Ra quyết định điều tra và thông báo điều tra

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 70)

(i) Đối với trƣờng hợp không có cá nhân, tổ chức nào yêu cầu nhƣng có dấu hiệu về trợ cấp hàng nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra

65

thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nƣớc thì Bộ trƣởng bộ Công Thƣơng ra quyết định giao cho cơ quan điều tra tiến hành lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp để Bộ trƣởng xem xét và ra quyết định điều tra. Thời hạn nộp hồ sơ là sáu tháng.

(ii) Đối với trƣờng hợp có ngƣời yêu cầu, thì sau khi nhận đƣợc hồ sơ nếu xét thấy chƣa đầy đủ nội dung quy định tại Điều 9, Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 thì cơ quan điều tra trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung. Thời hạn bổ sung tối thiểu là 30 ngày, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đƣợc yêu cầu bổ sung hồ sơ nhận đƣợc thông báo đề nghị bổ sung. Nhƣ vậy, quy định này đã góp phần tạo điều kiện về thời gian cho đại diện các ngành sản xuất trong nƣớc tìm kiếm thu nhập thông tin để phục vụ cho việc chứng minh cho yêu cầu của mình là chính đáng.

Sau khi nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan điều tra có trách nhiệm tiến hành thẩm định hồ sơ. Nội dung thẩm định gồm: xác định tƣ cách đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nƣớc của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 và xác định bằng chứng về việc có trợ cấp vào Việt Nam hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nƣớc. Quy định nhƣ vậy là hoàn toàn phù hợp với quy định của nhiều nƣớc trên thế giới và phù hợp với quy định của SCM.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 70)