Các tổ chức chịu trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất chính sách ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở nhật bản thời cận đại (Trang 39)

ngôn ngữ giai đoạn cận đại

Như phần trên đã trình bày, với quan niệm chính sách ngôn ngữ là các chủ trương mang tính chính trị của một nhà nước hay của giai cấp thống trị nhà nước đối với ngôn ngữ và các biện pháp thực hiện các chủ trương đó nhằm hướng sự hoạt động của ngôn ngữ và các hình thức tồn tại của ngôn ngữ theo những mục đích nhất định, việc xác định các cơ quan trực tiếp giúp nhà nước (hay chính quyền) chịu trách nhiệm đề xuất hoặc quản lý việc thực thi chính sách ngôn ngữ giai đoạn cận đại ở Nhật Bản là không thể thiếu. Trên cơ sở tổ chức hành chính đặc thù của giai đoạn này, có thể dẫn cử một số tổ chức cơ bản sau:

1) Với mục đích tập trung hoàn toàn quyền lực vào tay chính quyền trung ương để dễ dàng thực thi cải cách, tháng 7 năm 1871 Chính phủ Minh

Trị đã thành lập Bộ giáo dục (文部省 - Monbushō) để quản lý và phát triển giáo dục trong cả nước và hướng đến một nền giáo dục cho toàn dân.

Bộ giáo dục là cơ quan chịu trách nhiệm về hoạt động của các ngành

thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, tôn giáo... và là cơ quan tối cao trong lĩnh vực giáo dục nên mọi thể chế, phương pháp giáo dục ở tất cả các

bậc học đều do Bộ giáo dục biên soạn và chế định. Việc sử dụng tiếng Nhật

34

đều thực hiện dưới sự điều hành và giám sát trực tiếp của Bộ giáo dục nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

2) Uỷ ban điều tra quốc ngữ (国語調査委員会 - Kokugo chōsa iinkai) là cơ quan điều tra, nghiên cứu về ngôn ngữ đầu tiên ở Nhật Bản trực thuộc Bộ giáo dục được thành lập tháng 4 năm 1902. Ủy ban này hoạt động trong vòng 11 năm từ năm 1902-1913, gồm 14 thành viên là các giáo sư, tiến sĩ của các trường đại học lớn, trong đó giữ vai trò chủ tịch Ủy ban là tiến sĩ Katō Hiroyuki (加藤弘之/1836-1916), thư ký là tiến sĩ Ueda Kazutoshi (上田万 年/1867-1937) giáo sư khoa Văn học, Đại học đế quốc Tokyo.

Nhiệm vụ chính của Uỷ ban điều tra quốc ngữ là tổ chức khảo sát điều

tra, nghiên cứu nhằm hệ thống hóa tiếng Nhật ở các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn tự; nghiên cứu đặc trưng nhằm thống nhất ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; xác lập bảng chữ cái tiếng Nhật và hệ thống phiên âm; khảo sát sự khác biệt giữa các vùng phương ngữ để đề xuất các tiêu chí cho tiếng phổ thông.

3) Ủy ban điều tra quốc ngữ lâm thời (臨時国語調査委員会 - Rinji

kokugo chōsa iinkai) được thành lập vào năm 1921 và tồn tại tới năm 1934.

Ủy ban này được thành lập và hoạt động giống với Uỷ ban điều tra quốc ngữ

ở giai đoạn trước thực hiện các nghiên cứu, điều tra, khảo sát nhằm đề xuất cho chính phủ những chính sách liên quan đến cấu tạo và sử dụng ngôn ngữ.

4) Hội đồng thẩm định quốc ngữ (国語審議会 - Kokugo shingikai)

được thành lập vào năm 1934 khi Ủy ban điều tra quốc ngữ lâm thời bị giải

tán. Đây là cơ quan tham mưu, tư vấn về các chính sách ngôn ngữ của Nhật

Bản cho Bộ trưởng Bộ giáo dục. Chủ tịch Hội đồng là ông Minami Hiroshi

35

5) Ủy ban điều tra cách ghi chữ Kana lâm thời (臨時 仮名遣 調査 委員会 - Rinji kanazukai iinkai) là cơ quan tư vấn của Bộ giáo dục được thành lập vào năm 1908 tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến văn tự, nhất là hệ chữ Kana, một hệ chữ có nhiều ý kiến không thống nhất giai đoạn bấy giờ.

6) Hội đồng điều tra chữ Latinh lâm thời (臨時ローマ字調査会 - Rinji Rōmaji chōsakai) được thành lập vào tháng 11 năm 1930, là cơ quan nghiên cứu về cách phiên âm tiếng Nhật sang hệ chữ Latinh hoạt động trong hơn 5 năm đến năm 1936.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở nhật bản thời cận đại (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)