Ảnh hưởng xã hội và hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền tại TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 31)

Có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về tác động của ảnh hưởng xã hội đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Ảnh hưởng xã hội xảy ra khi thái độ, ý kiến của một người và các hành vi bị ảnh hưởng bởi nhiều nguồn khác nhau trong môi trường xã hội (Trafimow và Davis, 1993). Thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm vi phạm bản quyền bị chi phối bởi ảnh hưởng xã hội, bởi vì họ muốn được công nhận và muốn sự thừa nhận của người khác rằng họ thuộc về các tầng lớp mà được biết đến với uy tín trong xã hội nhưng họ không thể đủ khả năng sử dụng sản phẩm thương hiệu. Như vậy để duy trì tình trạng này, họ có xu hướng sử dụng các sản phẩm vi phạm bản quyền (UK Essays.com, 2012). Thực tế cho thấy nhiều cá nhân biện minh cho hành vi của mình bằng cách lý luận rằng hầu hết mọi người biết và tham gia vào các vi phạm bản quyền kỹ thuật số. Điều này được xác minh bởi Bearden và cộng sự (1989), người đã phát hiện ra rằng những cá nhân dễ bị ảnh hưởng bởi các cá nhân khác có khả năng phù hợp với các chuẩn mực hành vi từ đồng nghiệp của họ. Bên cạnh đó, thói quen xã hội được xác định có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia vào các vi phạm bản quyền kỹ thuật số trong lãnh vực điện ảnh. Điều này cho thấy các cá nhân có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội như áp lực, có khả năng muốn tham gia vào vi phạm bản quyền kỹ thuật số trong lãnh vực điện ảnh (Shepherd và O'Keefe, 1984; Shimp và Kavas, 1984; Chang, 1998) (trích dẫn Ian Phau, Aaron Lim, Johan Liang và Michael Lwin, 2013)

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng thái độ của cá nhân có ảnh hưởng đáng kể đến ý định của họ về việc tải game lậu từ internet trong khi các yếu tố xã hội và điều kiện thuận lợi không có ảnh hưởng đáng kể. Trong nghiên cứu ý định vi phạm bản quyền kỹ thuật số cho thấy mức chủ quan - một loại hình cụ thể của ảnh hưởng xã hội - không có tác động đáng kể đến ý định

vi phạm bản quyền kỹ thuật số (Yoon, 2011, trích dẫn Su Hung-Jen, Lu Long- Chuan and Lin Tai An, 2011). Khi người tiêu dùng không hiểu biết về sản phẩm thì quyết định mua hàng khôn ngoan là phụ thuộc vào quan điểm của những người khác liên quan đến chất lượng. Những người đã có kiến thức về những lợi thế khác biệt mà các sản phẩm chính hãng tốt hơn hàng giả, bất lợi của việc mua hàng giả có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng và những hạn chế của các sản phẩm vi phạm bản quyền. Trong nghiên cứu về thái độ của người tiêu dùng đối với mua đĩa CD lậu cho thấy rằng những thông tin nhạy cảm (phụ thuộc vào quan điểm người khác) không phải là một yếu tố dự báo quan trọng của thái độ đối với mua đĩa CD lậu. Người mua không dựa các nguồn chuyên gia vào việc mua hàng nhái là tốt hay xấu. Điều này có thể phản ánh thực tế về nguy cơ mua sai sót là tối thiểu từ đĩa CD lậu có giá rẻ hơn nhiều so với bản gốc (Ramayah Thurasamy, Osman Mohamad và Muhamad Jantan, 2012).

Trong các quyết định của các cá nhân, hiệu ứng đám đông hay ảnh hưởng của người khác cũng tác động vào quyết định của một người dựa trên các mối quan hệ và đặc điểm của người ra quyết định. Các ảnh hưởng xã hội này ảnh hưởng đến việc ra quyết định theo những mặt khác nhau. Tương tự, việc người tiêu dùng có mua các sản phẩm vi phạm bản quyền hay không cũng sẽ bị ảnh hưởng từ các yếu tố ảnh hưởng xã hội này. Vì vậy, giả thuyết thứ 1 được đặt ra trong nghiên cứu là :

H1: Tác động của người tiêu dùng khác đã mua sản phẩm vi phạm bản quyền càng cao thì việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền của người tiêu dùng đó càng cao.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền tại TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 31)