Dƣới góc độ chính trị

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 42)

Qua hơn 20 năm xây dựng thị trƣờng, chủ trƣơng chủ động, tích cực hội nhập luôn đƣợc khẳng định chính thức trong các văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội lần VII, VIII, IX và X. Phù hợp với tiến trình đổi mới và đứng trƣớc những đòi hỏi cấp bách của tình hình quốc tế và kinh tế trong nƣớc, Đại hội Đảng lần thứ VII đã chủ trƣơng đa phƣơng hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, đánh dấu bƣớc khởi đầu tiến trình hội nhập kinh tế trong giai đoạn mới của nƣớc ta. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã quyết định “đấy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Nghị quyết Trung ƣơng khóa VIII (1997) đã nêu nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế của ta là: “tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trƣờng quốc tế” và nhấn mạnh nhiệm vụ “chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là các sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trƣờng khu vực và quốc tế”. Tháng 4/2001, Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định đƣờng lối hội nhập và phát triển kinh tế phù hợp với xu thế toàn cầu hóa với mục tiêu: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trƣờng”. Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị tháng 11/2001 về hội nhập kinh tê quốc tế cũng đƣa ra mục tiêu: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trƣờng, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức, quản lý để đẩy mạnh công nghiệp

37

hóa, hiện đại hóa theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa”. Với nhận định hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan, phải chủ động, có lộ trình phù hợp với bƣớc đi tích cực, không do dự chần chừ nhƣng cũng không đƣợc nóng vội, giản đơn, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X khẳng định một trong những nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006 - 2010) là chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Chủ trƣơng về hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc trong thời gian Pháp lệnh về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đƣợc xây dựng có ảnh hƣởng nhất định đến quá trình nhận thức về pháp luật chống trợ cấp. . Trong suốt thời gian dài từ thập niên 1990, chủ trƣơng hội nhập của Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu. Việc phát triển ngành sản xuất nội địa chú trọng đến nhiệm vụ xây dựng những ngành kinh tế mũi nhọn, những mặt hàng chiến lƣợc cho xuất khẩu. Việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu tập trung vào các nhiệm vụ đầu tƣ, nghiên cứu, phát triển kỹ thuật, nguồn nhân lực có tay nghề cao, kinh tế tri thức… mà chƣa có những quan tâm thích đáng mang tính chỉ đạo cho việc sử dụng các công cụ bảo hộ đƣợc pháp luật quốc tế thừa nhận trong thƣơng mại quốc tế. Vì thế, cho dù vẫn là nƣớc nhập siêu, song các chủ trƣơng phát triển ngoại thƣơng chƣa dành nhiều sự quan tâm đến các tác động của dòng hàng hóa nhập khẩu, đến sự phát triển của thị trƣờng và của các ngành kinh tế nội địa. Tình trạng này đã có tác động không nhỏ đến thái độ chủ động hay thụ động của doanh nghiệp, của các cơ quan Nhà nƣớc và của các nhà khoa học về khả năng áp dụng pháp luật chống trợ cấp nói riêng và pháp luật về bảo hộ thƣơng mại nói chung. Trong 15 năm đầu xây dựng kinh tế thị trƣờng, chế định về phòng vệ thƣơng mại chƣa đƣợc đầu tƣ nghiên cứu và xây dựng tại Việt Nam. Với chủ trƣơng và tình trạng pháp luật nhƣ trên,

38

việc nghiên cứu không đầy đủ và toàn diện về chống trợ cấp là tất yếu.

Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tận dụng đƣợc nhiều cơ hội để phát triển, tuy nhiên cũng đang gặp phải rất nhiều thách thức của nền kinh tế thị trƣờng. Từ năm 2009, Việt Nam phải đối phó với 4 vụ kiện trợ cấp liên tiếp của Hoa Kỳ đối với mặt hàng túi nhựa PE, ống thép, mắc áo thép và tuabin điện gió. Kết quả bƣớc đầu của các vụ kiện này đều gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam đã có Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Tuy nhiên cho đến nay, mặc dù thực tế có một số mặt hàng nƣớc ngoài có khả năng đƣợc trợ cấp, gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong nƣớc, nhƣng Việt Nam chƣa khởi xƣớng một vụ đối kháng nào.

Trƣớc tình hình đó, việc nhanh chóng hoàn thiện và áp dụng pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ là biện pháp bảo hộ nền kinh tế quốc gia mà còn là biện pháp duy trì thế đối trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và các nƣớc trên thế giới.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)