Các giả thuyết trong nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đó và phản ánh sự tác động của các yếu tố lên hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Kiểm định giả thuyết dựa vào bảng 4.4 cho thấy:
β1 = 0.327 (sig. < 0.05): chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là Tác động của người tiêu dùng khác đã mua sản phẩm vi phạm bản quyền càng cao thì việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền của người tiêu dùng đó càng cao.
β2 = 0.429 (sig. < 0.05): chấp nhận giả thuyết H2, nghĩa là Người tiêu dùng cảm nhận giá rẻ của sản phẩm vi phạm bản quyền càng cao thì việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền càng cao.
β3 = 0.059 (sig. > 0.05): bác bỏ giả thuyết H3, nghĩa là Thu nhập bình quân của người tiêu dùng càng cao thì việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền càng giảm.
β4 = 0.221 (sig. < 0.05): chấp nhận giả thuyết H4, nghĩa là Thái độ tích cực đối với sản phẩm vi phạm bản quyền của người tiêu dùng càng cao thì việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền càng cao.
Kết quả của Ahasanul, Sabbir và Ali (2009) được thực hiện ở Malaysia cùng chủng tộc Châu Á với Việt Nam cho thấy có sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng xã hội, giá cả cảm nhận, thu nhập bình quân và nhận thức cá nhân đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, kết quả của bài nghiên cứu này lại không cho kết quả tương tự, yếu tố thu nhập bình quân không có tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Sự khác nhau này có thể được giải thích là do nhận thức và niềm tin về thu nhập bình quân ở các đối tượng khảo sát là khác nhau khiến cho thu nhập bình quân không có tác động đến hành vi mua. Khi khảo sát ở khu vực TP. Hồ Chí Minh, trung bình của thang đo thu nhập bình quân là N = 3.1 và người tham gia tỏ ra mơ hồ, ngập ngừng khi được hỏi về mức độ phát triển, chính sách ở tầm vĩ mô (chính sách bình ổn) của nền kinh tế.