6. Kết cấu luận văn
3.2.1. Phát triển thêm các tuyến, điểm du lịch sinh thái
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của VQG U Minh Hạ , tỉnh Cà Mau đã thông qua quy hoạch Khu du lịch sinh thái VQG U Minh Hạ. Khu du lịch có quy mô khoảng 1.708 ha, bao gồm toàn bộ phân khu dịch vụ hành chính và một phần khu rừng ngập nước. Các dự án công trình vui chơi, giải trí, khu văn hoá truyền thống, tái tạo làng rừng, khu ẩm thực dân gian, nhà nghỉ truyền thống, khu nuôi thú và bến bãi câu cá.
Tỉnh cũng đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng vườn quốc gia U Minh Hạ với tổng vốn 144 tỷ đồng. Các hạng mục đầu tư, gồm: mốc ranh giới, bảng hiệu, đường giao thông nội bộ, nạo vét kênh thủy lợi, chòi canh lửa, trang thiết bị phục vụ phòng chống cháy rừng. Nằm trong kế hoạch này, tỉnh đã quyết định dành 20 tỷ đồng từ ngân sách để đầu tư các hạng mục công trình: tuyến giao thông bộ nối từ trung tâm thành phố Cà Mau vào vườn quốc gia chiều dài 20 km; các dịch vụ phục vụ khách du lịch như chỗ nghỉ tạm, nhà hàng phục vụ ăn uống, điểm cho khách tham quan cùng nhiều công trình hỗ trợ khác.
Hiện tại, hệ thống đường nhựa, hệ thống cấp nước sinh hoạt xuyên rừng và thang quan sát cùng một số hạng mục công trình khác đã được xây dựng phần nào đáp ứng được nhu cầu của giới nghiên cứu và khách tham quan du lịch đến với hệ sinh thái U Minh, tuy nhiên bấy nhiêu đó v vẫn chưa xứng với tiềm năng của VQG U Minh Hạ.
Cái khó của việc phát triển du lịch tại U Minh Hạ là phải khai thác du lịch nửa mùa: vào những ngày mùa khô U Minh Hạ chuẩn bị “đóng cửa rừng” để chống cháy. Đợi đến mùa mưa, rừng tràm mới “mở cửa” trở lại.
Hiện nay, các tuyến tham quan tại VQG U Minh Hạ thường chú trọng đến cảnh quan sinh thái, tham quan rừng tràm, nghỉ ngơi và giải trí. Việc mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch một cách hợp lý mặc dù đã được định hướng nhưng chưa được chú trọng, chưa có nhà nghĩ nên chưa thể kéo dài thời gian tham quan và lưu lại của khách ở VQG U Minh hạ. Việc đưa thêm các tuyến điểm du lịch để khai thác không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế và còn có ý nghĩa về giảm sức tải đối với môi trường vì việc tập trung dồn khách về một khu vực.
Một số tuyến điểm du lịch được đề xuất :
* Tuyến du lịch TP Cà Mau - Thới B nh - VQG U Minh Hạ - Hòn Đá Bạc (Tuyến ngỏ Đông Bắc): Khách du lịch được nhìn ngắm các cánh đồng lúa bạt ngàn
và tham quan một số khu vực trồng mía ép lấy đường ở Thới Bình. Đến Hòn Đá Bạc tham quan ngắm cảnh biển trên một hòn đảo chỉ cách bờ 500m, xem dấu chân tiên huyền thoại và nghe kể về chiến công của an ninh Việt Nam qua chuyên án
CM12 tại Hòn Đá Bạc, về VQG U Minh Hạ để tham quan cánh rừng tràm bạt ngàn, tìm hiểu và nghiên cứu về các hệ sinh thái rừng, tập quán sinh sống của loài ong mật, ngắm các thảm cỏ xanh dày ngút ngàn ở đây. Đêm đến đi tham quan các loài động vật hoang dã của rừng do chính các hướng dẫn viên là cán bộ quản lý rừng tại đây hướng dẫn.
* Tuyến du lịch TP Cà Mau - U Minh Hạ - Sông Đốc - Đầm Thị Tường (tuyến ngỏ Tây Nam) : đến khu vực Hợp tác xã 19/5- U Minh Hạ du khách theo sự
hướng dẫn của những người thợ đi rừng, cùng len lõi vào rừng nhìn và tìm hiểu cách lấy mật Ong – một nghề đặc trưng chỉ có ở vùng đất U Minh. Ngoài ra, còn được tham quan nhìn ngắm các loài chim, thú tại VQG. Đặc biệt, cùng tham gia trò chơi “đua xuồng ba lá” ngay trong đoạn đường ven kênh của HTX 19/5. Rời HTX 19/05 tiếp tục cuộc hành trình đến Khu du lịch sinh thái U Minh II, dùng cơm trưa dân dã tại nhà người dân với những món ăn đồng quê, tham quan vườn trái cây trĩu quả của người dân, ngồi dưới tán cây cùng giao lưu đờn ca tài tử với người dân địa phương... Đến Sông Đốc tham quan bến neo đậu thuyền của ngư dân, nhìn ngắm cảnh tấp nập của thuyền về và mua các loại hải sản mà ngư dân vừa đánh bắt mang vào bờ, ngắm Đầm Thị Tường mênh mông – tìm hiểu nơi sinh sống của nhiều loài thủy sinh như : Sò huyết, nghêu, Hào… đây cũng là nơi cung cấp nguồn giống cho các vùng lân cận.
3.2.2. Tổ chức thêmdịch vụ lưu trú , phát triển Homestay
Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú hợp lý không những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của U Minh Hạ mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.
Nếu đầu tư thêm các mô hình du lịch cộng đồng (homestay) phát triển thêm sản phẩm du lịch...thì người dân địa phương sẽ được thuận lợi hơn trong việc tham gia vào hoạt động du lịch, khi sinh kế không còn là nỗi lo thì sẽ không sợ họ đi khai thác rừng và đi “ăn ong” bừa bãi phát sinh nạn cháy rừng. Việc người dân vì cuộc sống khốn khó mà đi khai thác bừa bãi (rừng, sản vật...) sẽ dẫn đến tài nguyên sinh thái VQG U Minh Hạ cạn kiệt, sự tồn tại của Khu dự trữ sinh quyển thế giới sẽ bị
đe dọa. Một khi các giá trị sinh thái bị triệt tiêu thì VQG U Minh Hạ sẽ không còn sức hấp dẫn. Điều cần nhấn mạnh là VQG U Minh Hạ là khu DTSQ thế giới, khu du lịch sinh thái chứ không phải là nơi kinh doanh du lịch mang tính đại trà, kinh tế và xô bồ. Vì vậy cần phát triển du lịch VQG U Minh Hạ là DLST và phát triển bền vững.
Do đó cần khuyến khích và hỗ trợ dân cư địa phương đầu tư các loại hình lưu trú tại gia đình (homestay) cho du khách, hạn chế số lượng các dự án xây dựng các khu nghỉ lớn tại VQG U Minh Hạ, giảm thiểu tối đa việc đầu tư làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Việc khuyến khích người dân phát triển loại hình nhà nghĩ homestay là cách kéo người dân cùng làm du lịch, cùng phát triển kinh tế và nâng cao ý thức gìn giữ hệ sinh thái rừng và bảo tồn thiên nhiên.
Dự án phát triển du lịch cộng đồng (Homestay) tại Cà Mau - trong đó U Minh Hạ thực hiện thí điểm 5 hộ gia đình làm du lịch cộng đồng, theo dự án tỉnh hỗ trợ mỗi hộ 30 triệu đồng/hộ để đầu tư thêm cơ sở vật chất, mỗi hộ gia đình làm du lịch có thể đón được từ 20-25 khách ở lại ăn nghĩ, như vậy hiện nay khách có thể lưu trú qua đêm ở U Minh Hạ trung bình từ 100- 125 khách/đêm. [25; Tr.66] . Và khu vực làm du lịch cộng đồng hiện nay được đề án tỉnh hỗ trợ là các hộ dân ở vùng đệm của VQG.
Homestay là nơi hầu hết các hoạt động trao đổi văn hóa và tương tác giữa khách và gia đình chủ xảy ra. Do đó chủ nhà có thể chuẩn bị và mời khách thực phẩm tiêu biểu cho khách, khách có thể ăn uống và trao đổi với gia đình chủ nhà. Vì thế, muốn phát triển mô hình lưu trú này cần: nơi lưu trú sạch sẽ và an toàn, thông gió và không bị ẩm mốc, không có mùi, có đủ ánh sáng tự nhiên vào phòng, mái che chắc chắn và không thấm nước, giường ngủ đạt tiêu chuẩn, có nệm, bọc nệm, chăn, mền, gối và khăn phủ giường sạch sẽ và được thay sau khi khách đi, có bộ mới cho khách mới, có phòng tắm sạch sẽ và các tiện nghi vệ sinh. Sử dụng phương pháp truyền thống để chống muỗi, đặc biệt theo tiêu chuẩn nhà ở thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7800:2009.
Điều quan trọng cư dân trong cộng đồng không chỉ thuần túy trông cậy vào các dịch vụ homestay như là nguồn thu nhập chính của gia đình. Dịch vụ homestay chỉ là nghề phụ. Và cộng đồng homestay vẫn giữ được các nét đặc trưng nguyên thủy và các giá trị truyền thống văn hóa địa phương vẫn được giữ gìn tốt.
Có thể có thêm các dịch vụ kèm theo như: Có tiệm bán đồ lưu niệm là các sản phẩm làm thủ công từ địa phương (túi xách, rổ tre, dép...đan từ lục bình và tre), một số đặc sản của địa phương như: chuối khô, mật ong, khô cá...
Việc chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho người dân nhằm đảm bảo cho sự phát triển chuyên nghiệp và bền vững tại VQG U Minh Hạ không được thiếu sót, vội vã có thể dẫn đến sự phát triển ồ ạt, phá hoại môi trường sinh thái ở nơi đây.
Việc quy hoạch và tổ chức dịch vụ homestay sẽ là cách tốt để tuyên truyền về bảo tồn nguồn tài nguyên sinh thái rừng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái VQG U Minh Hạ đối với cả du khách và người dân địa phương.
3.2.3. Tăng cường năng lực vận tải du khách
Hiện nay khách đi du lịch VQG U Minh Hạ bằng cả đường thuỷ lẫn đường bộ. Vì vậy việc quản lý vận chuyển phải đảm bảo sự an toàn cho du khách, chủ và phương tiện. Những người tham gia vận chuyển khách phải là người địa phương. Họ cần được huấn luyện về bơi, sơ cấp cứu và an toàn vận chuyển đường thủy. Các cấp chính quyền cần kiểm tra thường xuyên và đôt xuất đối với các loại phương tiện vận chuyển khách.
Hiện nay, việc vận chuyển khách vào tham quan rừng U Minh Hạ đang được BQL VQG U Minh Hạ kiểm tra nghiêm ngặt, điều đó thuận lợi cho việc bảo vệ rừng và chống cháy, tuy nhiên còn hạn chế vì không phát triển được mô hình xã hội hóa để người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch ( mà điển hình là tham gia vận chuyển khách tham quan trong các khu du lịch tại rừng: HTX 19/5; Khu du lịch Sinh thái...).
3.2.4. Phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm cả về số lượng lẫn kỹ năng kỹ năng
Có thể nói HDV du lịch được xem là cầu nối giữa khách du lịch và đối tượng du lịch để thỏa mãn các nhu cầu của khách, chất lượng đóng góp của HDV ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động DLST. Vì vậy “ hướng dẫn viên du lịch phải là những người có kiến thức, nắm được đầy đủ thông tin về môi trường tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phương” [3; Tr.31]
Lao động du lịch tại VQG U Minh Hạ còn ít so với nhu cầu thực tế, nhìn chung chất lượng lao động kể cả lao động trực tiếp và gián tiếp của VQG còn thấp thể hiện qua trình độ và cấp đào tạo. Trong tổng số lao động hiện nay ở VQG trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm dao động ở mức độ 3,4%. Nếu nghiên cứu về nhu cầu lao động để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch ngày càng cao thì lao động phục vụ du lịch tại VQG U Minh Hạ đang thiếu cả về số lượng và chất lượng.
Đội ngũ hướng dẫn viên tạị VQG tốt nhất nên là người dân cư địa phương đang sinh sống khu vực VQG U Minh Hạ. Hướng dẫn viên cần có sự am hiểu về điều kiện địa lý tự nhiên , về văn hoá, lịch sử , về môi trường sinh thái và ý nghĩa của khu dự trữ sinh quyển thế giới đối với cộng đồng địa phương. Hiện nay đội ngũ hướng dẫn viên tại U Minh Hạ cần trang bị thêm kiến thức về VQG U Minh Hạ cũng như các kỹ năng thuyết trình về DLST cho du khách. Hướng dẫn viên cần được đào tạo và cấp thẻ hướng dẫn viên sinh thái với mục đích xây dựng tính chuyên nghiệp, hình ảnh và ấn tượng tốt đẹp về U Minh Hạ.
Để từng bước giải quyết thiếu hụt về lao động có nghiệp vụ, hàng năm Ban quản lý VQG U Minh hạ cần phối hợp cùng Sở VHTT&DL, phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ, các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch mở các lớp tập tuấn nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, buồng bàn...đưa nhân viên đi tập huấn để hiểu sâu hơn về công tác nghiệp vụ, lựa chọn cán bộ quản lý cho đi đào tạo cao đẳng, đại học, đi tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm tại các địa phương bạn... Ngoài ra, mời các chuyên gia trong ngành du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn định kỳ hàng năm, qua đó góp phần trang bị thêm những kiến thức cho cán bộ, nhân viên trong công tác hướng dẫn khách tham quan.
3.2.5. Quảng bá và Tiếp thị xanh cho du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Do nhiều nguyên nhân mà hoạt động du lịch ở VQG U Minh Hạ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng to lớn. Công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá chưa được triển khai có hiệu quả nên gặp nhiều hạn chế trong hợp tác đầu tư, phát triển DLST.
Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của du lịch, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá cho du lịch VQG U Minh Hạ.
Dự kiến các bước triển khai cần thiết đối với nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá: - Xây dựng hình ảnh du lịch rừng U Minh thân thiện và ấn tượng
- Xác định các kênh thông tin tới khách hàng, thị trường trọng điểm và tiềm năng: các ấn phẩm quảng bá, các chuyến du lịch giới thiệu (FAM trip, tổ chức các chuyến đi tìm hiểu U Minh Hạ cho các phóng viên, nhà báo, các hãng lữ hành lớn...), hỗ trợ việc xây dựng các bộ phim có chất lượng nghệ thuật cao có bối cảnh đặc trưng của rựng U Minh, tham dự các hội chợ, triển lãm du lịch, xây dựng trung tâm du lịch, nâng cấp trang thông tin điện tử về du lịch rừng U Minh Hạ.
- Một trong những biện pháp thu hút khách quan trọng là khuyến khích một số nhà đầu tư lớn triển khai đầu tư , vì các tập đoàn này có thị trường riêng với lượng khách ổn định. Ngoài ra, sự xuất hiện của các tập đoàn này còn khẳng định tầm quan trọng cũng như tiềm năng phát triển củaVQG U Minh Hạ.
- Tổ chức đánh giá hiệu quả các chương trình xúc tiến quảng bá, từ đó có các điều chỉnh, bổ sung cần thiết, kịp thời.
3.2.6. Đầu tư phát triển du lịch:
Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các điểm du lịch, mũi nhọn của VQG.
Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng cả trong và ngoài nước.
Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch theo tính toán dự báo, bao gồm: Vốn từ nguồn tích lũy GDP; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian v.v...
Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về