Maejima Hisoka (前島 密/1835-1919) là người Nhật Bản đầu tiên đề
xuất một phương án hết sức táo bạo nhằm cải cách về tình trạng phức tạp về chữ viết của tiếng Nhật, đó là nên xóa bỏ hoàn toàn chữ Hán, chỉ sử dụng chữ Kana mà thôi. Maejima Hisoka vốn là một nhà chính trị, là người sáng lập ra chế độ bưu chính nên được coi là cha đẻ của chế độ bưu chính. Ông đồng thời cũng là một trong những người đầu tiên đề nghị chuyển thủ đô của Nhật Bản từ Kyoto đến Edo. Năm 1847, ông được gửi đến Edo để học ngành y rồi nghiên cứu Hà Lan và tiếng Anh. Năm 1866 Maejima Hisoka đã dâng lên Tướng quân Tokugawa Yoshinobu (徳川 慶喜/1837-1923) đề xuất phế bỏ
37
chữ Hán (漢字御廃止之議 - Kanji gohaishi no gi - Hán tự ngự phế chỉ chi
nghị). Trong đó ông viết:
“Nền tảng của nước ta là phải giáo dục quốc dân, việc giáo dục đó không phải chỉ dành cho mỗi tầng lớp võ sĩ nữa mà cho toàn bộ nhân dân. Để thực hiện điều này chúng ta phải sử dụng văn phong, chữ viết đơn giản (…). Nhật Bản nên sử dụng chữ Kana như chữ Latinh của các nước phương Tây để thực hiện tốt việc phổ biến giáo dục đến người dân, trong văn viết không sử dụng chữ Hán nữa…” [36; 2].
Ông cho rằng cơ sở để phát triển đất nước là phải coi trọng việc giáo dục, mà để thực hiện tốt việc phổ cập giáo dục cho người dân thì phải loại bỏ chữ Hán vì Hán văn trong tiếng Nhật vốn là những trở ngại đối với người học. Trong tiếng Nhật số lượng từ chữ Hán quá nhiều, cách đọc, cách viết rồi cách sử dụng vô cùng phức tạp. Do chữ Hán được du nhập vào Nhật Bản ở những giai đoạn khác nhau, do những hoàn cảnh khác nhau nên một chữ Hán có nhiều cách đọc. Hiện tượng đồng âm trong khi sử dụng chữ Hán gây khó khăn cho người sử dụng khi tìm chữ Hán phù hợp để biểu hiện ý nghĩa. Bên cạnh đó, Hán văn thì vốn dĩ sử dụng ngữ pháp và từ vựng cổ của tiếng Hán nên gây không ít khó khăn, phiền phức đối với người học, nhất là khi viết.
Trong tác phẩm Quốc tự quốc văn cải lương kiến nghị thư (国字国文
改良建議書 - Kokuji kokubun kairyō kengisho) (1899), ông nói rằng sinh
viên Nhật Bản sẽ phải nỗi lực gấp ba lần so với các sinh viên phương Tây để học những điều tương tự như nhau vì hệ thống chữ viết trong tiếng Nhật quá phức tạp. Ông nhấn mạnh rằng sẽ là tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong công tác giáo dục nếu sử dụng chữ Kana, chữ Kana sẽ phù hợp hơn khi dùng để dịch những cuốn sách viết bằng ngôn ngữ phương Tây. Đó là những lý do cho đề xuất nên bỏ hẳn chữ Hán và chỉ cần sử dụng chữ Kana, một loại hình văn
38
tự thuần túy ghi âm của người Nhật. Ý kiến của Maejima Hisoka được coi là bước khởi đầu của những ý kiến liên quan về chữ Kana sau này.
Trong Hán tự ngự phế chỉ chi nghị, Maejima Hisoka còn đề xuất ý kiến liên quan đến phong cách sử dụng ngôn ngữ với chủ trương Ngôn văn nhất trí
(言文一致 - Genbun itchi) tức là thống nhất giữa văn viết và văn nói. Trước đó, sự phân biệt khá rạch ròi giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở các phương diện từ vựng, ngữ pháp cũng gây khó khăn lớn cho người học, nhất là ảnh hưởng tới giáo dục ngôn ngưc ở trường phổ thông. Theo ông, nên loại bỏ những mẫu ngữ pháp cổ và khó, đơn giản hóa cách diễn đạt ngữ pháp trong văn viết cho gần hơn với ngôn ngữ hàng ngày của nhân dân.
Năm 1873 Maejima Hisoka bắt đầu cho phát hành tờ Nhật báo chữ Hiragana số đầu tiên (まいにちひらがなしんぶん) viết hoàn toàn bằng chữ
Hiragana với mục đích cổ súy cho việc sử dụng hoàn toàn chữ Hiragana trong tiếng Nhật. Rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học có đồng quan điểm với ông. Từ năm 1880 đến năm 1882 các học giả, nhà nghiên cứu ngôn ngữ này đã thành lập các tổ chức Hội chủ trương sử dụng chữ Kana có quy
mô nhỏ như: Hội Kana no tomo (かなのとも), Hội Irohakuwai (いろはくわ い), Hội Irohabunkuwai (いろはぶんくわい). Đến năm 1883, các tổ chức
Hội này sát nhập thành Hội Kana no kuwai (かなのくわい).
Đến năm 1887 thành viên của Hội Kana no kuwai đã lên đến hơn 5000 người. Vấn đề lựa chọn cách viết chữ Kana (仮名遣い - Kanazukai) như thế
nào được đặt ra với các thành viên hội. Những người theo Hội Kana no tomo thì chủ trương cách viết chữ Kana theo truyền thống (歴史的仮名遣い -
Rekishiteki kanazukai), những người theo Hội Irohakuwai và Hội
39
遣い - Hatsuonshiki kanazukai). Do không đạt được sự thống nhất nên Hội
Kana no kuwai chỉ hoạt động đến năm 1890.
Năm 1920, Yamashita Yoshitarou (山下 芳太郎/1871-1923), một nhà
ngoại giao, nhà nghiên cứu chính sách ngôn ngữ Nhật Bản đã thành lập Hiệp
hội chữ Kana (仮名文字協会 - Kana moji kyōkai) gồm nhiều hội viên là các
thương nhân nổi tiếng như: Idaime Itou Chūbee (伊藤 忠 兵衛/1842- 1903), Yamashita Kamesa Burō (山下 亀三郎/1867-1944), Morishita Hiroshi (森下 博/1869-1943)... Hiệp hội chữ Kana được thành lập với mục đích phổ cập cách viết văn bản bằng chữ Katakana theo kiểu Yokogaki (viết
theo hàng ngang: từ trên xuống dưới, từ trái sang phải) và phổ cập máy đánh chữ Katakana. Đối với các thương nhân việc phải trao đổi giao dịch qua văn bản, thư từ bằng chữ Hán cũng là một điều bất tiện khiến cho việc xử lý công việc đạt hiệu quả thấp, nên các thương gia rất ủng hộ việc bỏ chữ Hán chỉ dùng chữ Kana.
Đến năm 1924 Hiệp hội chữ Kana đổi tên thành Hội chữ Kana (カナモ ジカイ- Kanamojikai). Hội đã cho phát hành mỗi tháng một số tạp chí Kana
no hikari (カナノヒカリ). Ngay từ số báo đầu tiên tạp chí đã sử dụng hoàn
toàn chữ Katakana cải tiến với cách viết theo kiểu Yokogaki. Năm 1926, Hội chữ Kana cũng đề xuất cách viết tên nhà ga bằng chữ Katakana hàng ngang
theo trật tự phát âm (表音式左横書きカタカナ).
Như vậy, nhóm chủ trương đề xuất sử dụng chữ Kana gồm hai tổ chức
Hội chính là Hội Kana no kuwai (かなのくわい) và Hội chữ Kana (カナモ ジカイ- Kanamojikai). Điểm khác nhau giữa hai tổ chức Hội này là Hội
Kana no kuwai (かなのくわい) chủ trương dùng chữ Hiragana, Hội chữ
40
tiếng Nhật. Mặc dù cách tiếp cận và đề xuất của mỗi nhóm không giống nhau nhưng họ đều có chung quan điểm là thay vì sử dụng chữ Hán trong tiếng Nhật như hàng trăm năm trước đây, chỉ nên dùng chữ Kana và cùng sử dụng
cách viết văn bản theo kiểu Yokogaki.