Các chính sách ngôn ngữ trong giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở nhật bản thời cận đại (Trang 61)

Một trong những nhân tố tác động quan trọng tới thành công của công cuộc cải cách giáo dục là vấn đề ngôn ngữ. Trong bối cảnh Nhật Bản bắt tay vào tiến hành công cuộc cải cách nền giáo dục, phổ cập giáo dục đến toàn bộ người dân vào cuối thế kỷ XIX thì vấn đề “quốc ngữ, quốc tự” nổi lên hàng đầu. Trên cơ sở đề xuất của các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, các quy định sử dụng ngôn ngữ trong giáo dục trường học (và cả trong quân đội) đã được nhà nước ban hành hướng tới chuẩn hóa ngôn ngữ.

3.1.2.1. Giáo dục tiếng mẹ đẻ cho người Nhật

Hoạt động giáo dục tiếng mẹ đẻ được luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Với mục tiêu đề ra làm sao không còn ai mù chữ trong mỗi gia đình,

56

không còn nhà nào mù chữ trong mỗi thôn xóm, Học chế (năm 1872) đề ra

chủ trương giáo dục nghĩa vụ.

Cấp tiểu học là cấp học được xem là cơ sở của hệ thống giáo dục quốc gia. Từ năm 1876, bắt buộc trẻ em từ 6 đến 14 tuổi phải vào học các trường

tiểu học từ 3 đến 4 năm. Đến năm 1900, khi Lệnh giáo dục (教育 令- Kyōikurei) được chỉnh sửa, bắt buộc trẻ em phải được phổ cập giáo dục 4 năm và đến năm 1907 tăng lên là 6 năm. Nội dung giảng dạy môn tiếng Nhật (quốc ngữ) được quy định hết sức chặt chẽ với các bước tiến hành, phương pháp và mức độ đối với từng cấp học.

Theo Luật trường tiểu học (小学校則 - Shōgakkōsoku) các môn học

giảng dạy tiếng mẹ đẻ bao gồm các môn: đánh vần, tập viết, từ vựng, tập đọc, làm văn. Việc phân chia giảng dạy tiếng mẹ đẻ thành nhiều môn như thế này là do ảnh hưởng của nền giáo dục của các nước phương Tây.

Việc biên soạn sách giáo khoa ở bậc tiểu học giai đoạn này hoàn toàn bắt chước theo sách của các nước phương Tây. Với sách tập đọc chữ Katakana được đưa vào giảng dạy trước rồi mới đến chữ Hiragana. Sau khi luyện tập, sử dụng thành thạo chữ Katakana và chữ Hiragana mới đưa chữ Hán vào giảng dạy. Thông thường lớp 1 các em được học chữ và đặt câu bằng chữ Katakana, lên lớp 2 các em mới học chữ và đặt câu bằng chữ Hiragana.

Việc giảng dạy các từ cũng được tiến hành theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đầu tiên cho học sinh nắm được từ đơn, kế tiếp mới dạy học sinh các từ ghép, rồi mới đặt thành câu văn và đưa chữ Hán vào.

Ví dụ trong sách Nhập môn tập đọc do Bộ giáo dục biên soạn năm

1884 các bài được đưa vào thứ tự như sau: [45; 127] Bài 1

いね、わた、はな、まつ、たけ、き、えだ. いねのほ、わたのはな、まつのき、たけのえだ.

57

Bài 2

ほん、じ、よみ、かき. もの、ちゑ、しり、ひらく.

ほんをよみ、じをかき、ものをしり、ちゑをひらく.

Trong Quy định thi hành Lệnh tiểu học sửa đổi năm 1900 cũng đưa ra

những quy định về kiểu chữ Katakana và Hiragana.

Vào năm 1900 Lệnh trường tiểu học sửa đổi (改正小学校令 - Kaisei

sōgakkō rei) đã quy định môn tập đọc và tập làm văn được hợp nhất làm môn

Quốc ngữ, trong đó phân ra làm bốn kĩ năng là tập đánh vần, tập nói, tập đọc

và tập viết.

Nhằm xác định chuẩn ngôn ngữ, Ủy ban điều tra quốc ngữ đã tiến hành điều tra về phương ngữ trên toàn quốc. Năm 1904, Bộ giáo dục đã biên soạn và đưa vào sử dụng Sách giáo khoa quốc định lần thứ nhất (第1期国定教科 書 - Daiikki kokutei kyōkasho), ở cấp tiểu học bắt đầu sử dụng sách giáo

khoa quốc định với môn tập đọc là cuốn Sách tập đọc dành cho trường tiểu

học thông thường (尋常小学読本 - Junjō sōgaku dokuhon) gồm 8 cuốn. Mục

đích lớn nhất của việc biên soạn cuốn sách này là việc phổ cập chuẩn ngữ đến toàn người dân, thống nhất cho tất cả các vùng miền, chú ý đến những khác biệt về phát âm và từ vựng giữa các vùng phương ngữ nhằm đạt tới một ngôn ngữ phổ thông chuẩn cho mọi người dân.

Nội dung trong sách sử dụng ngôn ngữ chuẩn. Ví dụ bỏ các cách sử dụng từ trước đến nay vẫn dùng như: ヂヂ(サマ)・ババ(サマ)・オト

ッサン・トウサマ・オッカサン・ハハサマ・アニサマ・アネサマ (jiji

“sama”, baba “sama”, otossan, tōsama, okkasan, hahasama, anisama, anesama) để gọi về ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em thay vào đó sử dụng cách

58

nói chuẩn như: オヂイサン・オバアサン・オトウサン・オカアサン・

ニイサン・ネエサン (ojīsan, obāsan, otōsan, okāsan, nīsan, nēsan).

Đây cũng là sách giảng dạy để các em học sinh tiểu học có thể phân biệt được phát âm chữ i (イ) và e (エ); shi (シ) và su (ス) mà vùng Kanto

(Quan Đông) và Tohoku (Đông Bắc) hay nhầm lẫn. Trong trang đầu tiên của cuốn sách có vẽ hình chiếc ghế (イス - isu) và cành cây (エダ - eda) bên cạnh có viết chữ i (イ) và e (エ), ở trang tiếp có vẽ hình con chim sẻ (スズメ- suzume) và hòn đá (イシ - ishi), bên cạnh có viết chữ su (ス) và shi (シ). Vì

vậy sách giáo khoa này còn được gọi là Sách tập đọc Iesushi (イエスシ読本- iesushi dokuhon).

Về phương pháp giảng dạy trước tiên đưa vào giảng dạy các từ đơn rồi đến câu đơn, dần dần đưa vào sử dụng các câu văn phức tạp. Câu văn thì sử dụng thể lịch sự (です- desu, ます- masu) rồi đến thể văn viết (である- dearu), cách sử dụng từ, ngữ, phân biệt cách dùng từ đối với người lớn, bậc

trên với những khi giao tiếp với bạn bè. Các từ vựng sử dụng trong Sách giáo khoa tập đọc quốc định lần thứ nhất Junjō sōgaku dokuhon là các từ gần gũi

với cuộc sống hàng ngày.

Đến năm 1910, Sách giáo khoa quốc định lần thứ hai được ra đời, Sách tập đọc Junjō sōgaku dokuhon gồm 12 cuốn, nội dung trong sách rất phong

phú có hứng thú với lứa tuổi học sinh tiểu học như đưa vào giảng dạy các câu truyện truyền thuyết, thần thoại, truyện đồng thoại... Cùng với việc dạy chuẩn ngữ thì mục đích biên soạn sách giáo khoa này còn nhằm hướng đến việc nuôi dưỡng tinh thần yêu nước cho học sinh.

Chữ Hán là một nội dung quan trọng trong giáo dục tiếng Nhật. Chính quyền đã quyết định lựa chọn, phân loại những chữ Hán phổ cập với tần số xuất hiện lớn trong thực tế trở thành những nội dung bắt buộc đối với học

59

sinh. Số lượng chữ Hán xuất hiện trong Sách quốc định cũng có sự mở rộng sau những thay đổi sách giáo khoa như sau: Sách quốc định lần thứ nhất (năm 1904) trong 4 năm là 507 chữ, Sách quốc định lần hai (năm 1910) Sách tập

đọc dành cho trường tiểu học thông thường (尋常小学読本) trong 6 năm là

1.360 chữ, Sách tập đọc quốc ngữ dành cho trường tiểu học thông thường (

常小学国語読本) (năm 1913) là 1.348 chữ, Sách tập đọc quốc ngữ tiểu học

(小学国語読本) (năm 1941) là 1.362 chữ [45; 152].

3.1.2.2. Giáo dục tiếng Nhật cho nguời nước ngoài

Sau hai cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) và Nga - Nhật (1904 - 1905), Đài Loan, đảo Sakhalin đã trở thành đất thuộc Nhật và Quan Đông Châu (関東州 - Kantōshū) cũng trở thành tô giới của Nhật Bản từ

năm 1905 đến năm 1945. Sau đó đến tháng 10 năm 1910, Nhật Bản quyết định sát nhập Triều Tiên vào Nhật Bản bằng việc ép buộc Triều Tiên ký

Điều ước sát nhập Triều Tiên vào lãnh thổ Nhật Bản, nhằm biến Triều Tiên

thành một phần của Nhật Bản.

a. Giáo dục tiếng Nhật tại Triều Tiên

Trước khi bị Nhật xâm chiếm thì tiếng Nhật đã được đưa vào giảng dạy ở các trường tiểu học và trường trung học ở Triều Tiên. Ngoài ra tiếng Nhật còn trở thành một trong những môn học quan trọng ở các trường sư phạm và trường dạy nghề. Ở trường tiểu học thì giảng dạy các môn học như: Tu thân, quốc ngữ (tiếng Triều Tiên), tiếng Nhật, Hán văn, Toán, Địa lý, Thể dục, May vá (cho học sinh nữ). Giai đoạn này tiếng Nhật được giảng dạy giống như là một ngoại ngữ.

Đến năm 1910 khi Triều Tiên trở thành thuộc địa của Nhật Bản, Phủ

thống giám đã được đổi tên thành Phủ tổng đốc Triều Tiên (朝鮮総督府 -

60

tháng 8 năm 1911 Phủ tổng đốc đã ban hành Lệnh giáo dục Triều Tiên số 229

(朝鮮教育令 - Chōsen kyōikurei) gồm các quy định có liên quan đến giáo

dục ở Triều Tiên.

Tổng đốc đầu tiên khi đó là ông Terauchi Masatake (寺内 正毅/

1852-1919) đã đưa ra phương châm: người Triều Tiên cũng cần phải được

quán triệt nội dung cơ bản của Lệnh giáo dục, tuy nhiên cần tạo ra hệ thống

giáo dục riêng cho người Triều Tiên và coi giáo dục tiếng Nhật là giáo dục bắt buộc và tất cả sách giáo khoa được biên soạn bằng tiếng Nhật. Học sinh tiểu học bắt buộc phải học tiếng Nhật và lịch sử Nhật Bản. Tiếng Nhật được coi là môn học Quốc ngữ. Mục đích giáo dục này dựa trên tư tưởng đồng hóa nhằm đến việc biến người Triều Tiên thành thần dân của nước Nhật, của Thiên Hoàng Nhật Bản.

Trong Lệnh giáo dục Triều Tiên có quy định: “Bắt người Triều Tiên

phải học tiếng Nhật. Sử dụng tiếng Nhật để giảng dạy ở các trường học” và “Giáo dục cho người Triều Tiên ở Triều Tiên sẽ dựa trên nội dung cuả các sắc chỉ liên quan đến giáo dục để giáo dục nên những quốc dân trung lương” [16;

145]. Cùng với đó, Phủ tổng đốc bắt đầu triển khai việc biên soạn sách giáo

khoa quốc ngữ (tiếng Nhật) cho học sinh tiểu học người Triều Tiên.

Việc giảng dạy ở trường học đặc biệt chú trọng đến năng lực nghe và nói. Ở bậc tiểu học, các em học sinh lớp 1 được thầy cô giảng dạy bằng tiếng Triều Tiên và tiếng Nhật. Từ lớp 2 trở lên việc giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Nhật. Giáo viên là người Triều Tiên và người Nhật Bản.

Ngoài ra, năm 1939 Phủ tổng đốc Triều Tiên còn cho ban hành chính sách Quy định về việc đổi họ người Triều Tiên (創氏改名 - Sōshi kaimei).

Như vậy, để học lên cấp hai hoặc đại học thì bắt buộc học sinh phải đổi họ giống họ người Nhật. Nghiêm cấm học sinh nói chuyện với nhau bằng tiếng Triều Tiên trong trường học. Ở các trường học có những biện pháp rất nghiêm

61

để học sinh bắt buộc phải nói bằng tiếng Nhật ở lớp như nếu học sinh nào bị cô giáo phát hiện nói bằng tiếng Triều Tiên sẽ bị đuổi ra khỏi lớp.

Như vậy, tiếng Nhật đã được đưa vào giảng dạy ở các trường học của Triều Tiên suốt từ năm 1910 đến năm 1945 với tư cách là giảng dạy Quốc ngữ. Mục đích giáo dục là dựa trên tư tưởng đồng hóa.

b. Giáo dục tiếng Nhật tại Đài Loan

Ngày 17 tháng 4 năm 1895 Đại diện Nhật Bản là Thủ tướng Ito Hirobumi (伊藤 博文/1841-1909) và đại diện của Trung Quốc Lý Hồng Chương (1823-1901) là đại thần triều đình nhà Thanh đã ký kết Hiệp ước

Shimonoseki (下関条約 - shimonoseki jōyaku - Hạ quan điều ước) ở tỉnh

Yamaguchi, kết thúc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất. Hiệp ước gồm 11 điều trong đó Trung Quốc phải chuyển nhượng cho Nhật Bản vĩnh viễn chủ quyền đầy đủ của quần đảo Bành Hồ, Đài Loan và phần phía đông vùng biển

của bán đảo Liêu Đông. Theo Hiệp ước Shimonoseki, Nhật Bản đã đặt phủ

Tổng đốc ở Đài Loan và bắt đầu trở thành chủ nhân của hòn đảo này. Từ đó cho đến kết thúc chiến tranh Đài Loan chịu sự thống trị của Nhật Bản.

Tại đây, Nhật Bản đã nhanh chóng thành lập Bộ học vụ (学務部 - Gakumubu) trong Phủ Tổng đốc Đài Loan (台湾総督府 - Taiwan sōtokufu).

Bộ học vụ là cơ quan đảm nhận quản lý giáo dục. Bộ học vụ đã ban hành Quy

chế cơ sở giáo dục quốc ngữ (国語伝習所規則 - Kokugo denshūjo kisoku)

vào tháng 6 năm 1896 và Quy chế trường học quốc ngữ (国語学校規則 - Kokugo gakkō kisoku) vào tháng 9 năm 1896 với mục đích phổ cập giáo dục Quốc ngữ cho người dân Đài Loan.

Giữ vai trò Bộ trưởng Bộ học vụ đầu tiên là nhà giáo dục Nhật Bản

Izawa Shūji (伊沢 修二/1851-1917), ông đã cho xây dựng các cơ sở giáo dục Quốc ngữ dạy tiếng Nhật với mục đích “Dạy quốc ngữ cho người dân

62

trên đảo, phục vụ cuộc sống hàng ngày và giáo dục tinh thần Nhật Bản” (Điều 1 Quy chế cơ sở giáo dục Quốc ngữ). Các cơ sở giáo dục Quốc ngữ đã được

đặt ở 14 điểm trên toàn bộ Đài Loan, các cơ sở này tiếp nhận học sinh thuộc hai độ tuổi từ 8 đến 15 và từ 15 đến 30 tuổi vào học [16; 2].Các cơ sở giáo dục Quốc ngữ này là các trường giáo dục theo mô hình giáo dục phương Tây đầu tiên ở Đài Loan hoạt động đến năm 1898.

Ngày 16 tháng 8 năm 1898, Bộ học vụ cho công bố Quy chế công học

quốc lập Đài Loan (台湾公立公学校規則 - Taiwan kōritsu kōgakkō kisoku),

Quản chế công học quốc lập Đài Loan (台湾公立公学校官制 - Taiwan

kōritsu kōgakkō kansei) và Lệnh trường học công (公学校令 - Kōgakkōrei). Các pháp lệnh này có quy định từ trung ương đến địa phương phải tự chịu

kinh phí để xây dựng trường học công (公学校 - Kōgakkō) cho các em học sinh người Đài Loan có độ tuổi từ trên 8 đến 14 tuổi, đào tạo giảng dạy 6 năm.

Đến năm 1941, trên toàn bộ Đài Loan đã xây dựng được 820 trường học công. Theo Điều 1 của Lệnh trường học công (公学校令 - Kōgakkōrei), mục

đích của việc xây dựng trường học công là: “Trường học công là nơi giáo dục

đạo đức, truyền thụ thực học, giáo dục tinh thần Nhật Bản và giảng dạy tiếng

Nhật cho con em người Đài Loan sống trên đảo” [16; 143]. Các môn học ở trường học công giống với các môn học ở trường tiểu học của con em người Nhật. Tuy nhiên, sách giáo khoa được sử dụng ở trường học công do Phủ tổng đốc Đài Loan biên soạn. Phủ tổng đốc luôn khuyến khích người người,

nhà nhà sử dụng tiếng Nhật.

Quy chế trường học công (公学校規則 - Kōgakkō kisoku) được sửa

đổi vào năm 1919 và 1923, theo đó các trường học công sẽ áp dụng sách giáo

khoa cũng như chương trình học giống với trường tiểu học ở Nhật Bản.

63

Từ năm 1905 đến năm 1945, Quan Đông Châu (関東州 - Kantōshū) trở

thành tô giới của Nhật Bản trên lãnh thổ Trung Quốc. Sau khi Nhật giành chiến thắng trong chiến tranh Nhật - Thanh, nhà Thanh đã phải nhượng vùng Đông Bắc này cho Nhật thuê. Tuy nhiên với sự ủng hộ của Pháp và Anh, Đế quốc Nga đã ép Nhật Bản phải nhường bán đảo Liêu Đông cho Nga. Năm 1905, Nhật Bản giành chiến thắng trong chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). Căn cứ Hiệp ước Portsmouth, Nhật Bản đã tiếp nhận từ Đế quốc Nga toàn bộ vùng phía Bắc bán đảo Liêu Đông và vùng Đường sắt Mãn Châu, gộp lại với phần giành được từ trước thành Quan Đông Châu.

Tháng 3 năm 1906, ở Quan Đông Châu Quy chế công học đường Quan

Đông Châu (関東州公学堂規則 - Kantōshū kōgakudō kisoku) được ban

hành. Theo đó, bắt đầu cho xây dựng các Công học đường (公学堂 - Kō gakudō)là các trường học nằm ở trung tâm thành phố. Quy chế công học đường Quan Đông Châu có quy định: Giảng dạy tiếng Nhật cho con em ở Quan Đông Châu. Các Công học đường tiếp nhận trẻ em nước Thanh trong

độ tuổi từ 8 đến 18 vào học các môn tiếng Nhật, Hán văn, Tu thân, Toán, Thể dục với thời gian học là 6 năm. Tuy nhiên, thời gian này các phong trào phản đối Nhật Bản xảy ra ở khắp nơi nên đã ảnh hưởng đến việc giáo dục tiếng

Nhật ở Quan Đông Châu, số giờ giảng dạy tiếng Nhật ở các Công học đường

bị giảm đi.

Năm 1915, ban hành Quy chế phổ thông học đường Quan Đông Châu

(関東州普通学堂規則 - Kantōshū futsūgakudō kisoku). Ở các vùng nông

thôn, làng xã nhiều Phổ thông học đường (普通学堂 - Futsūgakudō) đã được

xây dựng. Theo Quy chế này không đặt giáo dục tiếng Nhật ở các Phổ thông học đường là mục tiêu chính nhưng đến năm 1941 đã có 122 Phổ thông học đường được ra đời. Tiếng Nhật bắt đầu được đưa vào giảng dạy tại các Phổ

64

thông học đường, tuy nhiên do giáo viên có trình độ tiếng Nhật cũng như

sách giáo khoa, tài liệu còn thiếu nên việc phổ cập tiếng Nhật đạt tỷ lệ thấp.

Ban đầu tiếng Nhật được giảng dạy ở Phổ thông học đường với tư cách

là một môn ngoại ngữ nên số tiết tương đối nhiều, trong 4 năm đầu bậc tiểu học số giờ học tiếng Nhật 1 tuần là 10 giờ cao hơn cả số giờ học tiếng Trung Quốc 7~8 giờ/ 1 tuần. Tiếng Nhật không chỉ được giảng dạy ở bậc tiểu học mà còn được đưa vào giảng dạy ở bậc trung học vào giai đoạn sau đó. Nguyên lý cơ bản của tổ chức giáo dục là sự áp dụng phương châm đồng

hóa dựa trên tinh thần của Lệnh giáo dục giống như trường hợp của Triều

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở nhật bản thời cận đại (Trang 61)