6. Kết cấu luận văn
2.3.3. Nhân sự lao động du lịch
Lao động du lịch tại VQG U Minh Hạ vừa qua có biến động mạnh. Theo số liệu thống kê, năm 2009 tại VQG lao động du lịch đa số làm công tác kiêm nhiệm chuyên trách từ lực lượng kiểm lâm; đến năm 2013 thì đã có đội ngũ lao động chuyên về công tác du lịch. Số lượng lao động nhìn chung có tăng lên hàng năm nhưng chất lượng chuyên môn lại chưa được cải thiện nhiều. Tốc độ tăng trưởng trung bình lao động trong giai đoạn 2009-2013 là 20%. Tuy vậy, so với các tỉnh phụ cận, số lượng lao động chuyên ngành du lịch của VQG U Minh Hạ còn ít.
Cà Mau là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình khai hoang mở đất xuống phương Nam của cha ông ta. Từ xa xưa, người dân Minh Hải cũ và Cà Mau ngày nay đã khao khát một cuộc sống tự do, tính cách người dân Cà Mau cũng như những người dân Nam Bộ khác thật thà, thẳng thắn, hào hiệp, phóng khoáng, giàu
ước mơ, và rất quý trong tình bạn. Và đây chính là tiền đề, động lực quan trong cho phát triển du lịch.
Nhìn chung chất lượng lao động kể cả lao động trực tiếp và gián tiếp của du lịch VQG U Minh Hạ còn thấp thể hiện qua trình độ và cấp đào tạo. Trong tổng số lao động ngành, trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm dao động ở mức độ 3,4% (năm 2013) đến 8,6% trên tổng số lao động trong ngành du lịch. Nếu nghiên cứu về nhu cầu lao động để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch ngày càng cao thì lao động trong ngành du lịch ở VQG U Minh Hạ đang thiếu cả về số lượng và chất lượng.
Để từng bước giải quyết thiếu hụt về lao động có nghiệp vụ, hàng năm ngành du lịch tỉnh đã phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ, các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch mở các lớp tập tuấn nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, buồng bàn, quản lý cơ sở lưu trú để cấp chứng chỉ; lựa chọn cán bộ quản lý doanh nghiệp cho đi đào tạo cao đẳng, đại học, đi tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm tại các địa phương bạn... Ngoài ra, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ bàn cũng được tổ chức định kỳ hàng năm, qua đó góp phần trang bị thêm những kiến thức cho cán bộ, nhân viên trong công tác phục vụ khách.
2.3.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch * Cơ sở lưu trú
Việc tổ chức và cung cấp dịch vụ lưu trú tại VQG U Minh Hạ là vô cùng quan trọng. Cần có quy hoạch cụ thể để tránh làm mất đi cảnh quan tự nhiên. Việc xây dựng các cơ sở lưu trú mới cần tuân thủ các quy định về xây dựng đối với vật liệu, quy mô, độ cao, diện tích xây dựng, khu vực được xây dựng, xử lý nước thải và rác thải, tránh bê tông hoá, không được mở rộng diện tích đất sinh hoạt đối với dân cư sinh sống tới những khu vực trong khu bảo tồn.
Hiện nay tại VQG U Minh Hạ chưa có nhà nghĩ, như vậy du khách khi đi tham quan không lưu lại được lâu.
Theo con số thống kê năm 2013 có tổng số khoảng 14.355 lượt khách tham quan VQG U Minh Hạ . Với thời gian hoạt động du lịch của VQG chỉ tránh những mùa khô, hạn chế không cho khách vào rừng (là từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5 dương lịch) với tổng số thời gian hoạt động du lịch trung bình trong 1 năm khoảng 300 ngày. Bình quân có khoảng 48- 50 khách/ngày tham quanVQG U Minh Hạ.
Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý không những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của du lịch tại VQG U Minh Hạ mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.
Phần lớn các cơ sở lưu trú hiện chỉ tập trung tại thành phố Cà Mau. VQG U Minh Hạ chưa có cơ sở lưu trú cho khách nghĩ lại, do đó cũng là một sự trở ngại cho việc phục vụ khách tham quan các tour về đêm và sáng sớm..
*Cơ sở ăn uống, nhà hàng
Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cở sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí... nhằm phục vụ khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương. Các cơ sở này hiện nay chưa được đầu tư xứng tầm tại VQG U Minh Hạ.
Hiện VQG U Minh Hạ chỉ có một số quán ăn phục vụ cho khách du lịch. Các nhà hàng, quán ăn này chủ yếu phục vụ các món ăn từ đặc sản địa phương đáp ứng nhu cầu trung bình của khách du lịch. Các tiện nghi ăn uống bên ngoài và xung quanh khu vực VQG U Minh hạ , tại các điểm tham quan hầu như chưa phát triển.
*Các khu vui chơi giải trí và dịch vụ khác
Thời gian gần đây, nhằm tăng cường quảng bá về hình ảnh và thu hút khách du lịch đến với VQG U Minh Hạ, Cà Mau đã tiến hành xây dựng các ấn phẩm quảng cáo, bên cạnh đó quan tâm đầu tư xây dựng mới một số khu du lịch, trung tâm vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu và phát triển du lịch. Khu du lịch sinh thái U Minh Hạ đã được đầu tư, nâng cấp, là điểm hấp dẫn với du
khách, đến đây du khách còn được tham quan vườn cây ăn trái trĩu quả, tham quan các tổ ong nặng trĩu mật vàng ươm, ngắm toàn cảnh mũi rừng tràm xanh ngát từ vọng lâm đài, thăm khu mô phỏng làng rừng kháng chiến. .. ngoài ra còn có vườn sưu tập động vật hệ sinh thái rừng tràm Lâm ngư trường Sông Trẹm (nay là Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ). Các dịch vụ bổ sung như dịch vụ massage, karaoke, vũ trường, nhà hàng... còn thiếu; tiện nghi thể thao vui chơi giải trí, tiện nghi phục vụ tham quan du lịch chưa có.
2.3.5. Thực trạng kinh doanh
Trong khoảng gần 3 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng trung bình đạt gần 45 %/năm, đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch VQG U Minh Hạ.
Có thể đánh giá diễn biến phát triển khách du lịch VQG U Minh Hạ theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1999 trở về trước: Giai đoạn này còn chịu ảnh hưởng từ việc chia
tách từ tỉnh Minh Hải cũ thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Nhìn chung sự phát triển của hoạt động du lịch còn ở mức thấp, tốc độ tăng trưởng về khách du lịch chỉ ở mức 5%/năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh (trung bình 1,98 tỷ/năm). Hoạt động kinh doanh du lịch còn kém hiệu quả, công tác du lịch lữ hành và phát triển các sản phẩm mới chưa được quan tâm. VQG U Minh Hạ giai đoạn này là rừng đặc dụng Vồ Dơi và một phần của rừng tràm U Minh, chưa đưa vào khai thác du lịch mà chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
- Giai đoạn 2001-2005: Nghị quyết Ban thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau đã chỉ rõ
phương hướng phát triển du lịch Cà Mau là “...phát triển du lịch phải tạo ra sự liên
kết chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, văn hóa x hội; phải gắn với việc giữ g n và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; giữ g n an ninh chính trị, trật tự an toàn x hội để du lịch Cà Mau trở thành một trong những trọng điểm du lịch lớn của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long...”, cũng trong giai đoạn này UBND tỉnh ban hành quyết định về Chương trình hành động phát triển du lịch đến năm 2005, sau 5 năm tổ chức thực hiện du lịch đã có bước phát triển vượt bậc, công tác chỉ đạo điều hành đã được ổn
định và triển khai đồng bộ, tốc độ tăng trưởng bình quân về du lịch vẫn duy trì ở mức cao 28,7%/năm. Năm 2000, lượng khách du lịch đến Cà Mau đạt mốc 100.000 lượt khách và vẫn tiếp tục duy trì mức tăng đều đặn ở các năm tiếp theo, đến cuối năm 2005 cùng với xu hướng hồi phục của du lịch Việt Nam, lượng khách du lịch đến Cà Mau đã vượt mức 350.000 lượt (353.569 lượt, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2001). Giai đoạn này tuy chưa thành lập VQG nhưng lượng khách tham quan rừng đặc dụng bắt đầu có xu hướng tăng, du lịch ở đây được chú trọng và dần phát triển thông qua các đơn vị tự đưa khách đến tham quan rừng và nơi người dân canh tác sản xuất .
- Giai đoạn 2006 (thành lập VQG U Minh Hạ) đến nay: cùng với sự phục
hồi của du lịch thế giới và du lịch Việt Nam, khách du lịch đến Cà Mau vẫn tiếp tục duy trì được mạch tăng trưởng, lượng khách đến qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009 tăng đều đặn và ổn định. Năm 2009 đạt 705.500 lượt khách trong đó U Minh Hạ chiếm hơn 2% du lịch cả tỉnh, duy trì mức tăng trưởng trên 15,0%/năm.
Tính chung cho cả ba giai đoạn 1999 - 2009, lượng khách du lịch đến với Cà Mau nói chung và VQG U Minh hạ nói riêng có nhịp tăng trưởng tương đối bền vững 24,2%/năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Cà Mau nói chung và VQG U Minh Hạ nói riêng.
So với một số điểm như: Hòn Đá Bác, VQG Mũi Cà Mau, Khai Long, Đất Mũi…thì VQG U Minh hạ chỉ mới khởi động và phát triển du lịch từ sau khi được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (2009), và nhờ lợi thế là “lá phổi” của Cà Mau nên VQG U Minh hạ đã phát triển khá nhanh chóng.
ĐV tính: lượt khách
Stt Năm Tỉnh Cà Mau VQG U Minh Hạ
1 2009 705.500 7.303 2 2010 760.000 8.255 3 2011 780.000 9.953 4 2012 803.160 9.032 5 2013 850.500 14.355 Bảng 2.6. So sánh một số chỉ tiêu về kinh tế du lịch từ 2009-2013
Mặc dù các chỉ tiêu trung bình về tỉ lệ khách so với cả tỉnh chỉ chiếm phần nhỏ, không cao, tuy nhiên với lợi thế về du lịch đã được xác định là nơi có nhiều tiềm năng về DL, DLST, nếu có kế hoạch phát triển hợp lý gắn với những bước khai thác một cách đồng bộ và hiệu quả chắc chắn ngành kinh tế du lịch sẽ sớm thành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện về kinh tế xã hội của tỉnh.
Thực tế, trong những năm qua lượng khách đến tham quan và du lịch tại VQG U Minh Hạ đã tăng lên đáng kể. Năm 2009 số lượng khách du lịch chỉ là 7503 lượt thì đến năm 2013 là 14.355 lượt khách. Sự tăng trưởng này đã đem lại hiệu quả đáng kể về việc tăng nguồn thu cho ngân sách, mở rộng quan hệ giao lưu, tăng thu nhập cho người lao động trong ngành và góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương ở điểm du lịch.
Hiện nay nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch tại VQG tương đối thấp, công tác đầu tư và tái đầu tư tại VQG U Minh Hạ chủ yếu từ ngân sách
Vấn đề cấp bách nhất cần ưu tiên đầu tư giải quyết đối với VQG U Minh Hạ là triển khai quy hoạch Khu du lịch sinh thái, tạo thu nhập cho người dân từ hoạt động du lịch, tuyên truyền cho người dân về bảo vệ tài nguyên du lịch sinh thái.
2.3.6. Thực trạng môi trường
Mức độ hoang sơ của VQG U Minh Hạ hiện nay không khác nhiều so với trước đây (trước khi được công nhận là khu dự trữ sinh quyển Thế giới), bởi vì : tỉnh đã quy hoạch khu du lịch sinh thái VQG U Minh Hạ ở khu hành chính dịch vụ và một phần khu rừng ngập nước nên mặc dù thực tế đến nay các dự án tiếp theo của quy hoạch vẫn còn chưa triển khai nhưng khi lượng khách đến với VQG và vào rừng tham quan với sự hướng dẫn của cán bộ kiểm lầm và chỉ cho tham quan giới hạn ở một vài khu vực. Tuy nhiên khu vực môi trường sinh thái ở VQG U Minh hạ không ít thì nhiều cũng chịu tác động tiêu cực từ các hoạt động du lịch đó chính là khu vực đường mòn và các bờ kênh dẫn nước vào các líp nhỏ do xe vận chuyển khách thuyền máy chạy các khu vực chung quanh.
Theo BQL VQG thì việc tuần tra giám sát và quản lý VQG luôn được chú trọng, tuy nhiên do lực lượng kiểm lâm mỏng và cán bộ làm công tác du lịch sinh thái thiếu về số lượng lẫn chất lượng nên việc tuần tra và quản lý cũng tương đối khó khăn.
Cần tuyên truyền nhiều hơn nữa về ý thức bảo tồn sinh học và giữ gìn môi trường tại VQG U Minh Hạ, đầu tư xứng tầm với tiềm năng hiện có để phát triển hơn nữa các hoạt động DLST hiệu quả tại U Minh Hạ
Một vấn đề cấp thiết đang đặt đó là vấn đề làm thế nào gắn công tác bảo vệ môi trường với hoạt động kinh doanh du lịch, để du lịch VQG U Minh Hạ phát triển hiệu quả, đa dạng và bền vững. Hoạt động phát triển của du lịch cũng như sự phát triển của các hoạt động khác sẽ gây ra những tác động tích cực và tiêu cực.
* Các tác động tích cực đó bao gồm:
- Góp phần khẳng định giá trị và bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển khu bảo tồn và vườn quốc gia.
- Cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
- Các cơ sở hạ tầng du lịch được thiết kế tốt sẽ đề cao giá trị cảnh quan tự nhiên.
- Các cơ sở hạ tầng của địa phương như đường xá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc được cải thiện thông qua hoạt động du lịch ở VQG U Minh Hạ .
- Sự hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương cũng được tăng lên thông qua việc trao đổi, học tập, phục vụ khách du lịch.
* Bên cạnh đó các hoạt động của du lịch cũng có thể có những tác động tiêu cực đến môi trường như:
- Du lịch là ngành sử dụng nhiều nước, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt cao hơn cả nước sinh hoạt của người dân. Nếu như không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải cho các nhà hàng, quán ăn uống giải khát… thì nước thải sẽ ngấm xuống nguồn nước ngầm, thuỷ vực lân cận làm lây truyền nhiều loại dịch bệnh, ô nhiễm thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thuỷ sản.
- Hiện tượng vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của nhiều khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan mất cảnh quan, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
Tuy được gọi là “Ngành công nghiệp không khói”, nhưng một lượng vận tải lớn để đưa du khách đến tham quan VQG U Minh Hạ có thể gây ra ô nhiễm không khí thông qua phát xả khí thải, động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trục đường giao thông chính, gây hại cho cây cối, động thực vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá, bê tông.
Người dân tự làm du lịch, phát triển du lịch tự phát, lộn xộn là một trong những hoạt động gây tổn hại tới môi trường nhất.
Trên thực tế trong những năm qua, du lịch tại VQG U Minh Hạ đã có những bước tiến đáng kể về mặt thu nhập kinh tế, tiến tới phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm để tìm ra các biện pháp tốt