6. Kết cấu luận văn
3.2.7. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch
Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch (quy chế quản lý các khu du lịch trong tỉnh, quy chế quản lý quy hoạch, quy chế xây dựng các công trình du lịch v.v...) nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch tại VQG U Minh Hạ
Đầu tư xây dựng và hoàn thành quy hoạch chi tiết và thực hiện quản lí chặt chẽ việc xây dựng theo quy hoạch ở VQG U Minh Hạ
Đối với các dự án phát triển các khu du lịch, công trình quan trọng cần thành lập ban chuẩn bị (kêu gọi, xúc tiến) đầu tư, và sau này trở thành các ban quản lí dự án có năng lực, hoạt động hiệu quả.
Tăng cường công tác thống kê du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển du lịch củaVQG.
Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng (đặc biệt với Cầ Thơ, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng) trong việc thực hiện Quy hoạch
dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường tồn khai thác tài nguyên tự nhiên, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh...
Tiểu kết chương 3
Bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với các VQG nằm trong khu dự trữ sinh quyễn thế giới càng có ý nghĩa hơn khi đưa vào phục vụ loại hình du lịch sinh thái.
Có thể nói VQG là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng. Lợi thế của việc bảo tồn VGQ gắn với phát triển du lịch không chỉ thể hiện ở lợi nhuận kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương mà còn bảo tồn đa dạng sinh học, là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, quê hương Việt Nam. Muốn phát triển du lịch sinh thái ở VQG cần có những định hướng và đề ra những giải pháp nhằm giúp hoạt động du lịch sinh thái đạt hiêu quả.
Vì vậy việc định hướng của tỉnh về phát triển du lịch nói chung, về phát triển du lịch sinh thái nói riêng đã góp phần vạch ra hướng đi cho việc phát triển DLST tại VQG U Minh Hạ. Trong đó đặc biệt chú trọng đến những tài nguyên DLST có nhiều tiềm năng phát triển du lịch như các thảm cỏ, rừng tràm, các loài động thực vật quí hiếm…
Phát triển du lịch sinh thái VQG U Minh Hạ cần có sự chung tay góp sức của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và cả bản thân của các nhà quản lý tại VQG U Minh Hạ . Để loại hình du lịch sinh thái tại U Minh Hạ hoạt động tốt hơn và phát triển bền vững thì cần thực hiện nhiều giải pháp. Bên cạnh những giải pháp chung phát triển DLST, ta cần quan tâm đến nhóm giải pháp phát triển DLST gắn với du lịch như giải pháp về bảo vệ môi trường, công tác thông tin thị trường, quảng bá , giải pháp về quy hoạch du lịch, liên kết xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với VQG U Minh Hạ, giải pháp về khai thác, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút khách.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:
Qua kết quả ngiên cứu về thực trạng tài nguyên ở VQG U Minh Hạ cho thấy những vấn đề sau:
Tiềm năng, tài nguyên du lịch VQG U Minh hạ tỉnh Cà Mau phong phú, đa dạng, có sức hấp dẫn cao, hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch đặc biệt loại hình du lịch sinh thái…tuy nhiên du lịch và các dịch vụ du lịch tại VQG U Minh Hạ phát triển không cao;
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội dần được quan tâm đầu tư xây dựng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của VQG U Minh Hạ. Tuy nhiên, để du lịch có thể phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hệ thống kết cấu hạ tầng cần được nâng cấp hoàn thiện hơn nữa;
Đời sống (sinh kế) của một bộ phận người dân ở vùng đệm đang là mối quan tâm và là sức ép đối với BQL VQG vì chính lối sinh kế truyền thống (săn bắt khai thác lâm sản) làm cho ngày càng cạn kiệt nguồn tài nguyên nơi đây.
Từ khi có hoạt động kinh doanh du lịch Vườn quốc gia có thêm thu nhập. Tuy nhiên, số lượng khách và doanh thu du lịch hàng năm còn khiêm tốn nên hiện tại Ban quản lý mặc dù có tạo điều kiện để người dân địa phương được tham gia vào hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia nhưng cũng chưa mang lại lợi ích nhiều cho họ xét ở góc độ trực tiếp từ du lịch. Mặt khác, việc đóng góp kinh phí cho công tác bảo tồn ở Vườn quốc gia thông qua nguồn thu du lịch hiện vẫn chưa có. Vì vậy, nguồn tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn ở Vườn quốc gia vẫn chủ yếu từ phía Nhà nước và sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ trên thế giới.
Các hoạt động liên quan đến giáo dục môi trường cho du khách và người dân địa phương ở Vườn quốc gia trong những năm qua đã được thực hiện thông qua một số buổi tập huấn của các tổ chức Phi Chính Phủ, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được khắc phục nhằm phát huy tối đa vai trò của giáo dục môi
trường trong việc hình thành thái độ, trách nhiệm của du khách và dân cư địa phương đối với tài nguyên và môi trường du lịch.
Du lịch ở vườn quốc gia U Minh Hạ là du lịch thiên nhiên mang màu sắc du lịch sinh thái chứ chưa phải là du lịch sinh thái đích thực.
2. Kiến nghị
Để thực hiện có hiệu quả việc "Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ" đề xuất một số kiến nghị như sau:
2.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương:
Kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa các dự án phát triển du lịch trọng điểm của VQG U Minh Hạ vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong đó coi thu hút vốn và kinh nghiệm đầu tư trong nước là ưu tiên hàng đầu.
Kiến nghị Bộ VH, TT&DL, Tổng cục Du lịch xác định vị trí quan trọng của VQG U Minh Hạ trong chiến lược phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, chiến lược phát triển sản phẩm, cũng như hỗ trợ về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch và đào tạo nguồn nhân lực.
2.2. Đối với chính quyền địa phương:
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể làm cơ sở cho việc phát triển du lịch trong thời gian tới.
Củng cố ban chỉ đạo: đây là nhiệm vụ quan trọng, then chốt đối với phát triển du lịch VQG U Minh Hạ. Có thể thí điểm mở rộng thành phần Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh tới đại diện một số doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp có đầu tư du lịch, đại diện các tổ chức hiệp hội nhằm tăng cường khả năng trao đổi thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp, các nhà đầu tư.
Có chính sách cụ thể về ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt tại các khu vực khó khăn, miễn thuế cho các dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp.
Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cấp, các ngành, thành phố Cà Mau và các huyện triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết, các dự án khả thi phát triển du lịch tại VQG U Minh Hạ.
2.3. Đối với BQL Vườn Quốc Gia U Minh Hạ
Căn cứ vào quy hoạch du lịch của tỉnh, BQL Vườn quốc gia U Minh Hạ phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên là những nguồn lực vô giá để phát triển bền vững du lịch của VQG.
Ban quản lý điều hành du lịch ở Vườn quốc gia U Minh Hạ cần nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái trên thế giới cũng như ở Việt Nam để vận dụng vào phát triển du lịch ở U Minh Hạ theo hướng du lịch sinh thái đích thực để mang lại nhiều lợi ích cho công tác bảo tồn tài nguyên và vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá (năm 2006), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (năm 2002), Du lịch bền vững. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội,
3. Trần Hiếu Hùng, tư liệu “Làng Rừng Cà Mau- truyền thống và tương lai
4. Trần Hiếu Hùng ( năm 2012) Đề án “Di tích căn cứ U Minh hạ
5. Phạm Trung Lương (năm 2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục
6. Phạm Trung Lương (năm 2002), Du lịch sinh thái – Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên), (2009), Giáo tr nh Marketing Du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội.
9. Đỗ Quốc Thông (2002), Du lịch sinh thái - Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lý du lịch, Nxb Giáo dục Việt Nam.
11. Tổng cục du lịch (2010), Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
12.BQL Khu DTSQTG Mũi Cà Mau ( năm 2010) Tư liệu Khu dự trữ sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau,.
13. BQL VQG U Minh hạ- Phương án phòng cháy chữa cháy từng mùa khô năm 2012.
14. BQL VQG U Minh Hạ- Phương án Phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô (năm 2013-2014).
15. Sở Ngoại vụ Du lịch Cà Mau, (năm 2010) Cẩm nang xúc tiến Du lịch- Thương mại và đầu tư Cà Mau, , NXB Thông Tấn.
16. Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau, (năm 2012) Cẩm nang xúc tiến thương mại - du lịch và đầu tư Cà Mau, NXB Thông Tấn.Lea, J. Tourism and Development in the Third World, Routledge, London,UK, 1988.
17 .Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau, Quy hoạch du lịch Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 .
18. GTZ. Tourism intechnical Co- Operation. A guide to the conception, planning And implementation of project - accompanying measures in regional rural development and nature concervation.Eschborn, German, 1999.
19. IUCN (1996), Tourism, ecotourism, and protected areas, SADAG,
Bellegarde-sur-Valserine, France.
20. TTXVN/Vietnam+, Việt Nam xếp thứ 4 thế giới về tăng trưởng du lịch,
http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Viet-Nam-xep-thu-4-the-gioi-ve-tang-truong-du- lich/20105/1518.vnplus, truy cập 8.4.2014
21. Tổng Cục Môi Trường, Hỏi đáp về môi trường,
http://vea.gov.vn/VN/truyenthong/hoidapmt, truy cập 18.4.2014
22. Lê Hải, Một số kinh nghiệm trong quá trình bảo vệ môi trường du lịch,http://www.vnppa.org.vn/?m=news&a=page_popupnewsdetail&newsid=937&l
ang=vi, truy cập 18.4.2014
23. Phạm Trương Hoàng, Kinh nghiệm du lịch sinh thái tại Nhật Bản,
http://www.moitruongdulich.vn/index.php?itemid=3805, truy cập ngày 29.9.2014 24. Phạm Thành Hiếu, Độc đáo Vườn quốc gia U Minh Hạ, http://ww.Camautravel.vn, cập nhật 12.4.2014
25. Trần Nguyên Hương và Trịnh Thị Thêm, Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu, http://www.thiennhien.net/2009/04/13/tieu-chuan-du-lich-ben-vung-toan- cau, cập nhật ngày 13.4.2014
26. Lê Văn Minh (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch), Du lịch sinh thái – tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam, http://www.itdr.org.vn/details_news-
27. Wikisysop,Du lịch sinh thái là g
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Du_lịch_sinh_thái_là_gì%3F. cập nhật ngày 31.1.2014.
29. Tổng cục du lịch, các khái niệm về du lịch sinh thái, http://w.w.w moitruongdulich.vn/index.php?options=items&code=6199, cập nhật ngày 25/2/2014
30. Kinh nghiệm du lịch sinh thái Nhật Bản tại việt Nam, TS.Phạm Trương
Hoàng - www.vtr.org.vn/index.php?options=items&code=1301, Nguồn: Tạp chí DLVN số tháng 6/2008
31. Nghề gát kèo ong, http:w.w.w. vtv.vn/doi-song/nghe-gac-keo-ong-o-
vung-rung-u-minh-ha-131836.htm, cập nhật ngày 17.3.2014
32. Theo Thông tư liên tịch số: 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và Bộ Tài Nguyên Môi Trường ký ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Các bảng biểu
2. Sơ đồ quy hoạch du lịch VQG U Minh Hạ
3. Danh mục thực vật VQG U Minh Hạ hấp dẫn du lịch
STT Tên khoa học Tên địa phương Nơi thu mẫu
VQG U Minh hạ Lõi Đệm QUY T TH C V T
Họ PTERIDOIDEA
1 Pteris insignis Mett.1 Ráng chân xỉ đặc biệt
Vườn 2 Stenochloena
palustris (Burm. f.) Redd..
Choại Rừng tràm , vườn
x x
Họ SALVINIACEAE
3 Salvinia cucullata Roxb.1 Bèo tai chuột Mương nước x x Họ MYRTACEAE
6 Melaleuca cạuputy Powell. Tràm Rừng, vườn x x Họ ONAGRACEAE 7 Hydnophyllum formicarum Jack. Bí kỳ nam Rừng tràm than bùn x
8 Blumea barbata DC.2 Cải trời bông Bờ đất x 9 Centratherum intermedium
Less.2
Cúc tím hồng Vườn x
Eupatorium sp.2 Cỏ lào bông tím Bờ đất x Đ N T DI P
Họ ARACEAE
Pistia stratiotes L. Bèo cái Mương nước x Họ LEMNACEAE
Lemna minor Bèo cám Mương nước x x
Phụ lục 2. Danh sách các chuyên gia đã được tham vấn S TT Họ và tên Học hàm học vị Chức danh Nơi công tác
1 Dương Huỳnh Khải Giám Đốc Sở VHTT&DL Cà Mau
2 Trần Xuân Trường Trưởng phòng nghiệp vụ du lịch
Sở VHTT&DL Cà Mau
3 Giang Hoàng Hon Giám Đốc điều hành Cty CPTM&DL Du lịch Minh Hải
4 Lê Thanh Dũng P.Giám đốc BQL VQG U Minh Hạ
5 Nguyễn Văn Vũ Trưởng phòng DLST BQL VQG U Minh Hạ
6 Huỳnh Phương Diễm Trưởng phòng Trung tâm Thông tin và Quảng bá Du lịch
7 Đặng Trung Tấn Nguyên Giám Đốc Trung tâm Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ
6 Lương Văn Minh P.Giám Đốc Trung tâm Thực
nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi dành cho khách tham quan
Câu 1: Đây là lần thứ mấy quý khách đi du lịch ở VQG U Minh Hạ? A. Lần thứ 1 C. Lần thứ 4 – 5 B. Lần thứ 2 – 3 D. Trên 5 lần
Câu 2: Theo nhận xét của Quý khách tại VQG U Minh Hạ, đâu là khu vực có hệ sinh thái hấp dẫn khách du lịch hay tới tham quan?
Câu 3: Theo Quý khách thì VQG U Minh Hạ cần thực hiện thêm những biện pháp nào để bảo vệ hệ sinh thái?
Câu 4: Quý khách cho biết kiến thức về DLST và trách nhiệm của Hướng dẫn viên với VQG U Minh Hạ được thể hiện như thế nào?
Câu 5: Quý khách có quay trở lại VQG U Minh Hạ không?
Câu 6: Quý khách có giới thiệu VQG U Minh Hạ cho bạn bè không?
Câu 7: Mức độ hài lòng của quý khách về du lịch sinh thái tại VQG U Minh Hạ
1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng
Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5
Cảnh quan đẹp Đi lại thuận tiện Chi phí phù hợp Môi trường trong lành
Câu 8: Nhận xét của quý khách về mức độ ảnh hưởng của du lịch tại U Minh Hạ tới môi trường
1. Rất xấu 2. Xấu 3. Tương đối xấu 4. Không xấu 5. Hoàn toàn không xấu Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 - Nước - Không khí - Tiếng ồn - Cảnh quan
Câu 9: Qúy khách biết đến du lịch U Minh Hạ qua kênh thông tin nào?
A. Báo, internet C. Bạn bè, người thân
B. Các công ty du lịch D. Kênh thông tin khác Câu 10: Mức độ hài lòng của ông/bà khi đi du lịch ở U Minh Hạ