Định nghĩa trợ cấp hàng hóa nhập khẩu

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 56)

Việc nhận diện hàng hóa đƣợc trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều tra để áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Trong trƣờng hợp không nhận diện đƣợc hoặc nhận diện không đúng hiện tƣợng trợ cấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ không áp dụng đƣợc các biện pháp chống trợ cấp hoặc nếu có áp dụng thì không những không ngăn chặn đƣợc hành động trợ cấp mà ngƣợc lại, gây ra thiệt hại cho quyền lợi ngƣời tiêu dùng và nhà tiêu thụ sử dụng hàng nhập khẩu làm nguyên liệu cho sản xuất. Ngoài ra,nó còn có thể làm cho quan hệ thƣơng mại với quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có hàng hóa đƣợc xác định có trợ cấp trở nên căng thẳng. Hơn nữa, áp dụng biện pháp chống trợ cấp còn có thể làm ảnh hƣởng trực tiếp đến thị phần của nhà sản xuất của họ ở Việt Nam và điều này có thể dẫn đến sự khiếu nại từ phía chính phủ nƣớc xuất khẩu và khi tham vấn liên chính phủ không thành công, có thể dẫn đến bị trả đũa. Do vậy, việc xác định đƣợc chính xác hành động chống trợ cấp đòi hỏi phải hết sức thận trọng, khách quan và phải biết vận dụng linh hoạt và áp dụng đúng các quy định của pháp luật liên quan.

Để xác định hành vi trợ cấp hàng hóa nhập khẩu, Khoản 1 Điều 2, Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 đã đƣa ra khái niệm về trợ cấp. Theo đó, trợ cấp

51

đƣợc xác định là “sự hỗ trợ về tài chính của chính phủ hoặc cơ quan của chính phủ dành cho tổ chức, cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân đó”. Có thể thấy rằng định nghĩa trợ cấp của Việt Nam có nội dung khá tƣơng đồng với định nghĩa trợ cấp của WTO. Tuy nhiên, đây là khái niệm mang tính định tính, để xác định đƣợc hành động hỗ trợ tài chính mang lại lợi ích cho chủ thể nhân đƣợc sự hỗ trợ tài chính là không dễ dàng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 56)