6. Kết cấu luận văn
3.1.4. Huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương
Kinh nghiệm bảo tồn và phát triển DLST của Namibia : “muốn bảo tồn và phát triển du lịch bền vững thì chính người dân nơi phát triển du lịch sẽ là những cảnh sát bảo vệ nếu họ được tham gia vào hoạt động du lịch và có những lợi ích mà du lịch mang lại” [12].
Vì vậy nếu phát triển DLST tại VQG U Minh Hạ mà không lấy dân làm lực lượng chính, không quan tâm đúng tới họ, quyền lợi và các lợi ích từ hoạt động DLST họ không được hưởng khi đó họ sẽ quay lưng với DLST. Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương với nơi họ sống sẽ trở nên xa lạ và mâu thuẫn khi mà họ mất các quyền lợi
chính đáng. Thậm chí có thể xảy ra xung đột, người dân sẽ bực mình vì các hoạt động du lịch không đem lại cho họ lợi ích mà ngược lại lại là những khó khăn thêm như giá cả tăng cao, môi trường sống bị xáo trộn, văn hóa và an ninh có thể bị ảnh hưởng, tài nguyên sinh thái ngày càng cạn kiệt dẫn đến cuộc sống của họ thêm nghèo khó.
Do đó, cần huy động cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch sinh thái như:
- Tham gia tổ chức, xây dựng các sản phẩm du lịch và cung cấp dịch vụ du lịch cho du khách như nhà nghỉ (homestay), nhà hàng ăn uống, quầy lưu niệm, vận chuyển, trực tiếp đưa đón, hướng dẫn khách đi tham quan du lịch;
- Khuyến khích người dân phát triển các nghề truyền thống như: làm chuối khô, làm cá khô, đan đát, trồng rau sạch... cung cấp các sản phẩm và dịch vụ do tự nuôi trồng để tránh các hoạt động khai thác từ nguồn tài nguyên sẵn có.
Để việc quản lý được diễn ra đồng thuận cao, người dân được mời tham gia vào các hoạt động như thảo luận về quyền lợi, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về môi trường sinh thái, đóng góp ý kiến quy hoạch phân vùng và xây dựng quy chế quản lý bảo tồn rừng.v.v...
Tuy nhiên, cũng qua trao đổi với người dân địa phương thì được biết việc huy động người dân tham gia vào các hoạt động DLST chỉ mới tập trung chủ yếu vào người dân địa phương. Chính vì vậy việc tuyên truyền cho khách du lịch, các công ty tổ chức các chương trình du lịch, các đơn vị cung ứng dịch vụ kể cả các đơn vị hay cá nhân thường có nhu cầu mua các sản phẩm từ nguồn đặc sản địa phương chưa được tập trung. Do đó các cơ quan và chính quyền cần mời những đối tượng này tham gia các hoạt động của người dân nơi đây để nâng cao vai trò và sự nhận thức và trách nhiệm bảo tồn và phát huy những giá trị sinh thái của môi trường một cách hiệu quả thông qua DLST.
Chính vì vậy, việc huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương là vô cùng quan trọng, một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển du lịch sinh thái bền vững.