Bên cạnh các đề xuất nhằm cải tiến hoặc sửa đổi bản thân tiếng Nhật, còn có ý kiến đề nghị sử dụng thêm một ngôn ngữ khác với tư cách là ngôn ngữ chính thức, giống như một số quốc gia khác. Một trong những người đại diện cho chủ trương này là Mori Arinori (森有礼/1847-1889) là người có ý tưởng đặc biệt cấp tiến khi đã đề xuất xóa bỏ tiếng Nhật chuyển sang dùng tiếng Anh.
Mori Arinori sinh năm 1847 trong một gia đình võ sĩ nổi tiếng của phiên Satsuma. Vào những năm cuối của chế độ Mạc Phủ, một số phiên ở phía Tây, trong đó có Satsuma đã không tiếp tục thi hành chính sách đóng cửa của chính quyền Edo. Trong bối cảnh đó, năm 1865 Mori Arinori được chính quyền phiên gửi sang Anh du học. Năm 1867 ông qua Mỹ, năm sau đó ông về nước và nhận một chức quan nhỏ nhưng đã bị miễn chức vào ngay năm sau đó. Sau đó, ông được quay lại làm việc và trở thành đại diện ngoại giao thường trú đầu tiên của Nhật Bản tại Hoa Kỳ.
Những năm làm việc ở Hoa Kỳ, ông đã tận mắt chứng kiến sự phát triển của nước Mỹ, đặc biệt là nền giáo dục hiện đại của nước này. Chính vì
49
vậy, tháng 2 năm 1872 ông đã gửi bức thư thỉnh cầu chính phủ Minh Trị tổ chức lại nền giáo dục cho nhân dân nước mình. Năm 1873, khi hết nhiệm kỳ
trở về nước ông đã cùng một số nhà Tây học thành lập Meirokusha (明録社- Minh lục xã), một tổ chức tiên phong trong việc đả phá những quan niệm, tập quán phong kiến cổ hủ và dịch sách, viết báo tuyên truyền cho văn minh
khai hóa. Ông còn đề ra chủ nghĩa Kaimei (開明 - Khai minh) mang tính
cấp tiến.
Sau đó, ông trở lại làm Công sứ Nhật Bản tại Anh. Năm 38 tuổi, ông trở thành Bộ trưởng Bộ giáo dục đầu tiên của chính phủ Minh Trị, ông đã tiến hành cải cách một cách triệt để nền giáo dục Nhật Bản, tạo ra nền móng hệ thống giáo dục từ tiểu học đến đại học của Nhật Bản hiện nay.
Ông là người tôn sung văn hóa phương Tây đến cuồng tín. Ông cho rằng nước Nhật muốn tiến lên thì phải học tập phương Tây vô điều kiện. Ông còn chủ trương tiếp nhận không hạn chế văn hóa phương Tây, đồng thời kêu gọi hãy thay thế tiếng Nhật bằng tiếng Anh. Ông cho rằng Nhật Bản tụt lùi so với văn minh tiên tiến Âu - Mỹ là do tiếng Nhật có hệ thống chữ viết quá phức tạp nên rất bất tiện cho hầu hết người học.
Tuy vậy, cũng giống như nhóm đề xuất sử dụng chữ viết mới, phương án đế xuất xóa bỏ tiếng Nhật thay thế sử dụng tiếng Nhật là điều không thể thực hiện được vì ý thức tự tôn mạnh mẽ đối với chữ quốc ngữ của người dân.
Tiểu kết
Bối cảnh lịch sử của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX là một giai đoạn hết sức đặc biệt với những biến động lớn về chính trị. Thiên hoàng Minh Trị bắt đầu giai đoạn cai trị bằng một cuộc cải cách trên phạm vi rộng lớn với hàng loạt các chính sách đổi mới về chính trị, kinh tế, văn hóa, đặc biệt là chính sách về giáo dục, góp phần quyết định đưa Nhật Bản từ một quốc gia lạc hậu sau hàng
50
trăm năm bị cô lập khỏi thế giới nhanh chóng trở thành một trong những cường quốc hùng mạnh.
Trong mối quan hệ với dân tộc Nhật Bản, tiếng Nhật có một số đặc điểm nổi bật: là một quốc gia đơn dân tộc, đơn ngữ; hệ thống chữ viết trong tiếng Nhật khá phức tạp bởi tồn tại cùng một lúc 4 loại hình văn tự với nhiều cách sử dụng khác nhau; hệ thống từ vựng khá phong phú. Bên cạnh đó lại tồn tại một hệ thống phương ngữ vô cùng đa dạng.
Đầu thời Minh Trị, trong tình hình tiếng Nhật còn chưa ổn định và thống nhất.Các học giả, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã đưa ra các đề xuất phương án cải cách chữ viết trong tiếng Nhật như: đề xuất sử dụng chữ Kana, đề xuất sử dụng chữ cái Latinh, đề xuất sử dụng kiểu chữ mới. Ba nhóm chủ trương này đều có điểm chung là cùng đề xuất xóa bỏ chữ Hán trong tiếng Nhật. Nhóm đề xuất sử dụng chữ Kana và nhóm chủ trương đề xuất sử dụng chữ cái Latinh có ba điểm chung là chủ trương loại bỏ chữ Hán,
sử dụng phong cách viết Ngôn văn nhất trí (言文一致 - Genbun itchi) và
cách viết văn bản theo kiểu Yokogaki. Điểm khác nhau giữa hai nhóm này là
về lựa chọn chữ viết: nhóm đề xuất sử dụng chữ Kana lựa chọn chữ Kana, nhóm đề xuất sử dụng chữ cái Latinh lựa chọn chữ cái Latinh. Nhóm có quan điểm đề xuất sử dụng kiểu chữ viết mới không sử dụng chữ Kana hoặc chữ Latinh để viết tiếng Nhật mà sáng tạo ra kiểu chữ mới đơn giản hơn để viết tiếng Nhật.
Tuy nhiên, kết quả của các phương án đề xuất cải cách chữ viết như: xóa bỏ chữ Hán chỉ sử dụng chữ Kana, xóa bỏ chữ Hán chỉ sử dụng chữ
Latinh và xóa bỏ chữ Hán sử dụng kiểu chữ mới của các nhà nghiên cứu, các
Hiệp hội tổ chức tư nhân đều chưa được lập pháp hóa bởi các lý do:
Thứ nhất, chữ Hán có vai trò vô cùng quan trọng trong tiếng Nhật. Chữ
51
chữ Hiragana và chữ Katakana, có vai trò vô cùng quan trọng trong nền văn học Nhật Bản. Ngoài ra, chữ Hán còn có vai trò rất quan trọng đó là phân biệt từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật. Để phân biệt từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật thì ngoài việc phát âm với trọng âm khác nhau (cao hoặc thấp) thì trong tiếng Nhật người ta sử dụng chữ Hán để phân biệt các từ này. Chính vì vậy, các phương án đề xuất cải cách chữ viết như xóa bỏ chữ Hán chỉ sử dụng chữ Kana hay sử dụng hệ chữ Latinh đều không thể thực hiện được.
Thứ hai, về vấn đề văn phong, thời kỳ này ở Nhật Bản các văn bản hay các tác phẩm văn học đều được viết theo kiểu văn phong Hán văn huấn độc
văn (漢文訓読文 - Kanbun Kundokubun) và đọc theo kiểu Huấn độc hán
văn (漢文訓読 - Kanbun Kundoku). Văn phong Hán văn huấn độc văn là
văn bản được viết bằng chữ Hán, trên văn bản có ghi một số kí hiệu “huấn điểm” vào trợ từ bằng các chữ cái (Katakana, Hiragana) vào bên cạnh cột chữ
Hán để hướng dẫn cách đọc và hiểu văn bản. Còn cách đọc Huấn độc hán văn
là cách đọc văn bản Hán văn theo âm tiếng Nhật. Do đó, chữ Hán có vai trò rất quan trọng trong văn viết của Nhật. Do vậy, nếu muốn thay đổi chữ viết sang chữ Latinh hoặc chữ Kana thì phải thay đổi cả văn phong nữa.
52
CHƯƠNG 3
CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH QUYỀN VỀ CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Trên cơ sở các nghiên cứu và đề xuất của các tổ chức và các nhà khoa học, dựa vào tình hình thực tiễn, nhà cầm quyền Nhật Bản giai đoạn cận đại đã đưa ra những quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện chính sách ngôn ngữ nhằm tới mục đích to lớn là nhanh chóng xây dựng một nước Nhật hùng cường.
Các nội dung của chính sách ngôn ngữ tập trung ở hai bình diện với hai mục tiêu cơ bản:
Thứ nhất: Các chính sách nhằm nâng cao vị thế của tiếng Nhật trong tất
cả các lĩnh vực hoạt động xã hội với tư cách là ngôn ngữ quốc gia, trong đó cơ bản nhất là lĩnh vực giáo dục và khoa học kỹ thuật.
Thứ hai: Các chính sách nhằm cải tiến tiếng Nhật theo hướng hệ thống,
thống nhất, chuẩn mực, hợp lý, dễ sử dụng, đáp ứng nhu cầu của một nước Nhật hiện đại, tiên tiến.