Biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu trong mố

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 29)

tƣơng quan với các biện pháp phòng vệ thƣơng mại khác

Tại quốc gia nào cũng vậy, nhà nƣớc mà đại diện là Chính phủ quốc gia đó luôn có trách nhiệm phát triển nền kinh tế đất nƣớc, đồng nghĩa với việc phải thúc đẩy sản xuất trong nƣớc phát triển. Để làm đƣợc điều này trong xu thế tự do hóa thƣơng mại của thế giới, Chính phủ của mỗi quốc gia cần có những công cụ khác ngoài công cụ thuế quan đang ngày càng suy yếu (do cam kết cắt giảm thuế quan với WTO) để bảo hộ cho ngành sản xuất trong nƣớc có thể phát triển an toàn và bền vững. Pháp luật WTO đã ghi nhận một số công cụ bảo hộ sản xuất nội địa mà các Chính phủ đƣợc áp dụng nhƣng với

24

nguyên tắc vẫn phải bảo đảm công bằng thƣơng mại. Các công cụ bảo hộ đó đƣợc gọi là các biện pháp phòng vệ thƣơng mại (trade remedies).

Các biện pháp phòng vệ thƣơng mại là một hệ thống các biện pháp mà WTO cho phép quốc gia thành viên áp dụng trong những trƣờng hợp nhất định nhằm hạn chế những tổn hại đến ngành sản xuất trong nƣớc do hàng hóa nhập khẩu gây ra. Hệ thống này bao gồm ba biện pháp là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ tƣơng ứng với ba nguyên nhân mà hàng hóa nhập khẩu gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất hàng hóa tƣơng tự hàng nhập khẩu của nƣớc nhập khẩu, đó là: Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, hàng hóa nhập khẩu đƣợc trợ cấp và hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến về số lƣợng. Các biện pháp này khác nhau về bản chất, điều kiện áp dụng, phạm vi áp dụng, thời gian và hệ quả của việc áp dụng. Bảng tóm tắt và so sánh dƣới đây sẽ làm rõ hơn mối tƣơng quan giữa biện pháp chống trợ cấp với hai biện pháp còn lại: Biện pháp chống trợ cấp Biện pháp chống bán phá giá Biện pháp tự vệ Mục đích áp dụng Chống lại tác động tiêu cực của hành vi trợ cấp (Chính phủ nƣớc xuất khẩu hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang nƣớc nhập khẩu). Chống lại tác động tiêu cực của hành vi bán phá giá (bán hàng hóa nhập khẩu với giá thấp hơn giá bán hàng hóa đó tại nƣớc xuất khẩu nhằm thôn tính thị trƣờng và tiến tới loại bỏ dần các đối Chống lại tác động tiêu cực của sự gia tăng bất thƣờng của hàng hóa nhập khẩu trong trƣờng hợp khẩn cấp).

25 thủ cạnh tranh kinh doanh các sản phẩm tƣơng tự tại nƣớc nhập khẩu). Điều kiện áp dụng

Cơ quan điều tra chống trợ cấp của nƣớc nhập khẩu chứng minh đƣợc: Có hành vi trợ cấp; Hành vi trợ cấp đó gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành ngành sản xuất trong nƣớc.

Cơ quan điều tra chống bán phá giá của nƣớc nhập khẩu chứng minh đƣợc: Có hành vi bán phá giá; Hành vi bán phá giá đó gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành ngành sản xuất trong nƣớc.

Cơ quan điều tra của nƣớc nhập khẩu chứng minh đƣợc: Số lƣợng hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến mà nƣớc nhập khẩu không lƣờng trƣớc đƣợc khi đƣa ra các cam kết trong khuôn khổ WTO; Sự gia tăng đột biến số lƣợng hàng hóa nhập khẩu nói trên gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất sản phẩm tƣơng tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa nhập khẩu đó.

26 Hệ quả của việc áp dụng Ảnh hƣởng lớn đến quan hệ ngoại giao, chính trị của nƣớc nhập khẩu do liên quan trực tiếp đến Chính phủ nƣớc ngoài;

Trong trƣờng hợp áp dụng đúng sẽ không phải bồi thƣờng hoặc không bị trả đũa bởi nƣớc xuất khẩu Ít ảnh hƣởng đến quan hệ ngoại giao, chính trị của nƣớc nhập khẩu do không liên quan đến Chính phủ nƣớc ngoài mà chỉ nhằm vào các doanh nghiệp nƣớc ngoài; Trong trƣờng hợp áp dụng đúng sẽ không phải bồi thƣờng hoặc không bị trả đũa bởi nƣớc xuất khẩu. Ảnh hƣởng rất lớn đến quan hệ ngoại giao, chính trị của nƣớc nhập khẩu, do đối tƣợng bị điều tra là toàn bộ các nƣớc xuất khẩu chứ không phải chỉ một nƣớc xuất khẩu duy nhất.

Do bản chất đi ngƣợc lại nguyên tắc công bằng thƣơng mại (biện pháp màu đƣợc áp dụng với cả những hành vi thƣơng mại bình thƣờng) nên mọi trƣờng hợp áp dụng chắc chắn phải “bồi thƣờng thƣơng mại” (đƣa ra các nhƣợng bộ thƣơng mại ở lĩnh vực khác, ví dụ nhƣ

27 giảm thuế nhập khẩu với nhóm hàng hóa nhập khẩu khác). Mức thuế áp dụng Không đƣợc vƣợt quá khoản trợ cấp cho mỗi đơn vị sản phẩm.

Không đƣợc vƣợt quá biên độ phá giá.

Chỉ đƣợc áp dụng trong phạm vi để khắc phục những thiệt hại vật chất nghiêm trọng. Hiệu lực của thuế Đánh thuế chống trợ cấp trong vòng 5 năm phải rà soát lại. Đánh thuế chống bán phá giá trong vòng 5 năm phải rà soát lại. Thực hiện trong vòng 4 năm phải loại bỏ dần.

Nhƣ vậy, trong mối tƣơng quan giữa ba biện pháp nói trên, biện pháp chống trợ cấp đƣợc đánh giá là có một số đặc trƣng sau:

Một là, biện pháp chống trợ cấp tƣơng đối nhạy cảm về yếu tố quan hệ ngoại giao, chính trị (nhạy cảm hơn so với biện pháp chống bán phá giá nhƣng không bằng biện pháp tự vệ);

Hai là, việc điều tra chứng minh hành vi trợ cấp khó khăn hơn nhiều so với việc điều tra chứng minh hành vi bán phá giá;

Ba là, tuy có rủi ro bị kiện và bị trả đũa khi áp dụng sai biện pháp chống trợ cấp (giống nhƣ với biện pháp chống bán phá giá) nhƣng không đƣơng nhiên phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng nhƣ biện pháp tự vệ. Biện pháp tự vệ thƣơng mại đƣợc áp dụng ngay kể cả đối với hành vi thƣơng mại hoàn toàn bình thƣờng, không có tình trạng bán phá giá hay đƣợc trợ cấp của Chính phủ…; biện pháp tự vệ thƣơng mại đƣợc áp dụng tƣơng đối linh hoạt…;

28

không có quy định ràng buộc một cách chi tiết. Do vậy, tác động ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu của biện pháp tự vệ thƣơng mại thƣờng cao hơn biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp. Vì các lý do trên, biện pháp tự vệ thƣơng mại thƣờng đƣợc xem nhƣ là một công cụ “phải trả tiền”. Tức là nƣớc áp dụng biện pháp tự vệ thƣơng mại thƣờng phải tiến hành “bồi thƣờng thƣơng mại” cho các nƣớc bị ảnh hƣởng bằng cách đƣa ra nhƣợng bộ thƣơng mại ở những lĩnh vực khác nhằm mục đích cân bằng cam kết thƣơng mại với các nƣớc bị ảnh hƣởng

Trong thực tiễn, biện pháp chống trợ cấp đƣợc các quốc gia nhập khẩu áp dụng ít hơn nhiều so với biện pháp chống bán phá giá và nhiều hơn so với biện pháp tự vệ.

1.3.2.2. Các biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu.

Ở Việt Nam, khi áp dụng biện pháp chống trợ cấp ngƣời ta hay gọi là “ vụ kiện” chống trợ cấp. Đây thực chất là một quy trình Kiện - Điều tra – Kết luận - Áp dụng biện pháp chống trợ cấp ( còn gọi là biện pháp đối kháng) mà nƣớc nhập khẩu tiến hành đối với một loại hàng hóa nhập khẩu từ một nƣớc nhất định khi có những nghi ngờ rằng hàng hóa đƣợc trợ cấp (trừ trợ cấp đèn xanh) và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tƣơng tự của nƣớc nhập khẩu. Trên thực tế, đây không phải thủ tục tố tụng tại Tòa án mà là một thủ tục hành chính và do cơ quan hành chính nƣớc nhập khẩu thực hiện. Thủ tục này liên quan đến một bên là ngành sản xuất nội địa và một bên là các nhà sản xuất, xuất khẩu nƣớc ngoài. Khác với thủ tục kiện chống bán phá giá, kiện chống trợ cấp liên quan đến cả Chính phủ nƣớc xuất khẩu (vì liên quan đến khoản trợ cấp). Thủ tục, trình tự kiện chống trợ cấp gần tƣơng tự với thủ tục, trình tự kiện chống bán phá giá. Thủ tục này đƣợc quy định gần giống thủ tục tố tụng tại Tòa án (nên thƣờng đƣợc gọi là “vụ kiện”). Khi cơ quan hành chính ra quyết định cuối cùng về việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp

29

chống trợ cấp, các bên không đồng ý với quyết định này có thể kiện cơ quan này ra Tòa án có thẩm quyền của nƣớc nhập khẩu hoặc khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền của WTO.

Theo quy định của WTO, để chống lại viêc trợ cấp hàng hóa nhập khẩu, các nƣớc nhập khẩu có thể sử dụng ba nhóm biện pháp: các biện pháp tạm thời, đánh thuế đối kháng chống trợ cấp và biện pháp cam kết.

Các biện pháp tạm thời

Theo Khoản 2 Điều 17 SCM, các biện pháp tạm thời đƣợc thể hiện dƣới hình thức thuế đối kháng tạm thời thông qua việc bảo đảm bằng việc đặt cọc tiền mặt tƣơng đƣơng với giá trị trợ cấp đƣợc tạm tính. Theo đó, chủ thể kinh doanh có hàng bị nghi là đƣợc trợ cấp phải đóng một khoản tiền mặt tƣơng đƣơng giá trị tạm tính đối với lô hàng hóa bị nghi là đƣợc trợ cấp.

Ngoài ra, Điều 17 SCM còn quy định một số nguyên tắc áp dụng các biện pháp tạm thời nhƣ sau:

(i) Các biện pháp tạm thời chỉ đƣợc áp dụng khi: Việc điều tra đƣợc bắt đầu tiến hành phù hợp với các quy định của Điều 11, đã có thông báo công khai về việc điều tra này và các Thành viên và các bên quan tâm đã đƣợc tạo cơ hội thích đáng dể cung cấp thông tin và nhận xét; đã xác định sơ bộ rằng có tồn tại trợ cấp và việc nhập khẩu đƣợc trợ cấp đã gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nƣớc; và cơ quan có thẩm quyền liên quan cho rằng các biện pháp đó là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại xảy ra trong quá trình điều tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(ii) Các biện pháp tạm thời không đƣợc áp dụng trƣớc quá 60 ngày, kể từ ngày bắt đầu điều tra và chỉ đƣợc giới hạn trong thời gian ngắn nhất có thể, không vƣợt quá bốn tháng;

(iii) Việc áp dụng các biện pháp tạm thời phải đƣợc tuân thủ các quy định về áp dụng thuế đối kháng (thuế chống trợ cấp).

30

Biện pháp cam kết

Theo Điều 18 SCM, Cam kết là việc Chính phủ của nƣớc xuất khẩu chấp nhận xóa bỏ hay hạn chế trợ cấp hoặc có những biện pháp khác có cùng kết quả; hoặc doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu chấp nhận xóa bỏ hay hạn chế trợ cấp hoặc có những biện pháp khác có cùng kết quả; hoặc doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa đồng ý tăng giá sản phẩm nhập khẩu sao cho Cơ quan điều tra của nƣớc nhập khẩu thấy rằng biện pháp trợ cấp không còn gây ra thiệt hại. Theo đó, quá trình điều tra có thể bị đình chỉ hay chấm dứt mà không áp dụng các biện pháp tạm thời hay thuế đối kháng khi cơ quan điều tra nhận đƣợc cam kết này.

Mặc dù cam kết đƣợc đƣa ra từ phía Chính phủ hoặc nhà sản xuất của nƣớc xuất khẩu nhƣng cam kết đó chỉ đƣợc thực hiện khi Chính phủ nƣớc nhập khẩu chấp thuận. Nhƣ vậy, việc áp dụng cam kết là theo ý chí của các bên nên thực tiễn cho thấy đây là một biện pháp rất đáng đƣợc chú trọng áp dụng vì nó dung hòa đƣợc lợi ích cho các bên tham gia vào vụ kiện chống trợ cấp.

Đánh thuế đối kháng chống trợ cấp

Từ định nghĩa về trợ cấp, WTO đƣa ra định nghĩa về thuế chống trợ cấp (hay còn gọi là thuế đối kháng) “là một khoản thuế đặc biệt nhằm mục đích bồi hoàn cho khoản trợ cấp đã được cung cấp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình chế tác, sản xuất hoặc xuất khẩu của bất kỳ loại hàng hoá nào”. Đây là định nghĩa chặt chẽ về mặt luật pháp và thƣờng đƣợc các nƣớc chấp nhận.

Thuế chống trợ cấp là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thƣờng) đánh vào sản phẩm nƣớc ngoài đƣợc trợ cấp vào nƣớc nhập khẩu. Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sản xuất xuất khẩu nƣớc ngoài đƣợc trợ cấp (thông qua thủ tục điều

31

tra chống trợ cấp do nƣớc nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nƣớc ngoài đã thực hiện việc trợ cấp. Nếu nƣớc nhập khẩu chứng minh là lƣợng hàng hoá vào thị trƣờng của họ tăng nhanh do đƣợc trợ cấp từ nƣớc xuất khẩu, thì họ sẽ áp đặt một mức thuế đủ để làm mất sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu, giúp loại bỏ đối thủ cạnh tranh mạnh đối với các nhà sản xuất kinh doanh trong nƣớc. Thuế chống trợ cấp thƣờng tập trung trong một số ngành nhất định: ngành có công nghệ thấp; ngành sản xuất những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh (hàng nông sản, hàng dệt may, sản phẩm của ngành công nghiệp dựa trên lợi thế tự nhiên...); sản phẩm sắt thép. Các sản phẩm phức tạp, có công nghệ cao, mặc dù đƣợc trợ cấp khá nhiều, nhƣng hầu nhƣ không bị đánh thuế chống trợ cấp.

Các khoản từ 3 đến 6 của Điều VI Hiệp định GATT 1947, quy định một số nguyên tắc áp dụng thuế đối kháng nhƣ sau:

(i) Mức thuế đối kháng bị đánh đối với hàng hóa nhập khẩu không đƣợc cao hơn mức tƣơng ứng với khoản trợ cấp;

(ii) Thuế đối kháng không đƣợc áp dụng đối với sản phẩm hàng hóa đã đƣợc miễn thuế;

(iii) Không một sản phẩm nào cùng một lúc phải chịu thuế bán phá giá và thuế đối kháng cho cùng một hoàn cảnh bán phá giá hay trợ cấp xuất khẩu.

Việc đánh thuế chống trợ cấp vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Tác động tích cực thể hiện ở việc hạn chế hàng nhập khẩu, bảo vệ lợi ích cho các nhà sản xuất trong nƣớc, đồng thời có tác động răn đe đối với chính phủ khi trợ cấp và với doanh nghiệp nƣớc ngoài khi định giá vì một khi biết chắc chắn hàng hoá đƣợc trợ cấp sẽ bị đánh thuế chống trợ cấp thì nƣớc xuất khẩu có thể sẽ không tiến hành trợ cấp nữa và doanh nghiệp đƣợc trợ cấp sẽ tự động nâng giá bán hàng hoá lên ngang bằng với mức giá chƣa có trợ cấp.

32

Tác động tiêu cực của việc đánh thuế chống trợ cấp đƣợc thể hiện ở việc ngƣời tiêu dùng trong nƣớc bị thiệt vì không đƣợc hƣởng khoản trợ cấp của chính phủ nƣớc ngoài khi đƣợc mua sản phẩm với giá rẻ; việc đánh thuế chống trợ cấp tiêu tốn khoản kinh phí, ngân sách không nhỏ của Chính phủ trong khi nguồn thu từ việc đánh thuế thƣờng không lớn và chỉ có vai trò thứ yếu. Bên cạnh đó, thuế chống trợ cấp là loại thuế đánh vào biện pháp trợ cấp đƣợc một chính phủ nƣớc ngoài thực hiện rất dễ gây phản ứng tiêu cực từ nƣớc áp dụng trợ cấp.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 29)