Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 34)

6. Kết cấu luận văn

2.1.4.Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

(i)Cấp điện:

Hiện nay Cà Mau các xã quanh khu vực VQG đề có điện sử dụng sinh hoạt đạt 100%; số người dân được sử dụng có điện đạt 91%. Tuy nhiên, do U Minh Hạ là địa phương có địa hình sông nước, phân bổ dân cư rải rác nên chi phí đầu tư cấp điện cho 1 hộ dân rất cao (khoảng 10 triệu đồng), có thể tới gấp đôi so với nhiều địa phương khác trong vùng, vì vậy, mặc dù được huy động vốn lớn, nhưng số hộ dân có điện ở U Minh Hạ vẫn thấp hơn nhiều địa phương như Bến Tre (95%), Sóc Trăng (94%)…

Nguồn cung cấp điện chủ yếu từ hệ thống điện quốc gia qua các đường dây 220 KV và các nhà máy điện diezel trong khu vực như Cà Mau, Cần Thơ, ô Môn, tổ hợp khí điện đạm Cà Mau.

Mục tiêu phát triển là phải đảm bảo cấp điện áp an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp, nông nghiệp thủy sản, dịch vụ và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, có nguồn điện dự phòng 10 - 20%. Giảm tổn thất điện năng trên lưới phân phối.

(ii)Giao thông:

* Đường bộ: Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại khu vực VQG U Minh Hạ

trung tâm thành phố Cà Mau 25km). Tuy nhiên, ngoài các tuyến quốc lộ, giao thông giữa các huyện trong tỉnh còn nhiều khó khăn do có nhiều sông, kênh, rạch, đa số các tuyến đường có mặt cắt rất nhỏ.

* Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông Gành Hào,

sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. Hiện hàng ngày có các chuyến tàu cao tốc kết nối Cà Mau với U Minh và với các địa phương khác trong vùng. Giao thông đường thủy cho đến nay vẫn là lợi thế và là phương tiện giao thông chủ yếu của Cà Mau.

(iii)Cấp thoát nước

a. Cấp nước: Thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện nhiều chương

trình vệ sinh, nước sạch đô thị và nông thôn, tạo điều kiện cho hộ dân tại VQG U Minh Hạ vay vốn khoan giếng nước sạch, hợp vệ sinh. Tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ hộ dân ở vùng U Minh Hạ được sử dụng nước sạch lên 85% , trên cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Ngoài việc hỗ trợ từ Nhà nước, đóng góp của người dân, tỉnh cũng huy động nhiều nguồn lực đầu tư, cung cấp nước sạch tập trung ở các khu trung tâm, cụm, tuyến dân cư; nhất là ưu tiên cấp nước cho vùng sâu, vùng nông thôn đang trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô.

b. Thoát nước: Hệ thống thoát nước mới được xây dựng ở các đô thị lớn,

song nhìn chung đều chưa đáp ứng yêu cầu. Cho đến nay, hệ thống thoát nước thải của hầu hết các điểm dân cư tại khu vực gần VQG U Minh Hạ đang là vấn đề bức xúc, cần được quan tâm đầu tư thoả đáng để đảm bảo môi trường sống không ô nhiễm cho nhân dân. Vấn đề thoát nước và xử lý nước thải của các khu, cụm công nghiệp Khí Điện Đạm, nuôi trồng thủy hải sản gần khu vực VQG U Minh Hạ cũng cần được hết sức lưu ý nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

Hệ thống thông tin bưu chính viễn thông tại VQG U Minh Hạ đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc trong nước cũng như quốc tế. Tổng đài kỹ thuật số đã được trang bị đến tất cả các huyện và trung tâm kinh tế ven biển đều đã được phủ sóng điện thoại di động. Bưu điện Cà Mau đã có đầy đủ các dịch vụ như: dịch vụ chuyển phát nhanh, điện hoa, điện thoại thẻ, truyền số liệu, internet, bưu chính uỷ thác v.v..

Mạng viễn thông được phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ gồm: mạng điện thoại cố định, mạng truyền dẫn, mạng di động, mạng Internet, mạng dịch vụ khác. Hiện nay mạng Viettel, mạng MobiFone đang phát triển nhanh, phục vụ khá tốt khách hàng.

* Đánh giá chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

Nhìn chung, so với các tỉnh đồng bằng sông Cửa Long nói riêng, cũng như với đa số địa phương trên cả nước nói chung, Khu vực VQG U Minh Hạ còn có nhiều khó khăn về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, trong đó đặc biệt là vấn đề giao thông đường bộ. Đây là vấn đề quan trọng nhằm kết nối thuận tiện các tour du lịch ngoại tỉnh, khép kín tour du lịch nội tỉnh. Bên cạnh đó cũng cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải tạo mạng lưới giao thông đường thủy, vốn là thế mạnh đặc thù của địa phương. Vấn đề cấp điện cần được cải thiện trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch cũng như các ngành kinh tế khác. Việc cải thiện khả năng cấp điện và lưới điện cần kết hợp với nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học nhằm tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm điện năng... Tình hình cung cấp nước sạch là vấn đề quan trọng cần được quan tâm đầu tư nhằm phục vụ tốt, an toàn du khách, đồng thời góp phần ngăn ngừa dịch bệnh vốn là các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển du lịch. Trước mắt, tuy ô nhiễm môi trường chưa là vấn đề bức xúc với U Minh Hạ, tuy nhiên trong tương lai gần, vấn đề này cần được quan tâm xử lí triệt để nhằm bảo vệ môi trường của địa phương đồng thời góp phần tăng sức hấp dẫn của môi trường du lịch .

Các điều kiện tự nhiên ở đây kết hợp với nhau tạo cho VQG U Minh Hạ nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn. Trong đó, có giá trị nhất đối với du lịch ở đây là tài nguyên rừng và hệ sinh thái tự nhiên đa dạng.

VQG U Minh Hạ có tổng diện tích lâm phần: 8.527,8 ha, được phân chia làm 3 phân khu chức năng:

(i). Phân khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn: (khu bảo vệ nghiêm ngặt) có tổng diện tích là: 2.531, 0 ha, khu vực này có địa hình tương đối giống nhau, có trữ lượng là rừng giàu, có lớp thảm thực vật gồm: Dớn, choại, mây nước, sậy... Độ che phủ trên 90% mặt đất rừng. Vào mùa khô mực nước trên rừng bốc hơi nhanh làm cho toàn bộ lớp thảm thực vật bị thiếu nước dẫn đến chết khô, cộng với lượng xác bã thực vật hàng năm cành nhánh rơi xuống qua nhiều năm chưa được phân hủy tạo thành nguồn vật liệu gây cháy rất cao. diện tích còn lại là rừng trồng trên nền đất sét có lớp thảm thực vật, dây mây khía, cỏ bắc, sậy qua nhiều năm chưa được phân hủy với bề dầy từ 30 - 50 cm, đây là vật liệu dễ gây cháy vào mùa hanh khô.

(ii). Phân khu phục hồi sinh thái rừng ngập nước: tổng diện tích phân khu phục hồi sinh thái là: 5.195,8 ha, dưới tán rừng có lớp thảm thực vật chủ yếu là sậy, mật độ thưa, thực bì chủ yếu là sậy phát triển kém, nguy cơ xảy ra cháy không cao. Còn lại diện tích 328 ha, là rừng trồng quãng canh với mật độ cây rừng thưa, rừng ở cấp tuổi TII và TIII, thảm thực vật ở đây là mây nước và sậy phát triển rất mạnh, chiều cao từ 2,0 - 2,5 mét, độ che phủ mặt đất rừng trên 95%, khi cháy xảy ra rất khó chữa, lây lan rất nhanh, cần tập trung kiểm tra, tuần tra luồng rừng, trực chòi quan sát lửa rừng một cách nghiêm ngặt không được lơ là, mất cảnh giác. Ở khu vực này vào mùa khô ong mật về làm tổ rất nhiều, nên các đối tượng thường xuyên lén lúc vào khu vực này để lấy mật ong, nguy cơ cháy rất cao cần tập trung tuần tra trong mùa khô.

(iii). Phân khu dịch vụ hành chính: tổng diện tích phân khu dịch vụ hành chính là: 801ha. Khu vực này là lập địa đất than bùn mỏng có lớp thảm thực bì là sậy dầy đặc chiều cao từ 2,0 - 2,5 mét, qua nhiều năm không được xử lý lớp thảm

thực bì dầy từ 30 - 40 cm, cực kỳ nguy hiểm hiện nay lớp thảm thực vật cây bụi, dây leo phát triển mạnh, đây cũng là khu vực rất nhạy cảm dễ xảy ra cháy vào mùa khô rất cao. Vì khu vực này mở rộng tuyến đường ống dẫn khí lô B - 52, Ô môn Cần thơ, đoạn này từ T90 - 100 lực lượng thi công qua lại rất nhiều, cần kiểm tra chặt chẽ người ra, vào ở 2 đầu cổng T21- 90; T21 - 100 và cầu lộ xe Trung tâm (T21- 96). [ 24;Tr.12]

2.2.1. Hệ sinh thái đặc thù tự nhiên

(i)Thực vật

Rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn: Đây là một dạng trạng thái rừng cực đỉnh nơi mà độ cao than bùn đạt đến đỉnh cao mực nước ngập hàng năm không còn ảnh hường quần xã sinh vật hình thành một loại rừng hỗn giao gồm các loài cây trâm, sắn, bùi, bí bái, mật cật hình thành 2-3 tầng cây rõ rệt, hiện trạng này xảy ra không nhiều, diện tích không lớn, chỉ vài ha tiêu biểu cho loại rừng này.

Rừng tràm thuần loại trên đất than bùn cao: Loại rừng này có trạng thái diễn thế tiếp cận với dạng trạng thái rừng hỗn giao bắt đầu có sự thay đổi điều kiện sinh thái để hình thành loại rừng hỗn giao.

Rừng tràm thuần loại trên đất than bùn mỏng: Đây là một dạng trạng thái rừng tràm đang hình thành và phát triển trên đất than bùn non đang phát triển, có sự cạnh tranh môi trường sống của các cá thể cùng loài trong quần xã.

Rừng tràm thuần loại trên đất sét: Là một dạng trạng thái rừng cách ly hoàn toàn với đất than bùn, do quá trình tác động của lửa rừng lớp than bùn không còn nữa mà đã hình thành đất sét có tầng jarosite hình thành nên rừng tràm thuần loại trên đất sét.

Dạng trạng thái thảm cỏ ngập nước: Đây là dạng trạng thái hình thành do mất tầng than bùn và do yếu tố địa hình thấp chi phối không thể có cây gỗ tràm mọc được nên hình thành dạng trảng cỏ chịu ngập theo mùa. Đây là một đối tượng dễ cháy rừng khi mùa khô đến vì cây cỏ hàng năm sẽ chết hình thành lớp thực bì dễ cháy, các loài cỏ hỗn giao như cỏ sậy, cỏ mồm, cỏ bắc, cỏ năn,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dạng sinh thái thủy sinh: Dạng trạng thái này hình thành do địa hình trũng thấp, sau khi cháy rừng hết lớp than bùn và địa hình trũng thấp sẽ hình thành dạng trạng thái này.

Rừng U Minh Hạ là một kiểu rừng hỗn hợp trên đất than bùn, tiêu biểu cho kiểu rừng đầm lầy với trên 79 loài cây cỏ tự nhiên thuộc 65 chi, 36 họ thực vật khác nhau như: Tràm, bùi, móp, trâm khế, bí bái, mật cật… và có tầng dây leo ở phía dưới như chọi, dớn…Tuy nhiên trải qua những tác động của con người, diễn thế rừng bị thay đổi, sự đa dạng của sinh học và diện tích đất than bùn ngày càng giảm dần [13; Tr.15]

Bảng 2.1. HST đa dạng của VQG U Minh Hạ HST (sinh, địa)

HST(đất ngập nước)

Hệ sinh vật Thổ nhưỡng Khí hậu

Rừng hỗn giao trên đất than bùn Rừng tràm trên than bùn Trãng cỏ, sậy, năng... Rừng tràm trên than bùn mỏng HST nước, thủy sản, côn trùn... Đất phèn, mặn, phù sa... Than bùn Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ...

Lượng mưa, nước mặt, hạn hán...

Đối với các điểm điều tra khảo sát bổ sung do Trung tâm thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ khảo sát vào năm 2013 đã phát hiện thêm các loài mới bổ sung vào danh lục thực vật Cà Mau. Đặc biệt, còn rất nhiều loài thân gỗ được tìm thấy mà nơi khác ở Cà Mau hầu như không còn. Ngoài ra còn có nhiều loại dây leo và thảo mộc có vị thuốc quí.

Trong đợt điền dã khảo sát cùng đoàn cán bộ nghiên cứu của Trung tâm thực nghiệp Lâm nghiệp Tây Nam Bộ, theo kết quả nghiên cứu có 2 loài được tìm ra thêm mà trước đây chưa thấy có mặt trong VQG, đó là: Cỏ lào bông tím (Eupatorium sp) và Cói (Thoracostachyum sp). Và 1 loài có trong Sách đỏ Việt Nam là Bí kỳ nam (Hydnophyllum formicarum).

Tác giả luận văn xây dựng và gửi 100 tờ phiếu khảo sát (Thông qua công ty Du lịch và Dịch vụ Minh Hải gửi đến khách du lịch 50 phiếu, gửi trực tiếp cho người dân sinh sống quanh khu vực VQG và nhân viên tại VQG), thu về được 92 phiếu, trong đó có 5 phiếu bỏ trống nhiều mục, như vậy hợp lệ là 87 phiếu. Sau khi phân tích tổng hợp ý kiến khách du lịch như sau: 50% khách cho rằng khu vực có hệ sinh thái hấp dẫn và khách du lịch hay tới tham quan chính là khu vực rừng tràm và khu vực có hê sinh thái tự nhiên hoang sơ của các thảm cỏ , 35% khách cho rằng thích khám phá thiên nhiên hoang sơ và các loài động vật hoang dã, 15% còn lại thích các khu vực ven rừng và nơi các loài chim sinh sống. Du khách cũng đã đóng góp về việc bảo vệ môi trường như: xây dựng những bảng cấm những hành vi vi phạm đến VQG, cấm mang thức ăn thức uống vào khu vực tham quan, đề nghị có những bảng chỉ dẫn cho khách thuận lợi. Như vậy, trong các HST đa dạng này, thì hệ sinh vật thu hút khách tham quan nhiều nhất bởi vì với khu vực rừng tràm và các thảm cỏ, dương xỉ xanh bạt ngàn, không khí trong lành làm cho du khách thích thú khi được trãi nghiệm cảm giác hòa cùng thiên nhiên.

Sau khi khảo sát ý kiến du khách, mức độ hài lòng của khách du lịch về VQG U Minh Hạ tổng hợp được kết quả như sau:

Các tiêu chí đánh giá Rất không hài lòng Không hài lòng Tạm hài lòng Hài lòng Rất hài lòng

Tài nguyên độc đáo 3% 15% 62% 20%

Đi lại thuận tiện 9% 35% 56%

Chi phí phù hợp 2% 35% 50% 13%

Môi trường trong lành 4% 10% 86%

Tác giả phỏng vấn trực tiếp khách du lịch và gửi bằng bảng hỏi về mức độ hấp dẫn du lịch đối VQG U Minh Hạ, vận dụng phương pháp tính chỉ số hấp dẫn TAM đối với các tiêu chi tăng hấp dẫn và giảm hấp dẫn, được kết quả tổng kết như sau: Tài nguyên tại VQG độc đáo và còn nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ của một khu rừng nguyên sinh, vị trí VQG chỉ cách Tp.Cà Mau 25 km, vận chuyển bằng đường thủy và đường bộ đều thuận lợi, đi lại khá rẻ và người dân sinh sống quanh khu vực khá thân thiện và hiền lành mang đậm tính cách của cư dân Nam bộ. Tuy nhiên, việc tiếp thị để phát triển DLST ở VQG U Minh Hạ chưa xứng tầm với một khu DTSQTG, đời sống kinh tế của cư dân quanh VQG còn thấp, mặc dù chi phí rẻ nhưng các dịch vụ chưa cao, sản phẩm du lịch ít…

STT Tiêu chí Điểm

1 Tài nguyên độc đáo 0.8

2 Thời tiết trong lành 1.0

3 Không quá xa 0.9

4 Đi lại rẻ 0.8

5 Dịch vụ tốt 0.7

6 Ổn định chính trị 1.0

7 Thịnh vượng kinh tế 0.6

8 Gần gũi về văn hóa, lịch sử với du khách 0.8

9 Mới lạ 0.9

10 Ăn ở rẻ 0.8

Tổng 8.3

STT Tiêu chí Điểm 1 Lạm phát cao 0.3 2 Đồng tiền mạnh 0.3 3 Tỷ lệ tội phạm cao 0 4 Khủng bố 0 5 Thiên tai, sự cố MT 0 6 Mất ổn định chính trị 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Chính quyền thiếu sự ủng hộ của dân chúng 0

8 Tiếp thị thiếu trách nhiệm 0,3

9 Kinh tế yếu kém 0.3

10 Nhiều phiền toái tại điểm du lịch 0

Tổng 1,2

Bảng 2.3. Tiêu chí giảm hấp dẫn của VQG U Minh Hạ

Áp dụng công thức TAM: (A-B)/10, ta có TAM = 1/10 (8.3 – 1,2) = 0.71

Có được kết quả chỉ số như trên cho thấy: chỉ số hấp dẫn du lịch của VQG U Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia u minh hạ tỉnh cà mau (Trang 34)