Đặc điểm ngôn ngữ tộc người của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở nhật bản thời cận đại (Trang 30)

Nhật Bản là một đất nước có lịch sử lâu đời, nhưng cho đến tận ngày nay vẫn chưa có cơ sở khoa học chắc chắn về xuất xứ và thời gian xuất hiện của những cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Phần đông các học giả có quan điểm cho rằng tổ tiên của người Nhật đến từ nhiều nơi, chủ yếu là nhóm đến từ miền Bắc của đại lục châu Á, ngoài ra cũng có những nhóm từ Đông Nam Á và miền Nam Trung Hoa đến sinh sống trên đất Nhật ngay từ thời đại đồ đá cũ. Những cư dân đầu tiên đặt chân lên quần đảo Nhật Bản là người thuộc dân tộc ít người có tên Ainu, thuộc giống người da trắng nguyên thủy (Proto - Caucasian). Tuy nhiên, dần dần dân tộc này bị đẩy về phương Bắc và hiện tại chỉ còn rất ít người gốc Ainu còn sống ở đảo Hokkaido phía bắc Nhật Bản. Vì vậy có thể nói người Nhật là dân tộc duy nhất hiện sinh sống ở Nhật Bản.

Về nguồn gốc của tiếng Nhật có rất nhiều công trình nghiên cứu. Mặc dù về mặt loại hình học, các nhà nghiên cứu đều thống nhất xếp tiếng Nhật vào loại hình chắp dính, giống một số ngôn ngữ như tiếng Triều Tiên, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ… Song hiện nay việc khẳng định tiếng Nhật thuộc ngữ hệ nào vẫn chưa thực sự thống nhất, đòi hỏi cần phải được chứng minh thêm. Nhưng tựu trung có hai quan điểm chính: quan điểm xếp tiếng Nhật vào ngữ hệ Altai và quan điểm coi tiếng Nhật nằm trong họ Nam Đảo (thuyết Mãlai - Đa đảo).

25

- Lý do xếp tiếng Nhật vào ngữ hệ Altai vì trong vốn từ vựng tiếng Nhật có một số lượng nhất định các từ phát âm gần giống với những từ có nghĩa tương tự trong một số ngôn ngữ họ Altai như: かに (kani - con cua), ゆ き (yuki - tuyết), たび (tabi - chuyến đi bằng thuyền)…

- Lý do coi tiếng Nhật thuộc về họ Nam Đảo (thuyết Mãlai - Đa đảo) có hai quan điểm. Thứ nhất: tiếng Nhật là kết quả của một sự Altai hóa một ngôn ngữ Mãlai - Đa đảo. Thứ hai: tiếng gốc là tiếng Altai còn tiếng Mãlai - Đa đảo là tiếng xen vào sau này.

Trong quan hệ với tộc người, Nhật Bản là một quốc gia đơn dân tộc, do vậy cũng là một quốc gia đơn ngữ. Tiếng Nhật là ngôn ngữ được sử dụng với tư cách là ngôn ngữ quốc gia, vừa là ngôn ngữ dân tộc, có một hệ thống từ vựng, ngữ pháp và chữ viết hoàn chỉnh, đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Tiếng Nhật là ngôn ngữ chính thức trong tất cả các phạm vi hoạt động xã hội như hành chính, pháp luật, giáo dục, thông tin truyền thông, tôn giáo...

Ở Nhật Bản tồn tại một hệ thống phương ngữ vô cùng phong phú và đa dạng của các vùng khác nhaudo một thời gian dài sinh sống ở quần đảo, địa hình đảo, những dãy núi chia cắt từng phần lãnh thổ, và lịch sử lâu dài sống tách biệt với bên ngoài lẫn bên trong của nước Nhật. Các phương ngữ này khác nhau về mặt ngữ điệu, hình thái biến đổi, về mặt vốn từ vựng, và cách dùng các trợ từ.

Tiếng Nhật có sự phân biệt, chủ yếu về phương diện từ vựng và một số quy tắc ngữ pháp, khi giao tiếp trong những hoàn cảnh khác nhau (chính thức hoặc không chính thức), phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người nói và người nghe (về mặt tuổi tác, vị thế xã hội), gọi là sự phân biệt dạng thức trung hòa, thân mật và kính ngữ. Bên cạnh đó, một đặc điểm trong hoạt động ngôn ngữ của tiếng Nhật là có sự phân biệt phụ thuộc vào giới tính của người sử dụng (nam hoặc nữ).

26

Giáo dục ngoại ngữ tại Nhật Bản được coi trọng, đặc biệt trong các trường đại học, trong đó chủ yếu là tiếng Anh. Song vị thế của tiếng Anh không quá được coi trọng, chưa bao giờ có quyền thay thế tiếng Nhật.

Hiện nay, do những quan hệ về phương diện ngoại giao, giáo dục, khoa học kỹ thuật, việc giảng dạy tiếng Nhật như một ngoại ngữ được thực hiện và mở rộng ở nhiều nước trên thế giới, như Indonesia, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước châu Âu.

Tiếng Nhật là một ngôn ngữ được hơn 130 triệu người sử dụng ở Nhật Bản và những cộng đồng dân di cư Nhật Bản khắp thế giới. Là ngôn ngữ đứng thứ 9 trong số 10 ngôn ngữ có nhiều người sử dụng nhất trên thế giới, sau tiếng Hoa, tiếng Hindu, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Ả rập...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở nhật bản thời cận đại (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)