Đề xuất quan điểm sử dụng hệ chữ Latinh xuất phát từ một số nhà nghiên cứu vốn chịu ảnh hưởng của văn hóa châu Âu như nhà nghiên cứu Nanbu Yoshikazu, triết học gia Nishi Amane... Theo các nhà nghiên cứu này, quốc tế hóa tiếng Nhật là hết sức cần thiết để Nhật Bản có thể nhanh chóng mở rộng quan hệ và ảnh hưởng ra thế giới bên ngoài, để người Nhật có thể dễ dàng tiếp thu văn hóa nước ngoài cũng như người nước ngoài có thể thuận tiện hơn trong tiếp xúc và tìm hiểu văn hóa Nhật Bản.
Vào tháng 3 năm 1869, Nanbu Yoshikazu (南部 義籌/1840-1917) trở
thành người Nhật Bản đầu tiên đề xuất lên chính phủ Nhật Bản sử dụng hệ chữ Latinh (Rōmaji). Ông đã có chuyên luận Bàn về sửa đổi quốc ngữ (修国 語論 - shūkokugoron - Tu quốc ngữ luận) với nội dung bàn về việc sử dụng chữ Latinh gửi lên giám đốc đại học đầu tiên Yamauchi Toshiyoge (山内 豊 信/1827-1872). Ngoài ra ông còn có nhiều chuyên luận khác bàn về cải cách
chữ viết trong tiếng Nhật như: Kiến nghị thay đổi chữ viết (文字ノ改換スル 議), Bàn về chọn lựa chữ cái Latinh (羅馬字採用順序論)... Ông đã viết: “Nhìn vào sự độc lập quốc ngữ của các nước văn minh phương Tây, chúng ta mong muốn tiếng Nhật cũng độc lập thì không còn cách nào khác là phải mượn chữ Latinh, sửa đổi quốc ngữ” [36; 2].
Tuy nhiên, phương pháp sửa đổi như thế nào thì trong chuyên luận Bàn
41
chưa đề xuất phương án cụ thể. Tiếp đến vào năm 1872, một lần nữa ông lại
trình Bộ giáo dục Kiến nghị thay đổi chữ viết (文字ノ改換スル議).
Cùng tư tưởng với Nanbu Yoshikazu còn có rất nhiều nhà nghiên cứu, học giả khác nữa như nhà triết học Nhật Bản Nishi Amane (西 周/1829- 1897), nhà thơ Yatabe Ryōkichi (矢田部 良吉/1851-1899), nhà vật lý học,
giáo sư Đại học đế quốc Tokyo Tanakadate Aikitsu (田中館 愛橘/1856- 1952)...
Nishi Amane là một người có kiến thức uyên bác. Ngay từ bé ông đã được cha mẹ dạy chữ từ rất sớm nên mới 4 tuổi ông đã đọc được Luận thuyết Kinh Hiếu (孝経 - Kōkyō) của Trung Quốc về lòng hiếu thảo với cha mẹ.
Đến năm 6 tuổi ông đã đọc các tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Quốc như Luận Ngữ (論語 - Rongo), Mạnh Tử (孟子 - Mōshi), Đại học (大学 - Daigaku), Trung Dung (中庸 - Chūyō). Năm 12 tuổi ông được học ở Phiên học (藩学 - Hangaku) tức là trường học dành riêng cho con cái các võ sĩ Samurai.
Ông có kiến thức rất sâu sắc và uyên bác về Hán học, trong đó có các tác phẩm về tư tưởng triết học truyền thống của Trung Quốc như Ngũ kinh: Kinh Thi (詩経 - Shikyō), Kinh Thư (尚書 - Shōsho), Kinh Lễ (礼記 -
Raiki), Kinh Dịch (周易 - Shūeki), Kinh Thi (詩経 - Shikyō), Xuân Thu (春 秋 - Shunjū)... Đến năm 1862 ông được chính quyền Mạc Phủ cử đi học ở Hà Lan. Mặc dù là người rất giỏi Hán văn nhưng khi được học, được tiếp xúc với ngôn ngữ, văn minh phương Tây ông thấy rằng chữ viết của tiếng Nhật quá phức tạp, khó sử dụng cho người học. Chính vì vậy, năm 1874, Nishi Amane đã đề xuất nên dùng hệ chữ cái Latinh để viết tiếng Nhật. Ông đã có bài viết
42
論) trong tạp chí Minh lục tạp chí (明録雑誌 - Meiroku zasshi), trong đó nêu
10 ưu điểm của việc sử dụng chữ Latinh so với việc dùng chữ Kana, đó là: [45; 225]
- Thuận lợi trong mở rộng giáo dục tiếng Nhật.
- Thuận lợi cho người Nhật Bản khi tiếp xúc hoặc học ngoại ngữ. - Tạo thuận lợi cho việc thống nhất văn nói và văn viết.
- Người dân có thể dễ dàng đọc được những thứ mà nhà trí thức viết và họ có thể dễ dàng diễn đạt ý kiến của mình bằng chữ viết.
- Văn bản chỉ cần viết theo kiểu Yokogaki
- Mặc dù phương thức phiên âm sang tiếng Nhật bằng chữ cái Latinh chưa thống nhất nhưng sẽ dần dần từng bước đạt được sự thống nhất đó.
- Tiện lợi trong việc dịch và sáng tác văn thơ.
- Có thể đưa nguyên những kỹ thuật in ấn mới của phương Tây vào. - Không cần phải dịch tên của các sản phẩm nước ngoài hay những từ dùng trong học thuật.
- Dễ nắm bắt các kiến thức tiên tiến của nước ngoài, dễ dàng trong việc trình bầy những điểm tốt hay lợi thế của Nhật Bản ra thế giới.
Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh đến khía cạnh “khai sáng” khi cho rằng: “Cho đến cả máy móc, đồ vật không cần dịch nghĩa mà cứ sử dụng nguyên chữ, tên gọi của các thành quả văn minh phương Tây. Nói cách khác: biết được 26 chữ cái ABC thì dù ít chữ nhưng nếu học được cách phiên âm và cách đọc thì con gái cũng đọc được sách của con trai, kẻ thô bỉ cũng đọc được sách của quân tử và tự mình có thể viết ra được ý kiến riêng” [45; 225].
Theo ông, từ xa xưa người Nhật đã sử dụng chữ Hán để tiếp thu văn minh Trung Hoa thì ngày nay nhằm phát triển Tây học hơn nữa, người Nhật nên dùng hệ chữ cái Latinh để viết tiếng Nhật. Ông cho rằng khi sử dụng hệ chữ cái Latinh, việc học các ngôn ngữ phương Tây sẽ trở nên dễ dàng hơn, rồi
43
việc dịch thuật sách vở các ngành khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, y học, thiên văn học… cũng sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.
Năm 1885, các nhà nghiên cứu ủng hộ cho chủ trương sử dụng chữ
Latinh đã sáng lập ra Hội chữ Latinh (羅馬字会 - Rōmajikai). Thành viên
sáng lập ra Hội chữ Latinh là các nhà nghiên cứu như: nhà thơ, nhà thực vật
học Yatabe Ryōkichi (矢田部 良吉/1851-1899), tiến sỹ vật lý Yamakawa
Kenjirō (山川健次郎/1854-1931), nhà nghiên cứu vật lý Kitao Jirou (北尾 次郎/1853-1907), nhà thiên văn học, nhà toán học Terao Hisashi (寺尾 寿 /1855-1923), nhà giáo dục học, tiến sỹ ngành khoa học tự nhiên Matsui
Naokichi (松井直吉/1857-1911), nhà thiên văn học Kumamoto Aritaka (隈 本有尚/1860-1943). Hội trưởng Hội chữ Latinh là nhà văn, nhà nghiên cứu
xã hội học Toyama Masakazu (外山 正一/1848-1900), ông cũng là người
sáng lập ra kiểu thơ mới (新体詩 - Shintaishi - Tân thể thi).
Buổi lễ ra mắt Hội chữ Latinh có rất nhiều khách mời, đặc biệt trong đó
có sự tham dự của đại sứ Anh. Tại buổi lễ, kế hoạch hoạt động cũng như mục
đích của Hội được viết bằng tiếng Anh. Hoạt động của Hội chữ Latinh được
coi là một trong những hoạt động theo xu hướng Âu hóa của Nhật Bản. Thành
viên của Hội chữ Latinh đều là những học giả có quan tâm đến văn hóa
phương Tây, ngoài ra còn có nhiều người khách mời là người nước ngoài nữa.
Theo như cuốn “Lịch sử các vấn đề quốc ngữ quốc tự” (国語国字問題の歴 史 - Kokugo kokuji mondai no rekishi) của tác giả Hirai Masao (平井 昌夫) thì số hội viên của Hội chữ Latinh tính đến năm 1887 là 6.876 người, trong đó có đến hơn 300 hội viên là người nước ngoài [45; 226].
Về cách phiên âm tiếng Nhật thì ban đầu Hội chữ Latinh chưa có quy
định cụ thể, cách phiên âm vẫn còn tự do. Tuy nhiên đến tháng 4 năm 1885,
44
Latinh”. Đó là cách phiên âm theo hệ Hebonshiki (ヘボン式) hay còn gọi là
Shūsei Hebonshiki Rōmaji (修正ヘボン式ローマ字) để phiên âm tiếng Nhật
sang hệ chữ Latinh. Từ tháng 6 năm 1887, Hội cho phát hành hàng tháng tạp chí Rōmaji Zassi [39; 1233].
Tháng 8 năm 1885, một thành viên của Hội chữ Latinh là nhà vật lý học,
giáo sư Đại học Đế quốc Tokyo Tanakadate Aikitsu đề xuất cách phiên âm tiếng Nhật sang hệ chữ Latinh dựa trên bảng chữ cái ghi 50 âm vị của tiếng Nhật (五十音図 - Gojyūonzu - Ngũ thập âm đồ). Cách phiên âm này được gọi
là Hệ Niponshiki (日本式 - Nhật Bản thức). Tuy nhiên đề xuất của ông không được nhiều thành viên Hội tán thành, ủng hộ do họ cảm thấy bất an với việc
thay đổi Hệ Hebonshiki vốn được định hình vững chắc. Trước tình hình đó, ông quyết định rời Hội chữ Latinh và sáng lập ra một tổ chức khác là Hội chữ
Latinh Nhật Bản (日本ローマ字会 - Nihon Rōmajikai). Trong một số năm,
Hội xuất bản các tạp chí Rōmazi Sekai (ローマ字世界), Umi no Buturigaku
(海の物理学)... nhằm cổ súy tư tưởng và chủ thuyết hướng tới châu Âu từ đặc
trưng Nhật Bản của Hội.
Đến năm 1908, xuất hiện một tổ chức khác mang tên Hội phổ biến
chữ Latinh (ローマ字ひろめ会 - Rōmaji hirome kai) cũng với tiên chỉ lựa
chọn Hệ Hebonshiki (ヘボン式) để phiên âm tiếng Nhật sang hệ chữ Latinh
[48; 17].
Cũng giống Hội Kana no kuwai chủ trương đề xuất sử dụng chữ Kana luôn bất đồng quan điểm trong vấn đề lựa chọn cách viết chữ Kana (仮名遣 い - Kanazukai) theo truyền thống (歴史的仮名遣い) hay theo phát âm (発
音式仮名遣い), ngay trong thành viên Hội chữ Latinh cũng có rất nhiều ý
45
nào. Lúc này, trong tiếng Nhật có 3 hệ chữ dùng để phiên âm tiếng Nhật
sang chữ Latinh. Đó là:
- Hệ Hebonshiki (ヘボン式) hay còn gọi là Hệ Hyōjyunshiki (標準 式 - Tiêu chuẩn thức) hoặc Hệ Shūsei Hebonshiki Rōmaji (修正ヘボン式
ローマ字)
- Hệ Niponshiki (日本式 - Nhật Bản thức) hay còn gọi là Hệ Kanashiki
(仮名式 - Giả danh thức) hoặc Hệ Gojyūonzushiki (五十音図式 - Ngũ thập âm đồ thức).
- Hệ Kunrenshiki (訓令式- Huấn lệnh thức).
Tuy nhiên cũng giống như Hội Kana no kuwai do không đạt được sự thống nhất của các thành viên trong Hội nên Hội chữ Latinh chỉ hoạt động đến
năm 1892.