Tiến hành điều tra

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 71)

Việc điều tra hành vi trợ cấp đƣợc thực hiện theo các quy định nhƣ sau:

Thứ nhất, nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp chủ yếu tập trung vào hai vấn đề chính: Xác định mức độ trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và xác định thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nƣớc. Trong đó, vấn đề xác định mức độ trợ cấp đối với

66

hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã đƣợc phân tích ở mục 2.1 của luận văn. Còn việc xác định thiệt hại và đe dọa gây ra thiệt hai cho ngành sản xuất trong nƣớc phải trên cơ sở xem xét các dấu hiệu thiệt hại quy định tại Điều 15 Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 sau đây:

(i) Số lƣợng, khối lƣợng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu đƣợc hƣởng trợ cấp đã và đang tăng lên đáng kể do giá bán thấp làm giảm thị phần của ngành sản xuất trong nƣớc, thay đổi cơ cấu tiêu thụ, giảm năng suất của ngành sản xuất trong nƣớc;

(ii) Giá hàng hóa nhập khẩu thấp do đƣợc hƣởng trợ cấp dẫn đến giá hàng hóa do ngành sản xuất trong nƣớc bị giảm theo;

(iii) Tác động của hàng hóa nhập khẩu đƣợc trợ cấp đối với các yếu tố về chỉ số kinh tế, năng suất, lợi nhuận của ngành sản xuất trong nƣớc;

(iv) Tác động của hàng hóa nhập khẩu đƣợc trợ cấp trong tƣơng quan với sản lƣợng của sản phẩm tƣơng tự sản xuất trong nƣớc. Trƣờng hợp việc xác định đó không thực hiện đƣợc thì tác động này đƣợc đánh giá thông qua việc xem xét sản lƣợng của một nhóm sản phẩm nhất định hoặc một sản phẩm trong phạm vi hẹp nhất của sản phẩm tƣơng tự sản xuất trong nƣớc.

Thứ hai, theo Điều 16 Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 thì trƣớc khi điều tra và trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra có thể tổ chức tham vấn với các bên liên quan đến quá trình điều tra để tạo điều kiện cho các bên trình bày ý kiến và cung cấp thông tin cần thiết.

Thứ ba, cơ quan điều tra chịu trách nhiệm giữ bí mật thông tin đƣợc cung cấp khi nhận đƣợc yêu cầu thỏa đáng của các bên liên quan đến quá trình điều tra và yêu cầu các bên này cung cấp tóm tắt thông tin cần giữ bí mật. Mặt khác, các bên liên quan đến quá trình điều tra đƣợc phép tiếp cận các thông tin đã cung cấp cho cơ quan điều tra, trừ thông tin cần giữ bí mật.

67

Thứ tư, việc tiến hành điều tra phải khẩn trƣơng, nhanh chóng. Theo thông lệ chung thì thời gian mƣời hai tháng là đủ để cơ quan điều tra có thể xem xét các vấn đề về nội dung điều tra. Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 cũng đƣa ra quy định cụ thể về thời hạn điều tra là 12 tháng trừ trƣờng hợp đặc biệt, Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng có thể quyết định gia hạn điều tra nhƣng không quá 06 tháng. Quy định về thời hạn này cũng phù hợp với SCM.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)