Cho tới thời điểm này, nhìn lại có thể khẳng định nền giáo dục Nhật Bản cận - hiện đại được hình thành từ những cải cách của thời Minh Trị. Vào những năm đầu tiên sau khi đảo Mạc thành công, chính phủ Minh Trị chủ trương dựa vào tầng lớp trí thức mới đã tiến hành cải cách mạnh mẽ giáo dục nhằm nhanh chóng cận đại hóa đất nước theo mô hình phương Tây.
Nền giáo dục Nhật Bản trong 10 năm đầu thời Minh Trị đã du nhập mạnh mẽ các trào lưu tư tưởng cùng thành tựu khoa học kỹ thuật phương Tây nhằm đạt cho được mục tiêu “phú quốc cường binh”. Do những đặc điểm
53
mang tính thời đại, nền giáo dục giai đoạn “khai sáng” này chịu sự chi phối của triết lý được thể hiện trong “sắc chỉ giáo dục”, một “thánh chỉ” của Thiên hoàng Minh Trị ban hành năm 1879 với những nội dung đạo đức mang màu sắc Nho giáo mà nền giáo dục Nhật Bản phải hướng tới và yêu cầu mục tiêu của giáo dục là phải đào tạo nên những “thần dân trung quân ái quốc” hết lòng phụng sự Thiên hoàng.
Việc thành lập Bộ giáo dục là một trong những bước đi đầu tiên của
công cuộc cải cách của Minh Trị. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm hoàn toàn về chương trình hoạt động của các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, tôn giáo... và là cơ quan tối cao trong lĩnh vực giáo dục nên mọi thể chế, phương pháp giáo dục ở các trường học công lập, quốc lập
hay tư lập, từ nhà trẻ, tiểu học, trung học, cao đẳng đến đại học đều do Bộ giáo dục biên soạn và chế định.
Mặc dù trước thời Minh Trị, giáo dục Nhật Bản đã phát triển tương đối cao, đã có các trường công lập dành riêng cho võ sĩ, quý tộc và một số trường tư thục được xây dựng trên khắp cả nước. Đến năm 1868, tỉ lệ người biết đọc, biết viết ở Nhật khá cao, khoảng 43% nam giới và 10% nữ giới biết chữ [16; 37]. Tuy nhiên nền giáo dục vào thời kỳ này chưa chú
trọng tới ý nghĩa sâu sắc của từ giáo dục là “Học thực” (実学 - Jitsugaku)
và chưa đạt tới phổ cập giáo dục cho toàn dân.
Bộ giáo dục đã chính thức công bố Học chế (学制 - Gakusei) vào ngày
3/8/1872 với tư cách là một bộ luật về giáo dục, hướng tới mục tiêu là xây dựng một nền giáo dục cho mọi người dân và xây dựng xã hội học tập, làm
nền tảng cho việc xây dựng Nhật Bản trở thành “phú quốc cường binh”. Học chế gồm 213 điều với các tư tưởng chủ yếu như: Nhà trường là dành cho mọi
người và kiến thức dựa vào Âu - Mỹ; đào tạo con người làm giàu cho tổ quốc và bảo vệ đất nước; xây dựng nhiều trường học, mở rộng các trường cao đẳng
54
và chuyên nghiệp để tiếp thu kiến thức Âu - Mỹ. Học chế đã học tập mô hình, hệ thống giáo dục của phương Tây, chủ yếu là Pháp, chia 8 khu đại học trên toàn quốc, mỗi khu có một trường đại học. Mỗi khu đại học lại quản lý 32 khu trung học. Mỗi khu trung học quản lý 210 khu tiểu học. Như vậy, trên toàn quốc Nhật Bản đã xây dựng 53.760 trường tiểu học [45; 123].
Việc phân chia như vậy thể hiện rõ khuynh hướng của một hệ thống giáo dục ba cấp: tiểu học, trung học và đại học. Cấp tiểu học được coi là cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân và là giai đoạn giáo dục nghĩa vụ, gồm 8 năm trong đó có 4 năm bậc thấp và 4 năm bậc cao. Cấp đại học, cấp cao nhất trong hệ thống giáo dục cũng được đầu tư xây dựng nhanh chóng. Sau năm 1868, nhiều trường đại học được tổ chức theo kiểu đại học phương Tây đã được xây dựng ở Nhật. Năm 1870, có sáu trường đại học mới được thành lập ở Tokyo, trong đó Đại học Tokyo là trường đại học nổi tiếng nhất được thành lập vào năm 1877.
Giai đoạn này, Chính phủ còn cử các sinh viên ưu tú theo học tại các trường đại học nổi tiếng ở Mĩ và một số nước châu Âu. Nhật Bản đã gửi sinh viên sang Anh để học về hải quân và hàng hải, sang Đức để học về bộ binh, y khoa và sang Mỹ để học về kinh doanh, sang Pháp để học về luật khoa... Sau khi tốt nghiệp trở về nước họ sẽ trở thành giảng viên của các trường đại học, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau sử dụng những kiến thức tiên tiến nhất về áp dụng cho đất nước mình. Bên cạnh đó, chính phủ còn chủ trương mời các giáo sư nước ngoài đến giảng dạy tại các trường đại học và giới thiệu nền văn hóa, tư tưởng học thuật, đặc biệt là các kiến thức và kết quả trong khoa học công nghệ, của nước họ cho người dân Nhật Bản.
Các nhà giáo dục có vai trò và ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Nhật Bản. Năm 1873, Mori Arinori (森 有礼/1847-1889), vị Bộ trưởng Bộ giáo dục
55
lục xã). Hội gồm những trí thức lỗi lạc của Nhật Bản đương thời như nhà Tây học, nhà giáo dục nổi tiếng Fukuzawa Yukichi (福澤 諭吉/1835-1901),
Kato Hiroyuki (加藤 弘之/1836-1916) là Hiệu trưởng Đại học Tổng hợp Tokyo sau này, Nakamura Masanao (中村 正直/1832-1891) là Hiệu trưởng
đầu tiên của Trường sư phạm nữ Tokyo (tiền thân của đại học Ochanomizu), Nishi Amane (西 周/1829-1897) là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Tokyo sau này (tiền thân của Đại học sư phạm Tokyo), Mitsukuri Rinsho (箕 作 麟祥/1846-1897), Mitsukuri Shuhei (箕作秋坪/1826-1886), Sugi Koji (杉 亨二/1828-1917) và Tsuda Mamichi (津田 真道/1829-1903). Họ đều là những người có công lao to lớn trong sự nghiệp văn minh khai hóa Nhật
Bản. Năm 1874, Hội xuất bản tờ Meiroku Zasshi (明六雑誌 - Minh lục tạp
chí). Ngoài ra, Hội còn dịch sách, viết báo, xuất bản các tạp chí phổ biến các thành tựu khoa học như: triết học, chính trị, giáo dục, tôn giáo, kinh tế, pháp luật v.v… góp phần quan trọng vào việc mở rộng tầm mắt, mở mang tri thức cho người Nhật.