Bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 68)

6. Kết cấu luận văn

3.1.2.Bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch sinh thái

Căn cứ theo Thông tư liên tịch số: 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Để bảo vệ môi trường du lịch sinh thái tại VQG U Minh Hạ cần có các giải pháp và quy định tối ưu như sau:

(i) Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng; Cân nhắc khi buôn báncác sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử dụng các sản phẩm này; Tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác, cần cân nhắc giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng

tái sinh, kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và có biện pháp hạn chế lượng nước sử dụng.

(ii) Giảm ô nhiễm: Kiểm soát lượng khí thải nhà kính và thay mới các dây chuyền sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; Nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng;

Thực thi kế hoạch xử lý chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sử dụng hay tái chế; Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy, thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử dụng;

( iii) Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững; Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái. Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chúng; Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trang trí và tôn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn ; Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, chất gây xói mòn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm không khí, đất; Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao; Các hoạt động tương tác với môi trường không được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn.

Trong việc bảo vệ môi trường sinh thái cần kiểm kê và quản lý chất thải ở các điểm du lịch, xem xét chi phí thu gom, lượng thải hàng năm, loại các chất độc hại cần phải xử lý riêng. Giảm lượng sử dụng và tái sử dụng, xử lý rác hợp vệ sinh. Xây dựng chương trình hành động “ít xả thải” “cái gì mang vào sẽ được mang ra” (take in- take out). [2; Tr.53]

Nếu không có chính sách và bảo vệ môi trường nghiêm ngặt thì sẽ không bảo tồn được Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Một thực tế cho thấy các VQG ở Bắc Mỹ trong năm 1991 đã được “yêu thích đến chết” bởi gần 400 triệu du khách đã chà đạp lên nơi cư trú mong manh, đã hủy hoại các loài thực vật do ô nhiễm từ xe cộ của khách thải ra, làm hoảng loạn các loài động vật và phá hoại thiên nhiên hoang dã...tại Kenya, khu vực trung tâm của VQG Amboseli đã bị biến thành bán sa mạc do các xe hơi của khách gây ra. Trong khi ở Maasai Mara nơi tiếp nhận hơn 200.000 khách mỗi năm thì do xây dựng nhiều nhà nghĩ bên ngoài khu vực kiểm soát đã đe dọa quá tải với hệ sinh thái... [2; Tr. 94]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 68)