Những nguyên nhân khiến cho DLST tại VQ GU Minh Hạ chưa phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 65)

6. Kết cấu luận văn

2.4. Những nguyên nhân khiến cho DLST tại VQ GU Minh Hạ chưa phát

triển

Công tác tổ chức nhân sự và bộ máy chuyên môn về du lịch tại VQG còn khó khăn, chậm thay đổi so với yêu cầu nhiệm vụ mới, đội ngũ quản lý được đào tạo chuyên ngành du lịch còn thiếu.

Cơ sở vật chất kỹ thuật còn kém, sản phẩm du lịch còn nghèo chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch, thiếu các loại hình vui chơi giải trí để kéo dài thời gian lưu lại của khách.

Vấn đề liên kết phát triển du lịch trong khu vực cũng như với cả nước, đặc biệt là trong công tác lữ hành còn yếu; các điều kiện cho liên kết hợp tác còn thiếu.

Chưa có chiến lược tuyên truyền quảng cáo, tiếp cận thị trường để thu hút khách du lịch.

Sức ép do sinh kế truyền thống của cộng đồng lên VQG.

Chưa có chương trình giáo dục du khách như ở các VQG khác, chưa có chương trình truyền thông nâng cao nhận thức và kỹ năng DLST cho cộng đồng dân cư vùng đệm.

Tiểu kết chương 2

Nhờ lợi thế là VQG gần trung tâm thành phố (cách tp.Cà Mau 25 km), có hệ sinh thái đa dạng giống loài, với thảm thực vật và rừng rộng lớn còn nguyên sơ, trong VQG có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp. VQG U Minh Hạ hội đủ các điều kiện tối ưu để phát triển loại hình DLST.

Tuy có rất nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch, nhưng hiện tại DLST của VQG U Minh hạ chưa phát triển, mức độ khai thác tài nguyên để phát triển DLST chỉ mới bước đầu nên các sản phẩm DLST rất nghèo nàn, các địa phương trong vùng chưa chủ động tạo ra các sản phẩm DLST để đáp ứng nhu cầu của du khách, thực tế hiện nay những sản phẩm này hầu hết đều do các hãng lữ hành trong nước khởi tạo và đề nghị (Ví dụ: các sản phẩm khám phá rừng do Cty CPTM&DVDL Minh Hải tổ chức) và do đó kết quả mang lại chưa đáng kể.

Qua phân tích thực trạng tình hình khai thác hoạt động du lịch và DLST cho thấy một bức tranh có nhiều mãng sáng – tối, phản ánh thực trạng khai thác về du lịch và DLST hiện nay của VQG U Minh Hạ chưa hợp lý, còn khá nhiều tài nguyên chưa được khai thác và chưa đưa vào phục vụ nhu cầu tham quan cũng như nghiên cứu khoa học, điển hình như: U Minh Hạ là nơi bảo tồn nhiều loài động thực vật quí hiếm, có nhiều loài động vật trong sách đỏ tuy nhiên chưa mở được tuyến tham quan rừng về đêm cho khách tham quan và nâng cao ý thức bảo tồn , bên cạnh đó than bùn ở U Minh Hạ có chất lượng thuộc loại tốt nhất do được tạo thành chủ yếu từ mùn thực vật bị phân huỷ cao, không lẫn sét, ít lưu huỳnh, hoàn toàn có thể đảm bảo để sản xuất chất đốt, phân hữu cơ vi sinh và axít humic nhưng thực tế hiện nay vẫn chưa được chú trọng.

Khả năng quản lý DLST tại VQG có nhiều điều bất cập so với nhu cầu DLST vì công tác quản lý tại VQG là quản lý và bảo quản giữ rừng, chuyên môn về du lịch còn yếu so với nhu cầu thực tế.

Các tuyến du lịch, DLST đang khai thác thiếu tính liên kết khoa học cả về mặt không gian và thời gian, dẫn đến thời lượng hoạt động quá ngắn .

Việc đầu tư phát triển công trình hạ tầng còn chậm, nhất là hệ thống giao thông đến các khu vực giàu tài nguyên DLST còn nhiều hạn chế.

Qua đó có thể rút ra được những nội dung then chốt cần hướng đến để khắc phục hoặc bổ sung, hoàn thiện để phát huy trong giai đoạn sắp tới.

Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 3.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Du lịch ở VQG U Minh Hạ trong những năm qua đạt được những thành tựu quan trọng, có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, khách trong nước và quốc tế đến U Minh Hạ ngày càng tăng. Các sản phẩm du lịch ngày càng được chú trọng cho thêm phần đa dạng, phong phú, các điểm du lịch mới đưa vào hoạt động đã được đầu tư, nâng cấp, là điểm hấp dẫn đối với du khách;

Đặc biệt năm 2009, Mũi Cà Mau chính thức được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Vườn Quốc gia U Minh Hạ nằm trong khu dự trữ sinh quyển với hệ sinh thái: đất ngập nước than bùn, sinh thái rừng và nhiều động thực vật quí hiếm, độc đáo…thì nhu cầu tham quan tìm hiểu và nghiên cứu khoa học của du khách đối với VQG càng tăng cao hơn.

Việc phát triển DLST tại VQG U Minh Hạ sẽ nâng tầm du lịch cao và tạo ấn tượng mạnh hơn, thân thiện hơn đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế bằng chính tiềm năng lợi thế du lịch sinh thái của mình.

Nhu cầu phát triển DLST tại VQG U Minh Hạ cũng chính là nhu cầu góp phần nâng cao hình ảnh về du lịch Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng; Để thúc đẩy cho du lịch Cà Mau phát triển và hội nhập nhanh với du lịch trong khu vực, trong cả nước và quốc tế thì việc không ngừng bảo vệ, tôn tạo, phát triển bền vững du lịch sinh thái VQG U Minh Hạ là một nhu cầu cấp thiết.

Việc định hướng phát triển du lịch ở Cà Mau là tập trung theo hướng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái U Minh Hạ thành một ngành dịch vụ quan trọng của tỉnh. Theo chương trình tổng thể phát triển du lịch Cà Mau giai đoạn 2010 và định hướng 2030 sẽ tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch bảo tồn, phát triển Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ [27; Tr.55]

3.1.1. Triết lý phát triển của DLST Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Quan điểm chủ đạo trong phát triển du lịch VQG U Minh Hạ là phát triển bền vững và hiệu quả cả trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, nhưng trước

hết phải dựa trên những quan điểm phát triển chủ yếu sau: (i) Chú trọng khai thác hiệu quả hình ảnh du lịch của địa phương là địa danh "đất Mũi" và rừng "U Minh" nhằm thu hút khách du lịch, từ đó phát triển các sản phẩm mới, đa dạng để duy trì sức hút và kéo dài thời gian du lịch của khác tại U Minh Hạ.

(ii) Phát triển du lịch sinh thái rừng ngập nước, cảnh quan, môi trường bền vững: Phát triển du lịch phải gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, giữ gìn môi trường sinh thái... để đảm bảo cho việc phát triển bền vững.

-(iii) Song song với việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, với việc không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch…, cần chú trọng công tác đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên .

(iv) Liên kết các tour DLST tại vườn với các tour khác ở vũng lân cận để đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách.

Do đó, triết lý du lịch sinh thái của U Minh hạ là “Phát triển Du lịch sinh thái theo mục tiêu phát triển bền vững nhằm bảo tồn hệ sinh thái của KDTSQTG với sự tham gia chính của cộng đồng địa phương”.

3.1.2 Bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch sinh thái tại VQG U Minh Hạ:

Căn cứ theo Thông tư liên tịch số: 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Để bảo vệ môi trường du lịch sinh thái tại VQG U Minh Hạ cần có các giải pháp và quy định tối ưu như sau:

(i) Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng; Cân nhắc khi buôn báncác sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử dụng các sản phẩm này; Tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác, cần cân nhắc giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng

tái sinh, kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và có biện pháp hạn chế lượng nước sử dụng.

(ii) Giảm ô nhiễm: Kiểm soát lượng khí thải nhà kính và thay mới các dây chuyền sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; Nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng;

Thực thi kế hoạch xử lý chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sử dụng hay tái chế; Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy, thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất được sử dụng;

( iii) Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững; Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái. Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chúng; Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trang trí và tôn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn ; Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nước thải, chất gây xói mòn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm không khí, đất; Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao; Các hoạt động tương tác với môi trường không được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn.

Trong việc bảo vệ môi trường sinh thái cần kiểm kê và quản lý chất thải ở các điểm du lịch, xem xét chi phí thu gom, lượng thải hàng năm, loại các chất độc hại cần phải xử lý riêng. Giảm lượng sử dụng và tái sử dụng, xử lý rác hợp vệ sinh. Xây dựng chương trình hành động “ít xả thải” “cái gì mang vào sẽ được mang ra” (take in- take out). [2; Tr.53]

Nếu không có chính sách và bảo vệ môi trường nghiêm ngặt thì sẽ không bảo tồn được Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Một thực tế cho thấy các VQG ở Bắc Mỹ trong năm 1991 đã được “yêu thích đến chết” bởi gần 400 triệu du khách đã chà đạp lên nơi cư trú mong manh, đã hủy hoại các loài thực vật do ô nhiễm từ xe cộ của khách thải ra, làm hoảng loạn các loài động vật và phá hoại thiên nhiên hoang dã...tại Kenya, khu vực trung tâm của VQG Amboseli đã bị biến thành bán sa mạc do các xe hơi của khách gây ra. Trong khi ở Maasai Mara nơi tiếp nhận hơn 200.000 khách mỗi năm thì do xây dựng nhiều nhà nghĩ bên ngoài khu vực kiểm soát đã đe dọa quá tải với hệ sinh thái... [2; Tr. 94]

3.1.3. Tăng cường đóng góp cho cộng đồng địa phương tại Vườn Quốc Gia U Minh Hạ U Minh Hạ

Thực tế cho thấy việc tạo sinh kế cho người dân là biện pháp phòng chống cháy rừng và bảo vệ Luật đa dạng sinh học hiệu quả nhất. Chính sách chung của công tác bảo vệ đa dạng sinh học và phòng chống cháy rừng trong mùa khô là gắn liền với người dân, vận động một số hộ dân sinh sống ở vùng đệm cùng tham gia công tác bảo vệ và cùng lực lượng chức năng chống cháy rừng. Tuy nhiên, theo khảo sát và ghi nhận ý kiến từ người dân sinh sống ở vùng đệm quanh VQG U Minh Hạ thì việc một số người dân vì sinh kế khó khăn mà lén lút vào rừng bắt và vắt mật ong thiên nhiên vẫn còn diễn ra, bởi giá mỗi lít mật ong từ 300.000 - 400.000 đồng nên nhiều trường hợp vẫn lén vào rừng, như vậy sức ép cho việc phòng chống cháy rừng và bảo vệ sự đa dạng sinh học đang là vấn đề mà ban quản lý VQG U Minh Hạ lo lắng nhiều nhất. Do đó, chỉ có một biện pháp căn cơ nhất để hạn chế tình trạng người dân vào rừng gây nguy hiểm đến tình trạng bảo vệ và phòng chống cháy rừng là tạo sinh kế cho người dân, nhất là dân cư quanh vùng đệm.

Theo đó, ban quản lý VQG U Minh Hạ đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng gắn với việc ổn định sinh kế cho các hộ dân sinh sống xung quanh VQG, giảm tác động xấu đến VQG và thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ rừng. Theo ban quản lý VQG U Minh Hạ hiện nay ngân sách chi cho những hộ tham gia giữ và phòng chống cháy rừng với mức hỗ trợ 2 triệu đồng mỗi hộ /tháng . VQG

cũng đã thí điểm cho trên 20 hộ dân trồng chuối, hoa màu trên đất của VQG với mục đích giúp cho họ có đất sản xuất và cùng tham gia công tác bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, VQG cũng đã triển khai dự án sinh kế cộng đồng với 3 tổ chuyên làm nghề khai thác ong rừng. Đến nay đã có 57 hộ tham gia canh giữ, gác kèo không cho bắt ong trên lâm phần VQG.

Việc vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng phải song song với việc tạo điều kiện cho người dân phát triển sinh kế, khai thác và phát huy tiềm năng rừng mang lại. Đó là điều kiện tiên quyết để giải bài toán bảo vệ rừng và bảo vệ sinh học VQG hiện nay.

Một biện pháp được thực hiện khá tốt đó là các hộ dân đang hỗ trợ VQG thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát phòng chống cháy rừng từ 7 - 12 giờ. Thời gian còn lại sẽ giao cho lực lượng của VQG đảm nhiệm.

Ngoài việc phân bổ nguồn lợi từ hoạt động du lịch cho người dân, cần giúp cho nhân dân có thêm nhiều cơ hội giao lưu học hỏi hơn nữa về trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của cộng đồng dân cư, tài nguyên môi trường sinh thái của KDTSQ Thế giới, giảm thiểu đi các tác hại tiêu cực đến môi trường trong quá trình khai thác và phát triển DLST.

Tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập bằng cách để người dân tham gia vào đội ngũ chèo thuyền đưa khách tham quan rừng, người dân là những HDV bản địa cho du khách, bán các sản phẩm lưu niệm và một số đặc sản từ chính người dân tạo ra...Như vậy giúp người dân địa phương có thể kinh doanh buôn bán cho khách những mặt hàng thiết yếu hoặc những mặt hàng do họ tự nuôi trồng, chế biến và sản xuất. Giúp người dân tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm tại địa phương. Tránh việc đồng tiền lợi ích từ các hoạt động thoát ra bên ngoài. Điều này phù hợp với khái niệm DLST của Wood, 1991: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu còn tương đối hoang sơ với mục đích t m hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hoá mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ cho việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính

Người dân ở bên ngoài VQG cho biết việc phát triển DLST đã giúp cho người dân có thu nhập mặc dù không cao nhưng ổn định hơn và nhàn hơn so với việc lén vào rừng và làm các công việc như bắt cá, đặt trúm lươn, chính vì vậy sức khỏe của họ tốt hơn. Có thể nói khi người dân chuyển đổi sinh kế sẽ có lợi cho môi trường sinh thái, tạo điều kiện để cho môi trường sinh thái được phục hồi và làm giàu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)