợp trên đất than bùn, tiêu biểu cho kiểu rừng đầm lầy với trên 79 loài cây cỏ tự nhiên thuộc 65 chi, 36 họ thực vật khác nhau như: Tràm, bùi, móp, trâm khế, bí bái, mật cật… và có tầng dây leo ở phía dưới như chọi, dớn…Tuy nhiên trải qua những tác động của con người, diễn thế rừng bị thay đổi, sự đa dạng của sinh học và diện tích đất than bùn ngày càng giảm dần [13; Tr.15]

Bảng 2.1. HST đa dạng của VQG U Minh Hạ HST (sinh, địa)

HST(đất ngập nước)

Hệ sinh vật Thổ nhưỡng Khí hậu

Rừng hỗn giao trên đất than bùn Rừng tràm trên than bùn Trãng cỏ, sậy, năng... Rừng tràm trên than bùn mỏng HST nước, thủy sản, côn trùn... Đất phèn, mặn, phù sa... Than bùn Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ...

Lượng mưa, nước mặt, hạn hán...

Đối với các điểm điều tra khảo sát bổ sung do Trung tâm thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ khảo sát vào năm 2013 đã phát hiện thêm các loài mới bổ sung vào danh lục thực vật Cà Mau. Đặc biệt, còn rất nhiều loài thân gỗ được tìm thấy mà nơi khác ở Cà Mau hầu như không còn. Ngoài ra còn có nhiều loại dây leo và thảo mộc có vị thuốc quí.

Trong đợt điền dã khảo sát cùng đoàn cán bộ nghiên cứu của Trung tâm thực nghiệp Lâm nghiệp Tây Nam Bộ, theo kết quả nghiên cứu có 2 loài được tìm ra thêm mà trước đây chưa thấy có mặt trong VQG, đó là: Cỏ lào bông tím (Eupatorium sp) và Cói (Thoracostachyum sp). Và 1 loài có trong Sách đỏ Việt Nam là Bí kỳ nam (Hydnophyllum formicarum).

Tác giả luận văn xây dựng và gửi 100 tờ phiếu khảo sát (Thông qua công ty Du lịch và Dịch vụ Minh Hải gửi đến khách du lịch 50 phiếu, gửi trực tiếp cho người dân sinh sống quanh khu vực VQG và nhân viên tại VQG), thu về được 92 phiếu, trong đó có 5 phiếu bỏ trống nhiều mục, như vậy hợp lệ là 87 phiếu. Sau khi phân tích tổng hợp ý kiến khách du lịch như sau: 50% khách cho rằng khu vực có hệ sinh thái hấp dẫn và khách du lịch hay tới tham quan chính là khu vực rừng tràm và khu vực có hê sinh thái tự nhiên hoang sơ của các thảm cỏ , 35% khách cho rằng thích khám phá thiên nhiên hoang sơ và các loài động vật hoang dã, 15% còn lại thích các khu vực ven rừng và nơi các loài chim sinh sống. Du khách cũng đã đóng góp về việc bảo vệ môi trường như: xây dựng những bảng cấm những hành vi vi phạm đến VQG, cấm mang thức ăn thức uống vào khu vực tham quan, đề nghị có những bảng chỉ dẫn cho khách thuận lợi. Như vậy, trong các HST đa dạng này, thì hệ sinh vật thu hút khách tham quan nhiều nhất bởi vì với khu vực rừng tràm và các thảm cỏ, dương xỉ xanh bạt ngàn, không khí trong lành làm cho du khách thích thú khi được trãi nghiệm cảm giác hòa cùng thiên nhiên.

Sau khi khảo sát ý kiến du khách, mức độ hài lòng của khách du lịch về VQG U Minh Hạ tổng hợp được kết quả như sau:

Các tiêu chí đánh giá Rất không hài lòng Không hài lòng Tạm hài lòng Hài lòng Rất hài lòng

Tài nguyên độc đáo 3% 15% 62% 20%

Đi lại thuận tiện 9% 35% 56%

Chi phí phù hợp 2% 35% 50% 13%

Môi trường trong lành 4% 10% 86%

Tác giả phỏng vấn trực tiếp khách du lịch và gửi bằng bảng hỏi về mức độ hấp dẫn du lịch đối VQG U Minh Hạ, vận dụng phương pháp tính chỉ số hấp dẫn TAM đối với các tiêu chi tăng hấp dẫn và giảm hấp dẫn, được kết quả tổng kết như sau: Tài nguyên tại VQG độc đáo và còn nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ của một khu rừng nguyên sinh, vị trí VQG chỉ cách Tp.Cà Mau 25 km, vận chuyển bằng đường thủy và đường bộ đều thuận lợi, đi lại khá rẻ và người dân sinh sống quanh khu vực khá thân thiện và hiền lành mang đậm tính cách của cư dân Nam bộ. Tuy nhiên, việc tiếp thị để phát triển DLST ở VQG U Minh Hạ chưa xứng tầm với một khu DTSQTG, đời sống kinh tế của cư dân quanh VQG còn thấp, mặc dù chi phí rẻ nhưng các dịch vụ chưa cao, sản phẩm du lịch ít…

STT Tiêu chí Điểm

1 Tài nguyên độc đáo 0.8

2 Thời tiết trong lành 1.0

3 Không quá xa 0.9

4 Đi lại rẻ 0.8

5 Dịch vụ tốt 0.7

6 Ổn định chính trị 1.0

7 Thịnh vượng kinh tế 0.6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Gần gũi về văn hóa, lịch sử với du khách 0.8

9 Mới lạ 0.9

10 Ăn ở rẻ 0.8

Tổng 8.3

STT Tiêu chí Điểm 1 Lạm phát cao 0.3 2 Đồng tiền mạnh 0.3 3 Tỷ lệ tội phạm cao 0 4 Khủng bố 0 5 Thiên tai, sự cố MT 0 6 Mất ổn định chính trị 0

7 Chính quyền thiếu sự ủng hộ của dân chúng 0

8 Tiếp thị thiếu trách nhiệm 0,3

9 Kinh tế yếu kém 0.3

10 Nhiều phiền toái tại điểm du lịch 0

Tổng 1,2

Bảng 2.3. Tiêu chí giảm hấp dẫn của VQG U Minh Hạ

Áp dụng công thức TAM: (A-B)/10, ta có TAM = 1/10 (8.3 – 1,2) = 0.71

Có được kết quả chỉ số như trên cho thấy: chỉ số hấp dẫn du lịch của VQG U Minh Hạ là 0.71 là khá cao. Thực tế theo số liệu ( từ bảng 2.4) cho thấy tính hấp dẫn của VQG U Minh Hạ đã làm tăng gấp đôi số lượng khách sau khi được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới so với trước đó:

ĐV tính: lượt khách

Stt Năm Tỉnh Cà Mau VQG U Minh hạ

1 2009 705.500 7.303 2 2010 760.000 8.255 3 2011 780.000 9.953 4 2012 803.160 9.032 5 2013 850.500 14.355 Tổng cộng 38.991.600 48.898 Bảng 2.4. Số lượng khách du lịch từ 2009- 2013

*Nguồn:- Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau, 2013

Ngoài ra, rừng U Minh Hạ còn được xác định là một trong những vùng có trữ lượng than bùn lớn nhất nước, với độ dày trung bình 0,3 - 1,2 m. Theo Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường): tổng trữ lượng than ở vùng này khoảng 14 triệu tấn có chất lượng thuộc loại tốt nhất do được tạo thành chủ yếu từ mùn thực vật bị phân huỷ cao, không lẫn sét, ít lưu huỳnh, hoàn toàn có thể đảm bảo để sản xuất chất đốt, phân hữu cơ vi sinh và axít humic. Khu vực U Minh hạ hiện nay có diện tích phân bố than bùn khoảng 2,654 ha. Đây là diện tích đất than bùn được tổ chức quản lý và bảo vệ khá tốt. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất than bùn còn lại được phân bố rãi rác trong vùng đệm chung quanh VQG, trên các diện tích rừng được giao cho người dân quản lý, canh tác nông nghiệp kết hợp.

Chung quanh VQG U Minh Hạ hiện có trên 500 hộ dân với tổng diện tích quản lý là 4,462 ha. Trong đó có khoảng 20% là đất canh tác nông nghiệp và 80% là đất lâm nghiệp. Phần lớn diện tích quản lý của các hộ này đều có phân bố đất than bùn. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của than bùn trong cộng đồng dân cư còn rất nhiều hạn chế; những vấn đề cơ bản như tính chất cải thiện môi trường, hạn chế phèn hóa đất đai trong canh tác nông nghiệp, vấn đề hấp thu và lưu giữ các-bon giúp giảm phát thải CO2 vào không khí là những vấn đề mà đa số người dân đều chưa được truyền đạt một cách hệ thống. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân vùng đệm về quản lý, bảo vệ tầng than bùn chưa được chú trọng. Cần nâng cao nhận thức của người dân vùng đệm về vai trò và ý nghĩa của đất than bùn thông qua đào tạo cơ bản, giúp người dân hiểu rõ hơn các cơ chế hình thành, tính năng và vai trò của đất than bùn trong đời sống, trong việc cải thiện môi trường, giảm phát thải… là rất cần thiết hiện nay.

(ii)Động vật

Động vật rừng tràm vườn quốc gia U Minh Hạ rất phong phú đa dạng, đến nay được ghi nhận: động vật thuộc lớp thú có 32 loài gồm 13 họ, lớp chim có 74 loài, trong đó có hàng chục loại chim, thú quý hiếm được ghi vào Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Về thủy sản, dưới tán rừng U Minh Hạ

ngập nước vào mùa mưa là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài cá nước ngọt như cá lóc, cá rô, cá trê, thác lác...

Rừng ngập ở đây với nét đặc sắc riêng có đất than bùn khá dày, nước đỏ. Ðây là khu bảo vệ thiết yếu bảo đảm cho sự phục sinh của các giống loài đặc hữu của hệ sinh thái ngập nước với nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam, như: rắn hổ mang chúa, tê tê, rái cá lông mũi,v.v. và còn được coi là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập úng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhờ có môi trường sinh thái ổn định mà nhiều loài chim, cò hợp thành đàn quần tụ về Vườn quốc gia U Minh Hạ trú ngụ, sinh sản và phát triển với số lượng khá lớn. Đó là các loài như chích cồ, còng cọc, vạc, điên điển, le le, cúm núm, chàng bè, sếu đen... và rất nhiều loài cò như: cò trắng, cò xanh, cò đỏ, cò hương... và dơi quạ.

Năm 2008, các chuyên gia của chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê (CPCP) của vườn quốc gia Cúc Phương, đã phát hiện loài rái cá lông mũi - một trong những loài động vật quý hiếm của châu Á tại vườn quốc gia U Minh Hạ. Đây là kết quả sau một năm CPCP tiến hành khảo sát thực địa tại các khu rừng đất than bùn U Minh. Tháng 03-2008, trong khi tiến hành điều tra động vật ban đêm, nhóm khảo sát đã phát hiện hai con rái cá lông mũi tại dọc một bờ kênh ở vườn quốc gia U Minh Hạ. Rái cá lông mũi là loài quý hiếm và ít được biết đến nhất trong số 13 loài rái cá trên thế giới. Vào những năm 1990, rái cá lông mũi được coi là loài đã bị tuyệt chủng trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây loài động vật này lại được phát hiện tại Campuchia, Thái Lan và tại đảo Sumatra và Borneo (Indonesia).

Thời gian gần đây, nhiều động vật hoang dã quý hiếm xuất hiện ở rừng tràm U Minh Hạ, trong đó đáng chú ý nhất là heo rừng - loài động vật quý hiếm nhưng đã bị “mất tích” hàng chục năm qua. Sự xuất hiện trở lại của nhiều loài động vật hoang dã như heo rừng, chồn đèn, chồn cáo cộc, rắn hổ đất, kì đà, cá sấu… cùng với hàng trăm loài động vật hiện hữu càng làm phong phú thêm hệ động thực vật của khu rừng tràm này. Nhiều người dân thường xuyên sinh sống trong rừng cho

biết, ngay trên đường giao thông bê tông tráng nhựa họ vẫn thấy heo rừng xuất hiện, kiếm thức ăn vào ban đêm, khi thấy bóng người qua lại mới tháo chạy vào rừng.

So sánh quy mô loài của VQG U Minh hạ với một số VQG nổi tiếng và tương đồng ở vùng Tây Nam bộ cho thấy VQG U Minh Hạ về họ và số loài tương đương với VQG Tràm Chim Đồng Tháp và hơn so với VQG U Minh thượng tỉnh Kiên Giang.

Bảng 2.5. So sánh loài động thực vật với các VQG ở ĐBSCL

* Nguồn BQL VQG U Minh Hạ Ngoài các loài động vật kể trên, thì Ong mật là loài côn trùng cánh màng rất có ích cho cuộc sống con người. Mật ong nói chung đã quí, nhưng mật ong được tạo ra bằng hoa tràm của rừng U Minh hạ thì càng quí hơn. Đây là đặc sản nổi tiếng và được ưa chuộng khắp cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cá đồng VQG U Minh Hạ rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Đây là những loài thủy sản nước lợ nổi tiếng ở Cà Mau cần được bảo tồn để cung cấp giống cho cả khu vực. Cá đồng ở VQG U Minh Hạ Cà Mau sinh sống trong môi trường nước ngọt. Cá đồng sinh sản nhiều trong môi trường nước ngọt tự nhiên, đặc biệt là ở VQG U Minh Hạ cá lớn hơn ở nơi khác.

Một thực tế cho thấy hiện nay việc khai thác cá đồng tại khu vực vùng đệm và vùng chuyển tiếp VQG không có sự bất cập. Cứ vào cao điểm mùa khô, ở một số đơn vị quản lý rừng thường bán cá đồng bằng cách “bán mão”, có nghĩa là bán cho thương lái một đoạn kênh dài để triển khai bắt toàn bộ cá hiện có trong kênh. Cách làm này làm mất đi nguồn cá giống vì theo nguyên tắc, chỉ được bán cá lớn, cá nhỏ để lại chờ khi mùa mưa xuống thả làm cá giống. Một số đơn vị trong rừng lại bán “cá cạn”, có nghĩa là do nắng hạn nên nước ở các con kênh trong rừng đã cạn kiệt,

VQG Họ Loài

U Minh hạ 62 329

Tràm Chim Đồng Tháp 49 328

các loại cá đồng dồn về một chỗ. Thương lái vào rừng thỏa thuận mua, từ đó người ta bắt tất cả các loại cá. Điều đáng nói là vào thời điểm này, cá đồng đang có trứng, nếu làm như vậy thì cá đồng sẽ cạn kiệt. Việc bảo tồn nguồn lợi cá đồng, cá non ở rừng U Minh Hạ trong mùa khô là việc cần làm hiện nay, nếu chậm sẽ không còn nguồn cá giống cho mùa sau, ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng chung. Để bảo tồn nguồn lợi cá đồng ở rừng U Minh Hạ, cần sớm chấn chỉnh cách mua bán như trên vì VQG U Minh Hạ còn có nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý, hiếm, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch.

Theo ông Lương Văn Minh – Phó giám đốc Trung tâm thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ: “mặc dù VQG U Minh hạ có tính đa dạng sinh học cao hơn nhiều so với được biết nhưng do nhiều lần cháy rừng trước đây và việc bao ví giữ nước thường xuyên cho việc phòng chống cháy rừng trong những năm gần đây đã làm thay đổi hoàn cảnh rừng, làm thay đổi các yếu tố môi trường và thủy văn, ảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 38)