Chính sách về chữ viết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở nhật bản thời cận đại (Trang 72)

3.2.1.1. Vấn đề chữ Hán

Ngay từ thời Nara (710 - 794), hai bộ sách đầu tiên về chữ Hán ở Nhật Bản đã được người Nhật biên soạn và ban hành, trở thành những tài liệu chính thức giới thiệu nguồn gốc xuất hiện chữ Hán tại Nhật Bản. Đó là Kojiki (古事 記 - Cổ sự ký, 712) và Nihonshoki (日本書記 - Nhật bản thư ký, 720).

Theo ghi chép trong hai bộ sách cổ này, người đầu tiên mang chữ Hán đến Nhật Bản là một người Triều Tiên tên là Wani (Vương nhân, người nước Kudara - một quốc gia cổ thuộc phía Tây Nam bán đảo Triều Tiên). Wani đến Nhật theo yêu cầu của Thiên hoàng Ojin vào năm 285. Ông mang theo 2 cuốn sách Rongo (論語 - Luận ngữ) và Tenjibun (天字文 - Thiên tự văn). Bộ sách Rongo (論語 - Luận ngữ) gồm 10 quyển, vừa là sách giáo khoa về Khổng giáo vừa là sách giới thiệu các tri thức khoa học của Trung Quốc. Còn cuốn Tenjibun (天字文 - Thiên tự văn) là cuốn sách giáo khoa về chữ Hán. Ông đã mở các lớp dạy học, truyền bá những tri thức mới của thế giới qua cách nhìn của người Hán và thông qua đó dạy luôn chữ Hán cho người Nhật. Học trò của ông rất đông, chủ yếu là các quan chức triều đình và con cháu các gia đình thuộc tầng lớn cao trong xã hội.

Bắt đầu từ cố gắng của Wani và các đồ đệ thân cận cùng chí hướng của ông, chữ Hán đã trở thành văn tự đầu tiên có mặt tại Nhật Bản, là phương tiện chuyển tải tri thức của Trung Hoa sang Nhật Bản và được công nhận là văn tự chính thức của Nhật. Các văn bản pháp luật của triều đình đều được viết hoàn toàn bằng chữ Hán và theo văn phong của Hán văn.

67

Vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ XII, trên cơ sở chữ Hán, người Nhật sáng tạo ra chữ viết của riêng mình, được gọi là chữ Kana với hai dạng thứ là chữ Katakana (chữ cứng) và Hiragana (chữ mềm). Trong một thời gian dài, sự tồn tại đồng thời hai loại hình văn tự với 3 kiểu chữ viết (chữ Hán, chữ Hirakana và Katakana), phân biệt nhau theo phạm vi sử dụng đã gây rất nhiều khó khăn cho người sử dụng. Để khắc phục tình trạng trên, chính quyền Minh Trị đã quyết định những thay đổi quan trọng.

a. Cách viết Okurigana (送り仮名 - cách viết chữ Kana theo sau mỗi

chữ Hán để hoàn thành cách đọc một chữ)

Vào thời Minh Trị, đã bắt đầu phổ biến cách viết mà sử dụng kết hợp cả chữ Hán và chữ Katakana (漢字仮名交る文 - Kanjikanamajirubun) trong

các văn bản chính thức. Chính vì vậy vấn đề thống nhất cách viết Okurigana

trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Năm 1890, Bộ giáo dục đã ban hành cuốn Quy định về cách viết

Okurigana (送仮名移法 - Okuriganautsurihō), đây là cuốn sách đầu tiên viết

về các quy định cách viết Okurigana của cơ quan nhà nước. Quy định chuẩn

này cũng được sử dụng trong các sách giáo khoa dành cho học sinh, bắt đầu từ cấp tiểu học.

Tháng 3 năm 1907, Uỷ ban điều tra quốc ngữ cho phát hành 2 cuốn sách Quy định về cách viết Okurigana (送仮名法 - Okuriganahō) do Ủy ban

này biên soạn, trong đó có nêu các quy định về cách viết Okurigana đối với

từng trường hợp như: động từ, tính từ, trạng từ, danh từ, từ ghép. Đây là cuốn sách tổng hợp đầy đủ nhất những quy định được coi là chuẩn nhất từ trước

đến nay về cách viết Okurigana. b. Số lượng chữ Hán

68

Sự tồn tại quá nhiều chữ Hán cũng là một trở ngại lớn trong quá trình cải cách nhằm phổ cập giáo dục. Số lượng chữ Hán được sử dụng vào cuối thế kỷ XIX lên tới hơn 3.000 chữ. Sau những đề xuất của các nhà nghiên cứu, chính quyền đã nhiều lần ra các quyết định nhằm hạn chế số lượng chữ Hán sử dụng trong các văn bản chính thức của nhà nước và trong giáo dục phổ thông.

Năm 1909 Ủy ban điều tra quốc ngữ lâm thời (臨時国語調査委員会)

đề xuất một danh sách gồm 1360 chữ Hán. Tháng 5 năm 1923, Ủy ban lại công bố Bảng chữ Hán thường dùng (常用漢字表 - Jōyōkanjihyō - Thường

dụng hán tự biểu) gồm 1.960 chữ. Tháng 5/1931, Ủy ban tiến hành sửa đổi,

điều chỉnh lại Bảng chữ Hán thường dùng này xuống còn 1.858 chữ.

Đến tháng 6 năm 1942 Hội đồng thẩm định quốc ngữ (国語審議会) đã

ban hành Bảng chữ Hán tiêu chuẩn (標準漢字表 - Hyōjunkanjihyō - Tiêu

chuẩn hán tự biểu) bao gồm 2.528 chữ, trong đó gồm chữ Hán thường dùng

(常用漢字 - Jōyōkanji - Thường dụng hán tự) có 1.134 chữ, chữ Hán chuẩn

thường dùng (準常用漢字 - Junjōyōkanji - Chuẩn thường dụng hán tự) có

1.320 chữ và chữ Hán đặc biệt (特別漢字 - Tokubetsukanji - Đặc biệt hán

tự) có 74 chữ [39; 1235].

Cùng với số lượng chữ Hán, các kiểu chữ Hán cũng được nghiên cứu nhằm đạt được sự thống nhất. Vì chữ Hán được vay mượn vào tiếng Nhật trong các giai đoạn khác nhau nên cùng một ý nghĩa, thể chữ cũng tương đối

đa dạng. Năm 1937 Hội đồng thẩm định quốc ngữ (国語審議会) đã công bố

bản Phương án chỉnh lý kiểu chữ Hán (漢字字体整理案 - Kanji jitai seirian-

Hán tự tự thể chỉnh lý án), quy định những dạng viết các chữ Hán trong toàn quốc, trước hết áp dụng trong lĩnh vực hành chính và nhà trường.

69

3.2.1.2. Vấn đề chữ Kana

Vào thời Heian (794-1192), người Nhật dựa trên chữ Hán tạo thành hai loại chữ Kana đó là chữ Hiragana và Katakana, là loại văn tự ghi âm thuần túy.

Chữ Hiragana là chữ viết thảo, viết đơn giản đi của chữ Hán vốn có những đường cong phức tạp bằng những đường mềm, chỉ có tính mô phỏng. Ban đầu chữ Hiragana có tên gọi là Onnade tức là chữ của phụ nữ, chỉ dành riêng cho phụ nữ cho nên giai đoạn này nhiều tác phẩm văn học ra đời phần lớn là các tác giả nữ, được viết bằng chữ Kana. Tiêu biểu là hai tác phẩm “Genji monogatari” (源氏物語 - truyện Genji) của Murasaki Shikibu và “Makura no soshi” (枕草子 - cuốn sách gối đầu) của Sei Shonagon (清少納 言/996-1025).

Chữ Katakana cũng ra đời cùng thời với chữ Hiragana. Bộ chữ này được tạo nên bằng cách lấy một bộ phận nào đó của chữ Hán. Ban đầu, loại chữ này chỉ được giới tăng lữ sử dụng vào việc ghi chép cách đọc kinh Phật, đến thế kỷ XII loại chữ này mới xuất hiện trong các tác phẩm văn học như tác phẩm “Konjaku Monogatari” (今昔物語集) được viết bằng chữ Hán và chữ

Katakana.

Về cách viết chữ Kana (仮名遣い - Kanazukai), theo Quy định thi

hành Lệnh tiểu học (小学校令施行規則) của Bộ giáo dục ban hành năm

1900 thì các từ Hán ngữ sẽ viết phiên âm sang chữ Kana theo phát âm (発音

式仮名遣い - Hatsuonshiki kanazukai). Ví dụ từ Hán ngữ (学校) sẽ được

viết bằng chữ Kana là (がっこー). Trong Sách tập đọc giáo dục quốc định (

定国語読本) lần đầu tiên được Bộ giáo dục biên soạn đã viết các từ Hán ngữ

bằng chữ Kana theo phát âm, còn các từ Hòa ngữ viết bằng chữ Kana theo

70

1905, Sách giáo khoa quốc định lại quyết định chọn cách viết chữ Kana theo phát âm cho cả từ Hán ngữ và Hòa ngữ theo đề xuất của Uỷ ban điều tra quốc

ngữ (国語調査委員会).

Năm 1924, Ủy ban điều tra cách ghi chữ Kana lâm thời (臨時仮名遣 調査 委員会) công bố Đề án sửa đổi cách viết chữ Kana theo phát âm (表音

式の「仮名遣改定案」), theo đó từ Hán ngữ và Hòa ngữ đều được viết

bằng Kana theo phát âm. Tuy nhiên, những từ có trường âm sẽ không viết

bằng dấu (ー) mà sẽ viết bằng chữ (う) [45; 215].

3.2.1.3. Vấn đề chữ Latinh

Chữ Latinh xuất hiện ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ XVI khi các nhà truyền giáo của Thiên chúa giáo người Bồ Đào Nha đến Nhật Bản. Trước những phức tạp của văn tự Nhật Bản, các nhà truyền giáo đã thực hiện ghi tiếng Nhật bằng phương thức ghi âm theo hệ chữ Latinh đồng thời sử dụng văn tự này khi dịch các sách kinh thánh, các cuốn truyện của châu Âu sang tiếng Nhật.

Tiếng Nhật ban đầu được phiên âm sang chữ Latinh theo kiểu Bồ Đào Nha như sau: [45; 226]

カ行 (Hàng sa) ca qi (qui) qu qe (qu) co

サ行 (Hàng ta) sa xi su xe so

タ行 (Hàng ha) ta chi tsu te to Tuy nhiên, vào thời Mạc Phủ Tokugawa (1603-1868) hầu hết người dân Nhật Bản đều chưa biết đến chữ Latinh. Do chính sách bế quan tỏa cảng kéo dài suốt 2 thế kỷ, chỉ có một cửa rất hẹp để giao dịch với Hà Lan trên đảo Dejima tách biệt khỏi thành phố nên thực tế, hầu như không có sự tiếp xúc của người dân Nhật với thế giới bên ngoài.

71

Cùng với việc giao thương buôn bán với người Hà Lan cũng có một số cuốn sách Nhập môn Hà Lan học được xuất bản. Người Hà Lan bắt đầu phiên âm tiếng Nhật sang chữ Latinh theo kiểu Hà Lan. Tuy nhiên phương thức này

chỉ được sử dụng trọng phạm vi rất hẹp. Daimyō (Đại danh) của lãnh địa

Satsuma là Shimazu Nariakira (島津 斉彬 /1809-1858) cũng dùng chữ Latinh theo kiểu Hà Lan để viết nhật ký của mình.

Tiếng Nhật phiên âm sang chữ Latinh theo kiểu Hà Lan như sau: [45; 226]

カ行 (Hàng sa) ka ki koe ke ko

サ行 (Hàng ta) sa si soe se so

タ行 (Hàng ha) ta ti toe te to Tiếp đến khi nhà truyền giáo người Mỹ tên là Jame Curtis Hepburn (1815-1911) đến Nhật Bản, ông đã đưa ra một hệ thống phiên âm mới, sau đó

người ta đã lấy tên của ông để đặt cho hệ phiên âm đó là Hệ Hebonshiki (ヘボ ン式). Hệ Hebonshiki là kiểu phiên âm tiếng Nhật bằng chữ Latinh theo kiểu tiếng Anh. Hệ Hebonshiki bản thứ nhất được ra đời vào năm 1867, tái bản lần

hai vào năm 1872 và tái bản lần ba vào năm 1886, ở mỗi lần tái bản đều có những chỉnh sửa ít nhiều như sau: [45; 227]

ス ツ ズ・ヅ キャ キュ キョ クヮ グヮ

Bản thứ nhất sz tsz dz kiya kiyu kiyo k’wa g’wa Tái bản lần hai su tsu dsu kiya kiyu kiyo kuwa guwa Bản thứ ba su tsu zu kya kyu kyo kwa gwa

Hệ Hebonshiki (ヘボン式) hay còn gọi là Shūsei Hebonshiki Rōmaji

72

サ行 (Hàng sa) sa shi su se so

タ行 (Hàng ta) ta chi tsu te to

ザ行(Hàng za) za ji zu ze zo

ダ行 (Hàng da) da ji zu de do

シャ行 (Hàng sha) sha shu sho

チャ行 (Hàng cha) cha chu cho

ジャ行 (Hàng ja) ja ju jo

ハ行 (Hàng ha) ha hi fu he ho

Ngoài Hệ Hebonshiki (ヘボン式), ở Nhật Bản thời kì này còn tồn tại 2

hệ nữa: Hệ Niponshiki (日本式) và Hệ Kunrenshiki (訓令式).

Tháng 8 năm 1885, một giáo sư Đại học đế quốc Tokyo tên là Tanakadate Aikitsu (田中館 愛橘/1856-1952) đã đề xuất cách phiên âm

mới tiếng Nhật sang hệ chữ Latinh thay thế Hệ Hebonshiki dựa trên bảng chữ

cái tiếng Nhật (五十音図 - Gojyūonzu - Ngũ thập âm đồ). Hệ này được phiên âm cho người Nhật dựa trên bảng chữ cái tiếng Nhật nên được gọi là Hệ

Niponshiki (日本式) hay còn gọi là Hệ Gojyūonzu (五十音図 - Ngũ thập âm

đồ) hoặc Hệ Kanashiki (仮名式 -Giả danh thức).

Hệ Niponshiki (日本式) được phiên âm như sau: [45; 228]

サ行 (Hàng sa) sa si su se so

タ行 (Hàng ta) ta ti tu te to

ハ行 (Hàng ha) ha hi hu he ho

ザ行(Hàng za) za zi zu ze zo

ダ行 (Hàng da) da di du de do

シャ行 (Hàng sha) sya syu syo

チャ行 (Hàng cha) tya tyu tyo

ジャ行 (Hàng ja) zya zyu zyo

73

Hệ Kunrenshiki (訓令式) được phiên âm như sau: [45; 228]

サ行 (Hàng sa) sa si su se so

タ行 (Hàng ta) ta ti tu te to

ハ行 (Hàng ha) ha hi hu he ho

ザ行(Hàng za) za zi zu ze zo

ダ行 (Hàng da) da zi zu de do

シャ行 (Hàng sha) sya syu syo

チャ行 (Hàng cha) tya tyu tyo

ジャ行 (Hàng ja) zya zyu zyo

ヂャ行 (Hàng ja) zya zyu zyo Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến xoay quanh việc nên phiên âm tiếng Nhật

theo hệ nào của các tổ chức Hội như Hội chữ Latinh (羅馬字会 - Rōmajikai -

La Mã Tự Hội), Hội chữ Latinh Nhật Bản (日 本 ロ ー マ 字 会 - Nihon

Rōmajikai - Nhật Bản La mã tự hội), Hội phổ biến chữ Latinh (ローマ字ひ ろめ会 - Rōmaji hirome kai). Trước tình hình như vậy, nhằm thống nhất cách

phiên âm tiếng Nhật sang hệ chữ Latinh, tháng 11 năm 1930, Bộ giáo dục quyết định thành lập Hội đồng nghiên cứu chữ Latinh lâm thời (臨時羅馬字 調査会 - Rinji Rōmaji chōsakai - Lâm thời la mã tự điều tra hội). Trong vòng

5 năm rưỡi Hội đồng này đã tổ chức được 14 hội nghị nhằm thống nhất cách phiên âm tiếng Nhật sang chữ cái Latinh [48; 17-18].

Đến 21/9/1937, Hội đồng nghiên cứu chữ Latinh lâm thời đã công bố

cách phiên âm tiếng Nhật sang hệ chữ Latinh chính thức của chính phủ

Nhật Bản là theo hệ Kunreishiki (訓令式 - Huấn lệnh thức). Như vậy,

74

được giảng dạy ở các trường tiểu học được viết phiên âm theo hệ

Kunreishiki (訓令式 - Huấn lệnh thức). Hệ Hebonshiki (ヘボン式) Hệ Niponshiki (日本式) Hệ Kunreishiki (訓令式) サ行 (Hàng sa) sa shi su se so sa si su se so sa si su se so

タ行 (Hàng ta) ta chi tsu te to ta ti tu te to ta ti tu te to

ハ行 (Hàng ha) ha hi fu he ho ha hi hu he ho ha hi hu he ho

ザ行(Hàng za) za ji zu ze zo za zi zu ze zo za zi zu ze zo

ダ行 (Hàng da) da ji zu de do da di du de do da zi zu de do

シャ行 (Hàng sha) sha shu sho sya syu syo sya syu syo

チャ行 (Hàng cha) cha chu cho tya tyu tyo tya tyu tyo

ジャ行 (Hàng ja) ja ju jo zya zyu zyo zya zyu zyo ハ行 (Hàng ha) ja ju jo dya dyu dyo zya zyu zyo

Bảng tổng hợp 3 hệ phiên âm trong tiếng Nhật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu chính sách ngôn ngữ ở nhật bản thời cận đại (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)