Phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 77)

6. Kết cấu luận văn

3.2.4. Phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm

triển chuyên nghiệp và bền vững tại VQG U Minh Hạ không được thiếu sót, vội vã có thể dẫn đến sự phát triển ồ ạt, phá hoại môi trường sinh thái ở nơi đây.

Việc quy hoạch và tổ chức dịch vụ homestay sẽ là cách tốt để tuyên truyền về bảo tồn nguồn tài nguyên sinh thái rừng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái VQG U Minh Hạ đối với cả du khách và người dân địa phương.

3.2.3. Tăng cường năng lực vận tải du khách

Hiện nay khách đi du lịch VQG U Minh Hạ bằng cả đường thuỷ lẫn đường bộ. Vì vậy việc quản lý vận chuyển phải đảm bảo sự an toàn cho du khách, chủ và phương tiện. Những người tham gia vận chuyển khách phải là người địa phương. Họ cần được huấn luyện về bơi, sơ cấp cứu và an toàn vận chuyển đường thủy. Các cấp chính quyền cần kiểm tra thường xuyên và đôt xuất đối với các loại phương tiện vận chuyển khách.

Hiện nay, việc vận chuyển khách vào tham quan rừng U Minh Hạ đang được BQL VQG U Minh Hạ kiểm tra nghiêm ngặt, điều đó thuận lợi cho việc bảo vệ rừng và chống cháy, tuy nhiên còn hạn chế vì không phát triển được mô hình xã hội hóa để người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch ( mà điển hình là tham gia vận chuyển khách tham quan trong các khu du lịch tại rừng: HTX 19/5; Khu du lịch Sinh thái...).

3.2.4. Phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm cả về số lượng lẫn kỹ năng kỹ năng

Có thể nói HDV du lịch được xem là cầu nối giữa khách du lịch và đối tượng du lịch để thỏa mãn các nhu cầu của khách, chất lượng đóng góp của HDV ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động DLST. Vì vậy “ hướng dẫn viên du lịch phải là những người có kiến thức, nắm được đầy đủ thông tin về môi trường tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phương” [3; Tr.31]

Lao động du lịch tại VQG U Minh Hạ còn ít so với nhu cầu thực tế, nhìn chung chất lượng lao động kể cả lao động trực tiếp và gián tiếp của VQG còn thấp thể hiện qua trình độ và cấp đào tạo. Trong tổng số lao động hiện nay ở VQG trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm dao động ở mức độ 3,4%. Nếu nghiên cứu về nhu cầu lao động để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch ngày càng cao thì lao động phục vụ du lịch tại VQG U Minh Hạ đang thiếu cả về số lượng và chất lượng.

Đội ngũ hướng dẫn viên tạị VQG tốt nhất nên là người dân cư địa phương đang sinh sống khu vực VQG U Minh Hạ. Hướng dẫn viên cần có sự am hiểu về điều kiện địa lý tự nhiên , về văn hoá, lịch sử , về môi trường sinh thái và ý nghĩa của khu dự trữ sinh quyển thế giới đối với cộng đồng địa phương. Hiện nay đội ngũ hướng dẫn viên tại U Minh Hạ cần trang bị thêm kiến thức về VQG U Minh Hạ cũng như các kỹ năng thuyết trình về DLST cho du khách. Hướng dẫn viên cần được đào tạo và cấp thẻ hướng dẫn viên sinh thái với mục đích xây dựng tính chuyên nghiệp, hình ảnh và ấn tượng tốt đẹp về U Minh Hạ.

Để từng bước giải quyết thiếu hụt về lao động có nghiệp vụ, hàng năm Ban quản lý VQG U Minh hạ cần phối hợp cùng Sở VHTT&DL, phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ, các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch mở các lớp tập tuấn nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, buồng bàn...đưa nhân viên đi tập huấn để hiểu sâu hơn về công tác nghiệp vụ, lựa chọn cán bộ quản lý cho đi đào tạo cao đẳng, đại học, đi tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm tại các địa phương bạn... Ngoài ra, mời các chuyên gia trong ngành du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn định kỳ hàng năm, qua đó góp phần trang bị thêm những kiến thức cho cán bộ, nhân viên trong công tác hướng dẫn khách tham quan.

3.2.5. Quảng bá và Tiếp thị xanh cho du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Do nhiều nguyên nhân mà hoạt động du lịch ở VQG U Minh Hạ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng to lớn. Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá chưa được triển khai có hiệu quả nên gặp nhiều hạn chế trong hợp tác đầu tư, phát triển DLST.

Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của du lịch, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá cho du lịch VQG U Minh Hạ.

Dự kiến các bước triển khai cần thiết đối với nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá: - Xây dựng hình ảnh du lịch rừng U Minh thân thiện và ấn tượng

- Xác định các kênh thông tin tới khách hàng, thị trường trọng điểm và tiềm năng: các ấn phẩm quảng bá, các chuyến du lịch giới thiệu (FAM trip, tổ chức các chuyến đi tìm hiểu U Minh Hạ cho các phóng viên, nhà báo, các hãng lữ hành lớn...), hỗ trợ việc xây dựng các bộ phim có chất lượng nghệ thuật cao có bối cảnh đặc trưng của rựng U Minh, tham dự các hội chợ, triển lãm du lịch, xây dựng trung tâm du lịch, nâng cấp trang thông tin điện tử về du lịch rừng U Minh Hạ.

- Một trong những biện pháp thu hút khách quan trọng là khuyến khích một số nhà đầu tư lớn triển khai đầu tư , vì các tập đoàn này có thị trường riêng với lượng khách ổn định. Ngoài ra, sự xuất hiện của các tập đoàn này còn khẳng định tầm quan trọng cũng như tiềm năng phát triển củaVQG U Minh Hạ.

- Tổ chức đánh giá hiệu quả các chương trình xúc tiến quảng bá, từ đó có các điều chỉnh, bổ sung cần thiết, kịp thời.

3.2.6. Đầu tư phát triển du lịch:

Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các điểm du lịch, mũi nhọn của VQG.

Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng cả trong và ngoài nước.

Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch theo tính toán dự báo, bao gồm: Vốn từ nguồn tích lũy GDP; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian v.v...

Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài... Với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của VQG.

Vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại điểm du lịch trọng điểm, vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch...

3.2.7. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch:

Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch (quy chế quản lý các khu du lịch trong tỉnh, quy chế quản lý quy hoạch, quy chế xây dựng các công trình du lịch v.v...) nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch tại VQG U Minh Hạ

Đầu tư xây dựng và hoàn thành quy hoạch chi tiết và thực hiện quản lí chặt chẽ việc xây dựng theo quy hoạch ở VQG U Minh Hạ

Đối với các dự án phát triển các khu du lịch, công trình quan trọng cần thành lập ban chuẩn bị (kêu gọi, xúc tiến) đầu tư, và sau này trở thành các ban quản lí dự án có năng lực, hoạt động hiệu quả.

Tăng cường công tác thống kê du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển du lịch củaVQG.

Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng (đặc biệt với Cầ Thơ, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng) trong việc thực hiện Quy hoạch

dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường tồn khai thác tài nguyên tự nhiên, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh...

Tiểu kết chương 3

Bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với các VQG nằm trong khu dự trữ sinh quyễn thế giới càng có ý nghĩa hơn khi đưa vào phục vụ loại hình du lịch sinh thái.

Có thể nói VQG là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng. Lợi thế của việc bảo tồn VGQ gắn với phát triển du lịch không chỉ thể hiện ở lợi nhuận kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương mà còn bảo tồn đa dạng sinh học, là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, quê hương Việt Nam. Muốn phát triển du lịch sinh thái ở VQG cần có những định hướng và đề ra những giải pháp nhằm giúp hoạt động du lịch sinh thái đạt hiêu quả.

Vì vậy việc định hướng của tỉnh về phát triển du lịch nói chung, về phát triển du lịch sinh thái nói riêng đã góp phần vạch ra hướng đi cho việc phát triển DLST tại VQG U Minh Hạ. Trong đó đặc biệt chú trọng đến những tài nguyên DLST có nhiều tiềm năng phát triển du lịch như các thảm cỏ, rừng tràm, các loài động thực vật quí hiếm…

Phát triển du lịch sinh thái VQG U Minh Hạ cần có sự chung tay góp sức của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và cả bản thân của các nhà quản lý tại VQG U Minh Hạ . Để loại hình du lịch sinh thái tại U Minh Hạ hoạt động tốt hơn và phát triển bền vững thì cần thực hiện nhiều giải pháp. Bên cạnh những giải pháp chung phát triển DLST, ta cần quan tâm đến nhóm giải pháp phát triển DLST gắn với du lịch như giải pháp về bảo vệ môi trường, công tác thông tin thị trường, quảng bá , giải pháp về quy hoạch du lịch, liên kết xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với VQG U Minh Hạ, giải pháp về khai thác, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút khách.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Qua kết quả ngiên cứu về thực trạng tài nguyên ở VQG U Minh Hạ cho thấy những vấn đề sau:

Tiềm năng, tài nguyên du lịch VQG U Minh hạ tỉnh Cà Mau phong phú, đa dạng, có sức hấp dẫn cao, hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch đặc biệt loại hình du lịch sinh thái…tuy nhiên du lịch và các dịch vụ du lịch tại VQG U Minh Hạ phát triển không cao;

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội dần được quan tâm đầu tư xây dựng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của VQG U Minh Hạ. Tuy nhiên, để du lịch có thể phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hệ thống kết cấu hạ tầng cần được nâng cấp hoàn thiện hơn nữa;

Đời sống (sinh kế) của một bộ phận người dân ở vùng đệm đang là mối quan tâm và là sức ép đối với BQL VQG vì chính lối sinh kế truyền thống (săn bắt khai thác lâm sản) làm cho ngày càng cạn kiệt nguồn tài nguyên nơi đây.

Từ khi có hoạt động kinh doanh du lịch Vườn quốc gia có thêm thu nhập. Tuy nhiên, số lượng khách và doanh thu du lịch hàng năm còn khiêm tốn nên hiện tại Ban quản lý mặc dù có tạo điều kiện để người dân địa phương được tham gia vào hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia nhưng cũng chưa mang lại lợi ích nhiều cho họ xét ở góc độ trực tiếp từ du lịch. Mặt khác, việc đóng góp kinh phí cho công tác bảo tồn ở Vườn quốc gia thông qua nguồn thu du lịch hiện vẫn chưa có. Vì vậy, nguồn tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn ở Vườn quốc gia vẫn chủ yếu từ phía Nhà nước và sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ trên thế giới.

Các hoạt động liên quan đến giáo dục môi trường cho du khách và người dân địa phương ở Vườn quốc gia trong những năm qua đã được thực hiện thông qua một số buổi tập huấn của các tổ chức Phi Chính Phủ, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được khắc phục nhằm phát huy tối đa vai trò của giáo dục môi

trường trong việc hình thành thái độ, trách nhiệm của du khách và dân cư địa phương đối với tài nguyên và môi trường du lịch.

Du lịch ở vườn quốc gia U Minh Hạ là du lịch thiên nhiên mang màu sắc du lịch sinh thái chứ chưa phải là du lịch sinh thái đích thực.

2. Kiến nghị

Để thực hiện có hiệu quả việc "Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ" đề xuất một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương:

Kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa các dự án phát triển du lịch trọng điểm của VQG U Minh Hạ vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong đó coi thu hút vốn và kinh nghiệm đầu tư trong nước là ưu tiên hàng đầu.

Kiến nghị Bộ VH, TT&DL, Tổng cục Du lịch xác định vị trí quan trọng của VQG U Minh Hạ trong chiến lược phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, chiến lược phát triển sản phẩm, cũng như hỗ trợ về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch và đào tạo nguồn nhân lực.

2.2. Đối với chính quyền địa phương:

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể làm cơ sở cho việc phát triển du lịch trong thời gian tới.

Củng cố ban chỉ đạo: đây là nhiệm vụ quan trọng, then chốt đối với phát triển du lịch VQG U Minh Hạ. Có thể thí điểm mở rộng thành phần Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh tới đại diện một số doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp có đầu tư du lịch, đại diện các tổ chức hiệp hội nhằm tăng cường khả năng trao đổi thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Có chính sách cụ thể về ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt tại các khu vực khó khăn, miễn thuế cho các dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp.

Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cấp, các ngành, thành phố Cà Mau và các huyện triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết, các dự án khả thi phát triển du lịch tại VQG U Minh Hạ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)