Vấn đề phương ngữ và ngôn ngữ chuẩn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở nhật bản thời cận đại (Trang 84)

Mặc dù Nhật Bản không phải là quốc gia đa ngữ, song lại là một quốc gia đa phương ngữ. Sự hình thành và phát triển phương ngữ Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi các nhiều yếu tố như: yếu tố tự nhiên như địa hình bị chia cắt mạnh mẽ bởi bốn hòn đảo chính, có nhiều núi đồi, vịnh và eo biển; yếu tố lịch

sử - văn hóa: thời Edo mỗi Han (藩 - phiên) lại phát triển như một tiểu vương

quốc, tồn tại tương đối độc lập. Các yếu tố này dẫn đến hình thành hệ thống phương ngữ Nhật bản hết sức đa dạng. Có các phương án khác nhau khi chia Nhật Bản thành các vùng phương ngữ, song phần lớn các nhà khoa học thống nhất với việc phân chia thành 4 vùng phương ngữ:

1) Higashi-nihon hōgen (東日本方言) phương ngữ phía Đông Nhật Bản, bao gồm cả phương ngữ Tokyo.

2) Nishi-nihon hōgen (西日本方言), phương ngữ phía Tây Nhật Bản, gồm có Kyoto, Osaka…

3) Kyushu hōgen (九州方言) phương ngữ khu vực phía Nam Nhật Bản gồm Nagasaki, Kumamoto, Kyusyu…

4) Ryukyu hōgen (琉球方言) phương ngữ thuộc nhóm đảo Ryukyu, tiêu biểu là Okinawa.

Sự khác biệt của các phương ngữ nằm ở bình diện ngữ âm, ngữ điệu và đặc biệt là từ vựng. Do vậy khi thực hiện chuẩn hóa tiếng Nhật, không thể đưa

79

tất cả những khác biệt về phương ngữ vào tiếng Nhật chung. Do vậy cần thiết phải quy định các nội dung thuộc về khái niệm ngôn ngữ chuẩn. Trong

thời Minh Trị xuất hiện hai thuật ngữ Hyōjungo (標準語) tức là ngôn ngữ

chuẩn, và Kyōtsūgo (共通語) có nghĩa là ngôn ngữ phổ thông. Thực tế hai

khái niệm này được sử dụng tương đương nhau. Hyōjungo (Kyōtsūgo) là

được lựa chọn từ các yếu tố phương ngữ nói ở khu vực phía đông Nhật Bản, do đó cũng là vị trí của Tokyo, nơi được chọn làm trung tâm chính trị - văn hóa của đất nước, đảm nhiệm chức năng trong các hoạt động chính thức của

nhà nước, trong lĩnh vực thông tin - báo chí. Hyōjungo còn là ngôn ngữ

chính thức được dạy ở trường học.

Trong giai đoạn này, tiếng Nhật chuẩn có sự phân biệt giữa văn viết (文 語 - Bungo) và văn nói (口語 - Kōgo), tức là "khẩu ngữ". Hai hệ thống này

có ngữ pháp khác nhau và có những biến thể về từ vựng. Bungo là cách viết tiếng Nhật chủ yếu cho đến khoảng năm 1900, sau đó Kōgo dần dần mở

rộng tầm ảnh hưởng và hai phương pháp này đều được dùng trong văn viết

cho đến thập niên 1940. Bungo chứa đựng những quy định rất chặt chẽ về

ngữ pháp và từ vựng, trong đó đặc biệt có nhiều từ Hán cổ, hữu ích đối với các sử gia, học giả văn chương, và luật sư (nhiều điều luật của Nhật có từ

thời đại chiến thế giới lần thứ II vẫn còn được viết bằng Bungo. Còn Kōgo

mặc dù xuất phát với ý nghĩa là “khẩu ngữ”, song thực chất đó là dạng thức phối hợp sử dụng các biểu hiện của ngôn ngữ nói vào cả ngôn ngữ viết, kéo gần ranh giới giữa ngôn ngữ nói và viết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở nhật bản thời cận đại (Trang 84)