Thực thi pháp luật nhắm mục tiêu vào các nhà bán lẻ hàng nhái có thể không giải quyết được toàn bộ vấn đề. Theo phản ánh trong nghiên cứu này, các gốc của vấn đề xuất phát từ sự tự nguyện của người tiêu dùng mua hàng giả. Tổng cục Hải quan Việt Nam cần tăng cường tuần tra và truy tố các "người mua".
Thực tế hiện nay, rất nhiều công ty kinh doanh, cá nhân khi bị vi phạm còn ngại ngùng, rụt rè và sợ phiền toái trong việc bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Điều đó đã vô tình tiếp tay cho các vi phạm bản quyền. Mặc dù Nhà nước đã có những quy định xử phạt đối với hiện tượng này nhưng Luật Xuất bản hiện nay còn chưa đủ sức mạnh pháp chế mạnh đối với các trường hợp vi phạm bản quyền. Thực tế mức phạt hành chính đối với những đối tượng vi phạm hiện chỉ từ vài triệu đến vài chục triệu đồng nên họ vẫn quá lãi so với nguồn thu từ sách, băng đĩa lậu, Theo GS.TS, Luật gia Nguyễn Vân Nam cho rằng, cần phải có những hình thức xử phạt từ cao tới thấp, từ phạt vi phạm hành chính, xử lý dân sự đến hình sự. Ngay cả mức phạt hành chính bằng tiền cũng nên tăng cao hơn nhiều so với mức đang áp dụng. Nếu 1 công ty kinh
doanh vi phạm bản quyền mà bị phạt với mức hàng trăm triệu tới hàng tỷ đồng thì mức răn đe sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Cá biệt với những trường hợp tái phạm nhiều lần với mức độ nghiêm trọng và gây thiệt hại nhiều cho người bị vi phạm thì cần có các biện pháp chế tài mạnh mẽ để mang tính răn đe cao.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi thì hơn ai hết chính các công ty, cá nhân bị vi phạm bản quyền cũng phải xem việc phát hiện, khởi kiện các đơn vị cố tình vi phạm luật bản quyền không chỉ là vì quyền lợi cho cá nhân mình mà còn vì trách nhiệm xã hội.